Bạn đang xem bài viết Bộ câu hỏi tìm hiểu phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước 2023 Câu hỏi trắc nghiệm về phòng chống tai nạn thương tích tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ câu hỏi tìm hiểu phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước 2023 gồm 2 bộ câu hỏi, cung cấp cho các em những thông tin bổ ích, những kỹ năng và các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước.
Mỗi dịp nghỉ hè lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn thương tích, đuối nước. Vì vậy, hãy trang bị cho các em các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân. Với 2 bộ câu hỏi dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn, mời các em cùng tải miễn phí bài viết:
Bộ câu hỏi tìm hiểu kỹ năng phòng chống đuối nước
1. Đối với những trẻ em biết bơi rồi thì dễ có thể bị đuối nước không?
Trả lời: Trẻ em biết bơi vẫn dễ có thể bị đuối nước vì nhiều nguyên nhân như chuột rụt khi đang bơi vì không khởi động kỹ trước khi bơi, gặp nước chảy xiết bị cuốn đi, bất ngờ trượt chân ngã xuống nước hoặc bị bạn bè xô ngã đều có thể khiến trẻ em biết bơi nhưng không phản ứng kịp dẫn đến đuối nước.
2. Thời điểm nào là lúc mà nước sông dâng lên cao khiến cho khi trẻ xuống dưới nước bơi rất có thể xảy ra tình trạng đuối nước?
Trả lời: Thời điểm về đêm hoặc khi trời mưa, đường trơn hoặc do mương cống có nhiều rác rưởi nên nước không thoát ra sông được đều có thể khiến nước sông dâng cao, trẻ xuống dưới nước bơi rất có thể xảy ra tình trạng đuối nước.
Ngoài ra vào mùa mưa lũ hoặc vào thời điểm những tháng cuối năm, do ảnh hưởng những con nước rong vào những ngày (mùng 3, mùng 4 và 17, 18 âm lịch) thì mực nước sông cũng dâng cao hơn.
3. Cần làm gì để dạy cho trẻ cách thoát thân khi bị đuối nước?
Trả lời:
Bước 1: Dặn trẻ nhắm mắt, ngậm miệng và nín thở để không bị sặc nước vào phổi, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
Bước 2: Thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước từ đó trở về tư thế bán an toàn (đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu).
Bước 3: Khi cơ thể đã nổi được trên mặt nước, dặn trẻ dùng tay hoặc chân làm mái chèo quạt nước để đầu nhô lên.
Bước 4: Khi thực hiện bất kì chuyển động nào trên mặt nước cũng phải nhớ há miệng to thở vào nhanh và sâu. Còn dưới nước thì phải ngậm miệng, thở ra bằng mũi từ từ hoặc bằng mồm. Bất cứ khi nào nhô lên được mặt nước thì hãy cố gắng ra tín hiệu để cầu cứu người đến giúp.
Tránh việc vùng vẫy và thở dưới nước sẽ nhanh khiến bản thân bị ngạt nước nhanh hơn và khó có thể nổi lên mặt nước.
4. Khi chúng ta thấy trẻ bị đuối nước, chúng ta sẽ làm gì?
Trả lời: Trong trường hợp phát hiện có trẻ đang có dấu hiệu đuối nước, nếu không biết bơi hoặc là trẻ nhỏ thì tuyệt đối không được nhảy xuống cứu, phải tìm những vật có thể nổi trên mặt nước như tấm ván gỗ to, tấm xốp to, áo phao, hay một đoạn dây dài ném xuống nước cho người gặp nạn bám vào; Chạy thật nhanh đi gọi người lớn tới giúp.
5. Không nên cho trẻ chơi đùa, chạy nhảy ở những nơi nào để tránh việc trẻ bị ngã xuống dưới nước, sông, hồ,…?
Trả lời: Không nên cho trẻ chơi đùa ở gần sông, dọc hai bờ sông, hồ, ao, suối, không được cho trẻ đi gần rìa núi, thác đổ xuống sông.
Nhất là những khu vực nước lớn, chảy mạnh như thác đổ, khi ngã trẻ dễ bị cuốn trôi.
6. Khi cho con trẻ đi bơi, ta nên làm gì?
Trả lời:
- Khi cho trẻ đi bơi, ta phải cho trẻ khởi động trước khi bơi.
- Chuẩn bị và kiểm tra phao, kính mắt cho trẻ.
- Phải giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, xem điện thoại tán chuyện gẫu,…
- Đối với trẻ mới tập bơi, thời gian ở dưới nước không nên kéo dài quá 30 phút, áp dụng cho mùa hè. Vào cuối hè, đầu thu khoảng thời gian cho phép thu lại còn 15-20 phút. Sau buổi bơi, trẻ phải xì mũi thật sạch và đẩy nước ra khỏi tai (dạy trẻ nghiêng tai có nước xuống phía dưới, nhảy vài lần, làm cả 2 bên). Lau sạch ống tai bằng một que bông sạch.
Vệ sinh sau bơi và đảm bảo an toàn cho trẻ khi bơi là rất quan trọng trong quá trình bơi.
7. Khi cho trẻ tập bơi ở những nơi như: ao, hồ, sông ngòi,….thậm trí là bể bơi, chúng ta có nên giám sát (ý là theo sát con mình để bảo vệ) con em chúng ta không?
Trả lời: Có, bởi vì có rất nhiều tai nạn đuối nước có thể xảy ra bất thình lình làm ta không ngờ tới như trẻ bị chuột rút, say nắng, kiệt sức khi chơi đùa quá trớn, trẻ xô đẩy nhau làm bé bị dìm xuống nước, ở sông suối thì trẻ có thể bị dòng nước xiết bất ngờ cuốn đi….
8. Nếu chẳng may con chúng ta lại vô tình bị ngã xuống dưới sông mà chúng ta lại không biết bơi để cứu nó thì lúc đó, chúng ta nên làm gì?
Trả lời:
- Kêu gọi sự hỗ trợ
- Nếu con còn ở gần sông thì nằm sấp trên bờ, hai chân dang rộng đảm bảo bạn đang ở vị trí thăng bằng rồi giơ tay kéo con, không nên cứu nạn nhân khi đang đứng hoặc ngồi, có thể bạn sẽ bị lôi xuống nước.
- Tìm những vật có thể nổi trên mặt nước như tấm ván gỗ to, tấm xốp to, áo phao, hay một đoạn dây dài ném xuống nước cho con bám vào.
9. Chúng ta cần làm gì để cho mọi người biết, việc đuối nước là một việc rất nguy hiểm?
Trả lời:
- Tuyên truyền
- Tổ chức các buổi giảng dạy
- Cho trẻ xem phim hoạt hình về tai nạn đuối nước để trẻ khắc sâu
10. Có phải tình trạng đuối nước hiện nay gia tăng lên rất nhiều vào mùa mưa, mùa lũ đúng không?
Trả lời: Đúng, vì vào mùa mưa, mùa lũ, mực nước sông tăng lên, đường trơn, tầm nhìn bị giảm, gió thổi mạnh dễ khiến người đi đường gần đó ngã xuống sông, hồ, ao, suối……
11. Em cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
Trả lời:
Để phòng tránh tai nạn đuối nước, em cần phải:
- Không chơi đùa gần sông, ao, hồ, suối.
- Bơi hoặc tập bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Tuân thủ các quy định của khu vực bơi
- Không bơi khi cơ thể đang mồ hôi, ăn quá no hoặc quá đói.
- Luôn khởi động chân tay kĩ trước khi bơi.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu tai nạn thương tích và phòng chống đuối nước
Câu 1: Làm gì để không bị đuối nước
a. Học bơi tại các cơ sở dạy bơi, khi đi có người lớn đi cùng.
b. Không đùa nghịch tại các ao, hồ, sông suối, vùng dòng nước xoáy, sâu khi không có người lớn.
c. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của nhà trường về phòng chống đuối nước
d. Tất cả ý trên
Câu 2: Trước khi bơi nên làm gì?
a. Tập thể dục, khởi động khớp chân tay từ 5-10 phút trước khi bơi.
b. Nhảy xuống bơi ngay khi người đang nóng.
c. Chọn hồ bơi đảm bảo sạch sẽ, có người cứu hộ khi cần.
d. Cả phương án a và c
Câu 3: Khi gặp người đuối nước thì nên làm gì?
a. Hô hoán người lớn đến cứu, vừa tìm cành cây hoặc sợi dây ..ném cho người đuối nước để cùng mọi người kéo nên nếu cần.
b. Bỏ chạy, không báo cho ai hết với ai hết.
Câu 4: Khi tan học ra về em thấy bóng đèn vẫn sáng, quạt lớp mình vẫn chạy thì em sẽ làm gì?
a. Cứ để nguyên như vậy đi về.
b. Báo cho bác bảo vệ
c. Tắt các thiết bị điện rồi về.
Câu 5: Khi các thiết bị điện của lớp mình có dấu hiệu hư hỏng các em cần làm gì?
a. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô giáo chủ nhiệm báo với BGH nhà trường có biện pháp sửa chữa
b. Không quan tâm, mặc kệ.
Câu 6: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện các em cần làm gì?
a. Không tắt các thiết bị điện khi tay, chân bị ướt. Đi dép để cách khi tắt các thiết bị điện.
b. Không tự ý nghịch các thiết bị điện.
c. Tất cả các ý trên
Câu 7: Khi thấy các biển báo cấm lại gần các sông, hồ, kênh, rạch các em nên làm gì?
a. Rủ các bạn lại gần đó chơi và không quan tâm đến biển báo.
b. Tuyệt đối không được lại gần.
c. Em vẫn đến gần chơi nhưng sẽ quan sát để không bị ngã.
Câu 8: Nhìn thấy cây cam nhà mình rất nhiều quả mà bạn Lan lại rất thèm ăn. Nếu em là bạn Lan em sẽ làm gì?
a. Trèo ngay lên cây và hái quả cho thỏa cơn khát của mình.
b. Rủ bạn khác cùng trèo lên cây hái quả xuống ăn.
c. Nhờ người lớn như: Ông, bà hay bố mẹ lấy giúp cho an toàn.
Câu 9: Khi mẹ đang chiên rán đồ ăn ở trên bếp bạn sẽ làm gì?
a. Cứ chạy nhảy đùa nghịch với em mà không cần để ý.
b. Rủ em mình ra chỗ khác cách xa khu vực bếp để chơi cho an toàn.
Câu 10: Nơi nào quy định người điều khiển xe đạp không được phép đi qua?
a. Nơi cấm xe ô tô.
b. Nơi cấm xe máy.
c. Nơi có biển báo cấm xe đạp.
Câu 11: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm những loại xe nào?
a. Xe máy
b. Xe đạp.
c. Xe ô tô.
d. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 12: Khi đi từ đường nhỏ ra đường lớn chúng ta phải đi như thế nào?
a. Đi tốc độ nhanh.
b. Đi bình thường không cần giảm tốc độ.
c. Giảm tốc độ và quan sát kĩ hai hướng.
Câu 13: Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
a. Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải.
b. Là trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân và của toàn XH.
c. Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.
Câu 14: Trên đường quốc lộ có được thả trâu bò không?
a. Được phép
B. Không được phép.
Câu 15: Khi ngồi trên thuyền, bè ta cần lưu ý điều gì?
a. Mặc áo phao, vui chơi thoải mái trên thuyền.
b. Mặc áo phao và đi dạo trên thuyền, bè.
c. Mặc áo phao, ngồi không được thò tay, chân xuống nước.
Câu 16: Người đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông có được uống bia, rượu không?
a. Thoải mái uống.
b. Tuyệt đối không được uống bia, rượu khi tham gia giao thông.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ câu hỏi tìm hiểu phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước 2023 Câu hỏi trắc nghiệm về phòng chống tai nạn thương tích tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.