Bạn hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu về marjoram là gì? Những lợi ích và tác dụng đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây nhé!
Marjoram được biết đến là một loại thảo mộc có thể dùng trong y học và chế biến món ăn. Chính vì vậy, hôm nay Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích về marjoram cùng như lợi ích và tác dụng của nó đối với sức khỏe của chúng ta nha!
Marjoram là gì?
Marjoram còn có tên gọi khác là kinh giới ngọt và tên khoa học là Origanum majorana, đây là một loại thảo mộc thuộc họ bạc hà và được trồng phổ biến ở khu vực Địa Trung Hải, Tây Á và Bắc Phi.
Marjoram có thân thẳng đứng, lá hình trứng hoặc thuôn dài với chiều dài khoảng 0.5 – 1.5cm và chiều rộng khoảng 0.2 – 0.8cm, gốc được phân bổ ra rất nhiều và ăn sâu vào lòng đất. Lá có bề mặt mịn vì có nhiều lông tơ và vị ngọt, thơm mùi cam quýt và có hương vị nhẹ hơn với oregano (một dạng kinh giới khác).
Khi marjoram được sấy khô thường hương vị nồng hơn so với dạng tươi nhưng chúng vẫn được sử dụng phổ biến để pha trà hoặc trong chế biến thức ăn nhằm tăng thêm hương vị cho món súp và các món thịt hay trang trí lên món salad để trông hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, marjoram còn được sử dụng dưới dạng chiết xuất với độ tinh khiết khác nhau phụ thuộc vào phương thức chiết xuất của nhà sản xuất.
Thành phần dinh dưỡng của marjoram
Trong 100gr marjoram gồm các chất dinh dưỡng sau:
- 271 calo năng lượng,
- 7.64gr nước,
- 60.56gr carbohydrate
- 12.66gr chất đạm
- 7.04gr chất béo
- 40.3gr chất xơ
- 51.4mg vitamin C
- 1.69mg vitamin E
- 0.316mg vitamin B2
- 1.19mg vitamin B6
- 4.12mg vitamin B3
- 405mrg vitamin A
- 621.7mrg vitamin K
Ngoài ra, trong Marjoram còn chứa một số khoáng chất như 1990mg canxi, 1522mg kali, 306mg phốt pho, 346mg magie,…
Lợi ích của marjoram
Theo Daniel Preiato RD, CSCS, marjoram có một số lợi ích sau:
Chống oxy hóa và chống viêm
Trong marjoram chứa một số hợp chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa như carvacrol có tác dụng ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào do các gốc tự do gây ra.
Như các bạn đã biết, triệu chứng viêm là một hình thức phản ứng bình thường của cơ thể nhưng khi xảy ra viêm mãn tính thì cũng đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư, tiểu đường và rối loạn tự miễn dịch. Chính vì vậy, marjoram giúp giảm viêm và phòng ngừa được các bệnh này.
Hỗ trợ giảm các vấn đề về tiêu hóa
Marjoram từ lâu đã được sử dụng trong các y học với tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là bệnh loét dạ dày và một số bệnh do thực phẩm gây ra.
Theo một nghiên cứu về sáu loại thảo mộc cho thấy marjoram có tác dụng chống lại Clostridium perfringens – một mầm bệnh phổ biến do thực phẩm gây ra.
Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố
Các chuyên gia nghiên cứu đã chứng minh được marjoram có tác dụng hỗ trợ cân bằng nội tiết tố ở người phụ nữ. Cho nên, uống trà hoặc sử dụng chiết xuất từ marjoram đều có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và cân bằng lượng hormone ở phái nữ, thậm chí độ nhạy insulin.
Ngoài ra, chiết suất marjoram còn được sử dụng trong thuốc dùng để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – dấu hiệu liên quan đến rối loạn nội tiết tố như kinh nguyệt không đều và mụn trứng cá.
Có đặc tính kháng khuẩn
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chiết xuất từ marjoram được pha loãng trước khi dùng hỗn hợp này để điều trị bệnh nhiễm nấm hoặc được sử dụng để ức chế sự phát triển của các vi khuẩn sinh sôi quá mức trong đường ruột.
Ngoài ra, chiết xuất từ loại thảo mộc này còn được tận dụng để làm ra thuốc trừ sâu tự nhiên, có lợi cho các loại cây lương thực để phòng ngừa sâu bọ tấn công.
Dễ dàng thêm vào khi nấu ăn
Marjoram còn được xem là một loại gia vị được dùng với liều lượng nhỏ để sử dụng chế biến món ăn, uống trà và là một thành phần của thực phẩm chức năng.
Bạn hòa tan 1 muỗng canh marjoram ở dạng khô với 1 muỗng canh dầu ăn rồi dùng hỗn hợp này để ướp rau và thịt.
Bên cạnh đó, thay vì sử dụng marjoram bạn có thể dùng một số loại thảo mộc cũng rất được ưa chuộng như oregano (sử dụng liều lượng ít hơn marjoram vì nó có hương vị nồng hơn) hay cỏ xạ hương và xô thơm (dùng theo tỷ lệ 1:1 đối với marjoram).
Tác dụng phụ của marjoram
Theo nhiều nghiên cứu trên trang RxList.com – một nguồn thông tin y tế trực tuyến về thuốc kê đơn của Hoa Kỳ thì marjoram có một số tác dụng phụ sau:
Biến chứng thai kỳ
Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế sử dụng marjoram vì nó sẽ ảnh hưởng đến các hormone sinh sản và kinh nguyệt khác nhau hoặc gây ra tác dụng phụ tiêu cực trong thai kỳ.
Có thể ảnh hưởng đến đông máu
Việc bổ sung marjoram có thể dẫn đến ức chế đông máu.
Theo kết quả nghiên cứu phân tích 20 loại thảo mộc đã xác định rằng marjoram làm cản trở sự hình thành tiểu cầu – yếu tố chính của quá trình đông máu và ảnh hưởng liên quan đến bất cứ ai dùng thuốc làm loãng máu.
Có thể tương tác với một số loại thuốc
Marjoram có khả năng tương tác với một số loại thuốc, như chất làm loãng máu và thuốc chống đông máu làm tăng nguy cơ chảy máu.
Ngoài ra, nó còn tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường bằng cách giảm lượng đường trong máu dẫn đến mức thấp nguy hiểm. Vì thế, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Marjoram.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin và hiểu hơn về marjoram cũng như lợi ích và tác dụng của nó trong đời sống của chúng ta.
Thcslytutrongst.edu.vn