Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc (4 Mẫu) Việt Bắc của Tố Hữu tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lập dàn ý khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu bao gồm 4 mẫu chi tiết và ngắn gọn. Qua dàn ý khổ 5 Việt Bắc các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích đầy đủ các ý.
Khổ 5 bài thơ Việt Bắc giúp chúng ta cảm nhận được tình cảm da diết, chân tình với cách mạng của những tấm lòng yêu nước. Đoạn thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi những ngôn từ nhẹ nhàng, da diết có chút hóm hỉnh của nhà thơ Tố Hữu. Bên cạnh đó các bạn xem thêm dàn ý tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc.
Dàn ý cảm nhận khổ 5 bài thơ Việt Bắc
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả :
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam . Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng , những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ.
2. Thân bài
a) Giới thiệu bài thơ và đoạn thơ :
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tháng 10/1954, trung ương Đảng, chính phủ và Hồ Chủ tịch từ giã Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội. Một trang lịch sử mới của dân tộc đã mở ra. Tố Hữu là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Sự kiện lịch sử đó đã mang lại cho Tố Hữu cảm xúc để viết nên bài thơ Việt Bắc .
Đoạn thơ trong đề bài thuộc phần lời thơ của người cán bộ cách mạng về xuôi trả lời người Việt Bắc. Toàn bộ đoạn thơ thể hiện tình cảm thương nhớ của người cán bộ cách mạng đối với cảnh vật, con người, kỷ niệm ở Việt Bắc trong những năm kháng chiến vừa qua.
b) Phân tích:
– Trước hết, đó là tình cảm thương nhớ đối với kỷ niệm những ngày tháng đồng cam cộng khổ (4 câu đầu).
- Từ xưng hô “mình, ta” : thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người cán bộ cách mạng và Việt Bắc.
- Ta đi ta nhớ, mình đây ta đó : kết cấu đối xứng thể hiện giọng thơ rắn rỏi, nói lên tình cảm gắn bó tha thiết, nhớ thương của người cán bộ đối với Việt Bắc.
- Đắng cay, ngọt bùi : từ ngữ tương phản nói lên kỷ niệm phong phú, sâu sắc của cán bộ trong những tháng ngày gian khổ nơi Việt Bắc và với người dân Việt Bắc.
- Chia, sẻ, đắp cùng : những động từ bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt Bắc và cách mạng.
– 2 câu tiếp : Trong nỗi nhớ của người cán bộ, hình ảnh người dân Việt Bắc hiện lên chân thật và đầy xúc động với hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng / địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”. Đó là người lao động nghèo khổ, neo đơn nhưng dạt dào ân tình với cách mạng, không ngại vất vả, cực khổ lao động góp phần tạo nên lương thực cho cách mạng nuôi quân. Hình ảnh thơ giàu sức gợi, phản ánh tình cảm sắc son của đồng bào dân tộc đối với cách mạng.
- Nắng cháy lưng : hình ảnh hiện thực có sức gợi thời tiết khắc nghiệt, qua đó nói lên sự vất vả, gian khổ.
- Địu con lên rẫy : lời thơ giản dị, cũng là hình ảnh hiện thực, gợi lên hoàn cảnh neo đơn của người mẹ dân tộc.
- Từ đó tình cảm sắc son cao đẹp của người dân tộc đối với cách mạng càng hiện lên rõ nét.
-4 câu tiếp theo : Con người và cảnh vật gắn bó với nhau. Nhớ về con người Việt Bắc, người cán bộ cách mạng lại nhớ trở lại những kỷ niệm gắn bó ở Việt Bắc. Đó là kỷ niệm với những lớp học bình dân học vụ (lớp học i tờ), những đêm liên hoan văn nghệ giữa núi rừng, những ngày tháng công tác ở cơ quan, gian nan nhưng lạc quan, đầy ắp yêu thương với tiếng hát , tiếng ca vang dội cả núi rừng.
- Đồng khuya đuốc sáng : lời thơ gợi lên hình ảnh những đêm liên hoan văn nghệ, vui vẻ tưng bừng nơi rừng núi.
- Ca vang núi đèo : lời thơ mang tính chất ẩn dụ, phản ánh tinh thần lạc quan, tình cảm đoàn kết gắn bó giữa cách mạng và người dân Việt Bắc.
– 2 câu cuối : cảnh vật Việt Bắc với nét gợi cảm trong buổi chiều và đêm tối, hiện lên sống động, tha thiết trong nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi.
- Từ nghi vấn “sao” kết hợp với “nhớ” làm cho giọng thơ trở nên tha thiết, phù hợp với tâm trạng của người cán bộ cách mạng về xuôi.
- Rừng chiều, suối xa : hình ảnh thơ gợi lên khung cảnh trữ tình, gợi cảm của núi rừng Việt Bắc.
- Cảnh vật được mô tả với chi tiết về âm thanh (tiếng mỏ, chày đêm nện cối) thể hiện khung cảnh đặc trưng của núi rừng. Am thanh vang vọng gợi tới những ký ức xa xôi nhưng tha thiết và đầy ám ảnh trong tâm tư của những kẻ chia li.
– Xuyên suốt phần thơ là sự hiện diện của điệp từ “nhớ” được sử dụng 5 lần, trong đó 3 lần được kết hợp với từ “sao” đã tạo nên giọng thơ đầy ắp cảm xúc, đầy ắp nhớ thương ở người cán bộ ra đi.
c) Đánh giá :
– Về nội dung : cả phần thơ là một khúc tình ca tha thiết thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với cảnh vật và con người Việt Bắc. Nó có cội nguồn sâu xa từ tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam. Phần thơ khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu : Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống yêu nước quý báu, anh hùng, bất khuất, nhân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.
– Về nghệ thuật :
- Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại đối đáp với nhau. Nhưng ở đây, cấu tứ đó được thể hiện một cách gián tiếp qua việc sử dụng từ “mình, ta” trong lời của người cán bộ cách mạng.
- Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp điệu uyển chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư.
- Về ngôn ngữ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, suy nghĩ của bản thân về bài thơ Việt Bắc nói chung và đoạn 5 nói riêng
Đây chỉ là một đoạn thơ 12 câu trong tổng số 150 câu của bài thơ nhưng những thành công của nó về nội dung và nghệ thuật có thể xem là tiêu biểu cho giá trị của cả bài thơ. Mỗi câu thơ, lời thơ của đoạn thơ này một khi đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc sẽ tạo nên được những rung động, những nghĩ suy để nhớ mãi lời nhắn nhủ về ân tình thủy chung, đoàn kết gắn bó giữa cách mạng và nhân dân như ý nghĩa sâu xa của thông điệp mà Tố Hữu muốn nhắn gửi trong bài thơ này.
Lập dàn ý khổ 5 Việt Bắc
.1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
– Khái quát nội dung khổ 5: Nỗi nhớ về những kỉ niệm ấm áp.
2. Thân bài:
a. Khái quát chung:
– Hoàn cảnh sáng tác: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Vào tháng 10 – 1954 cơ quan trung ương Đảng chính phủ chuyển từ Việt Bắc đến thủ đô hoa vàng.
– Chủ đề: Bài thơ vừa là bản hùng ca ngợi ca một giai đoạn lịch sử hào hùng của cả dân tộc, vừa là bản tình ca tươi xanh ngợi ca nghĩa tình cách mạng.
b. Phân tích khổ 5:
– “Nhớ gì như nhớ người yêu”: Nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết giữa người đi – kẻ ở.
– Nhớ những không gian thơ mộng, trữ tình: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”.
– Nhớ những không gian đầm ấm, yêu thương: “Nhớ từng bản khói cùng sương/ Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”:
- Là những bản làng đơn sơ chìm khuất trong khói chiều sương núi.
- Là ánh lửa nhà sàn ấm áp, phản chiếu bóng dáng người thương vẫn đi về khuya sớm.
– Nhớ những không gian quen thuộc, bình dị: “Nhớ từng rừng nứa, bờ tre/ Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.
– Nhớ những ngày tháng kháng chiến gian khổ mà nghĩa tình: “Ta đi ta nhớ những ngày/ Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi/ Thương nhau chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
– Nhớ về người mẹ Việt Bắc trong công việc lao động hàng ngày: “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
- “Nắng cháy lưng”: Chỉ nỗi vất vả gian lao và sự hi sinh thầm lặng của người mẹ Việt Bắc.
- “Địu con lên rẫy”: Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, đức hi sinh và bản lĩnh kiên cường của người mẹ, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để nuôi con, nuôi bộ đội
– Nhớ về cuộc sống sinh hoạt vui tươi trong những ngày kháng chiến: ” Nhớ sao lớp học i tờ/ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan/ Nhớ sao ngày tháng cơ quan/ Gian nan đời vẫn ca vàng núi đèo”:
- Nhớ không khí của lớp bình dân học vụ, nhớ những đêm liên hoan văn nghệ vui tươi, nhớ những ngày tháng đi công tác với các bạn.
- Nhớ những âm thanh của núi rừng Việt Bắc: “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều/ chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật:
- Giá trị nội dung: Nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
- Giá trị nghệ thuật: Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ, giọng điệu tâm tình, ngọt ngào.
Dàn ý phân tích khổ 5 Việt Bắc
I. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, bài thơ Việt Bắc: Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Việt Bắc (10/1954; in trong tập thơ cùng tên), được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu cho văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
II. Thân bài:
1. Về nội dung:
– Nỗi nhớ của người Cách mạng với đồng bào, với thiên nhiên Việt Bắc được so sánh với nỗi nhớ người yêu: cồn cào, da diết, nồng nàn…
– Nhớ thiên nhiên thanh bình, yên ả, đơn sơ mà thơ mộng.
– Nhớ cuộc sống của đồng bào và chiến sĩ đầy khó khăn gian khổ nhưng nghĩa tình sâu nặng: hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (đắng, cay, ngọt, bùi), cụm động từ (chia củ sắn lùi, sẻ nửa, đắp cùng) diễn tả cảm xúc nhớ thương của người ra đi đối với người ở lại.
2. Về nghệ thuật
– Thể thơ: lục bát truyền thống với cách gieo vần đặc trưng đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm ái..
– Biện pháp tu từ: Điệp từ “nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt đã bộc lộ một cảm xúc thương nhớ dạt dào. Việc liệt kê một loạt những hình ảnh cùng địa danh của Việt Bắc đã khắc họa thật sâu nỗi niềm thương nhớ của một người chiến sĩ – thi sĩ đối với quê hương thứ hai của mình…
– Hình ảnh, ngôn ngữ: giản dị tự nhiên, gần gũi…
III. Kết bài
– Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, là tiếng lòng của nhà thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong kháng chiến.
– Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ dành cho thiên nhiên, nhân dân Việt Bắc không chỉ là tình cảm công dân xã hội mà còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi.
Dàn ý khổ 5 bài Việt Bắc
1. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và khổ 5 bài thơ “Việt Bắc”.
2. Thân bài:
a. Trình bày khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Tố Hữu là nhà văn tiêu biểu của thơ ca cách mạng. Thơ của ông luôn song hành mật thiết với từng chặng đường của cách mạng.
– Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 7 năm 1954 và được đánh giá là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp.
– Khổ thơ thứ 5 của bài thơ “Việt Bắc” là tâm tình của người về xuôi nhớ tới những ân tình cách mạng.
b. Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc:
– Nỗi nhớ núi rừng Việt Bắc của người về xuôi được thể hiện ở 6 câu thơ đầu khổ thơ:
- Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng được so sánh như “nhớ người yêu”.
- Nỗi nhớ bao trùm lên toàn bộ cảnh vật, lên cả thời gian và không gian qua hình ảnh bếp lửa, sớm khuya đi về.
– Nỗi nhớ về những kỉ niệm ở Việt Bắc của người về xuôi:
- Nhớ về những ngày tháng đồng cam cộng khổ, chia nhau củ sắn, bát cơm, chăn đắp.
- Nỗi xót xa về nỗi khổ cơ cực của đồng bào miền núi qua hình ảnh người mẹ địu con bẻ ngô.
- Nỗi nhớ về những năm tháng cơ quan, tiếng hát say sưa yêu đời hòa chung cùng tiết tấu tiếng nhạc “chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
c. Đánh giá:
– Khổ thơ đã thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với cảnh vật và con người và những kỉ niệm cùng với đồng đội khi còn ở Việt Bắc.
– Nhịp điệu hài hòa, uyển chuyển, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng đi sâu vào tâm trí người đọc, thể hiện tài năng sáng tác của Tố Hữu.
3. Kết bài:
– Khái quát lại nội dung khổ 5 bài thơ “Việt Bắc”.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc (4 Mẫu) Việt Bắc của Tố Hữu tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.