Bạn đã bao giờ nghe nói đến đường cỏ ngọt, công dụng và cách chế biến loại đường này chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn.
So với các loại đường mía hay đường hóa học hằng ngày chúng ta sử dụng, đường cỏ ngọt có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều. Hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu chi tiết về loại đường này để xem những ưu điểm vượt trội đó là gì nhé.
Đường cỏ ngọt là gì?
Đường cỏ ngọt có tên tiếng Anh gọi là Stevia, là loại đường được làm từ cây cỏ ngọt, chúng được sản xuất và đưa vào sử dụng lần đầu tại các nước châu Mỹ Latinh như Brazil và Paraguay. Hiện nay, loại đường này được cấp phép an toàn bởi cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).
Được sản xuất từ thực vật 100% vì thế đường cỏ ngọt tốt hơn đối với các loại đường khác. Chúng thường được nhiều người sử dụng, đặc biệt là những người bị tiểu đường hoặc đang trong chế độ ăn ít ngọt.
Đặc tính ưu việt của loại đường này nằm ở độ ngọt cao hơn gấp 30 – 150 lần so với các loại đường nhân tạo và có độ cháy, độ pH cố định. Ngoài ra, loại đường này cũng được bảo quản rất dễ dàng vì chúng không bị lên men.
Hiện nay, đường cỏ ngọt được sử dụng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới như: Châu Âu, Nam Mỹ, Trung Quốc và cả Việt Nam.
Đường cỏ ngọt bao nhiêu calo?
Theo USDA trong 1g đường cỏ chứa 0 calo. Ngoài ra, chúng còn có một số thành phần chính như:
- 0g chất béo
- 0mg natri
- 1g carbohydrate
- 0g chất xơ
- 0g chất đạm
Công dụng của đường cỏ ngọt
Thỏa mãn hảo ngọt của con người mà không tăng đường huyết, không sinh calo
Đường cỏ ngọt có vị ngọt cao hơn gấp nhiều lần so với các loại đường kính thông thường. Các glycoside diterpene có trong lá cỏ ngọt mang lại vị ngọt tự nhiên và không bị thuỷ phân hoặc hấp thụ qua đường tiêu hoá từ đó không gây tăng đường huyết.
Loại đường này rất thích hợp cho những người bệnh tiểu đường cũng như người ăn kiêng có thể thoải mái ăn ngọt mà không sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Giúp hạ đường huyết
Đường cỏ ngọt được nghiên cứu còn giúp chúng ta giảm nhẹ và ổn định chỉ số đường huyết nhờ tăng tiết insulin, tăng dự trữ đường cho gan, tăng dung nạp glucose ở tế bào cũng như giảm chỉ số HbA1c.
Giảm cholesterol máu
Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy, tổng lượng cholesterol xấu (LDL) và triglycerid giảm đáng kể trong khi lượng cholesterol tốt (HDL) lại tăng lên sau 1 tháng sử dụng đường cỏ ngọt.
Ngoài ra, đường cỏ ngọt còn có nhiều công dụng khác như lợi tiểu, tiêu khát và hạ huyết áp.
Cách sử dụng đường cỏ ngọt
Đường cỏ ngọt có thể dùng thay thế cho các loại đường thông thường trong bữa ăn hằng ngày, dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
– Sử dụng để làm gia vị chế biến các món ăn.
– Pha cà phê, sinh tố trái cây hay pha trà cỏ ngọt.
– Rắc lên sữa chua không đường.
– Rắc lên bánh ngọt khi nướng.
– Làm kẹo, bánh, mứt,…
Vì sao nên sử dụng đường cỏ ngọt?
Như đã biết, đường cỏ ngọt hoàn toàn không chứa calo và carbs lại có vị ngọt tự nhiên nên chúng rất phù hợp sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có ý định giảm cân.
Một thử nghiệm của tổ chức Society for Biomedical Diabetes Research (SBDR) cho thấy, đường cỏ ngọt có công dụng cải thiện huyết áp và đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường.
Ở một số quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore,… đường cỏ ngọt còn được sử dụng để hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp giảm cân. Tuy được chứng minh là an toàn cho những người bị tiểu đường thế nhưng bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng.
Quy trình tách chiết đường cỏ ngọt từ lá cỏ ngọt
Bước 1: Làm khô
Sử dụng 1 trong 2 phương pháp là phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng lò sấy nhằm giúp giảm được độ ẩm trong nguyên liệu cũng như bảo quản được lâu hơn.
Bước 2: Nghiền, xay mịn
Người ta nghiền nhỏ lá cây sau đó nén chặt và bảo quản trong túi nilon để tránh hút ẩm. Do phần thân cây có ít chất ngọt nên sẽ được ủ để dùng làm phân hữu cơ.
Bước 3: Chiết, tách ly
Hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất để chiết, tách đó chính là chiết tách bằng cồn (ethanol) và chiết tách bằng CO2 siêu tới hạn.
Phương pháp chiết tách bằng cồn ethanol: Sử dụng dung môi ở nhiệt độ từ 2 – 6 độ C để tách các cao phân tử không mong muốn như lipit hay các hợp chất đắng để thu được các glucoside ngọt.
Phương pháp CO2 siêu tới hạn: CO2 được nâng lên điều kiện siêu tới hạn khoảng áp suất 72,9 bar bởi bộ tạo áp lực. Sau đó CO2 này được dẫn vào bồn chứa nguyên liệu.
Bằng phương tiện trao đổi nhiệt, các khí ngưng tụ sẽ tạo thành dòng chất lỏng giàu chất ngọt. Sau đó, những chất lỏng này được nén để tách và thu lấy chất ngọt.
Bước 4: Chưng cất
Giai đoạn chưng cất 1: Người ta đun cách thủy để loại bỏ tạp chất ethanol còn sót lại trong quá trình chiết tách do ethanol nhẹ hơn nước nên dễ bay hơi.
Giai đoạn chưng cất 2: Giai đoạn này dùng để loại bỏ dung môi ether dầu bằng phương pháp đun cách thủy bởi vì tương tự như ethanol, ether dầu có nhiệt độ sôi và khối lượng riêng thấp hơn nước nên sẽ dễ bay hơi.
Bước 5: Kết tủa Stevioside thô
Phương pháp sử dụng dung môi methanol: Để kết tinh stevioside về dạng rắn. Tuy nhiên, nhược điểm khi sử dụng methanol là nó có hại cho sinh lý của con người nên không được sử dụng trong chế biến thành đường thực phẩm.
Phương pháp sử dụng các muối hóa trị 2 và 3: Dịch chiết chứ stevioside sẽ được xử lý bằng cách muối có hóa trị 2 và 3 như: canxi hydroxit, canxi clorua, canxi oxit, muối nhôm hay muối sắt, bằng việc duy trì độ pH từ 8 – 10 trong 2 – 5 phút sẽ thu được kết tủa.
Bước 6: Cô đặc
Người ta sử dụng phương pháp cô đặc bốc hơi để nâng cao nồng độ chất khô nhằm chuẩn bị cho công đoạn sấy đồng thời loại bỏ methanol một cách triệt để.
Bước 7: Sấy phun
Người ta sẽ sử dụng máy sấy phun hình nón để làm khô sản phẩm, tạo ra sản phẩm dạng bột như mong muốn.
Đường cỏ ngọt mua ở đâu?
Bạn có thể tìm mua đường cỏ tại các chợ, siêu thị lớn hoặc các trang thương mại điện tử.
Đường cỏ hiện nay được bán dưới 2 dạng:
– Đường cỏ dạng hạt: 100.000 – 170.000 đồng/100g.
– Đường cỏ dạng nước: 180.000 – 275.000/50ml
Vừa rồi Thcslytutrongst.edu.vn đã chia sẻ đến bạn tất tần tật về đường cỏ ngọt, một loại đường tốt cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Thcslytutrongst.edu.vn