Viêm gan B là bệnh nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách, do đó bài viết này sẽ cùng tìm hiểu bệnh viêm gan B là gì và chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống kê được trên thế giới hiện có hơn 2 tỷ người mắc bệnh viêm gan B, mỗi năm tăng khoảng 1,5 triệu ca nhiễm mới. Tại Việt Nam con số người mắc bệnh viêm gan B đã chiếm khoảng 20% dân số.
Đây là một căn bệnh nguy hiểm và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Do đó, bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm gan B là gì, có tác hại ra sao và những lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị bệnh viêm gan B.
Bệnh viêm gan B là gì?
Theo chuyên trang sức khỏe Vinmec, viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi virus viêm gan B (HBV), có thời gian ủ bệnh từ 3 – 6 tháng. Virus này có dạng hình cầu, xung quanh vỏ được bao bọc bởi lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Bệnh được biểu hiện dưới 2 thể là viêm gan B mạn tính và viêm gan B cấp tính.
Người mắc bệnh viêm gan B mạn tính sẽ gặp nguy hiểm hơn bởi đây là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng như: Suy gan, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Những triệu chứng của bệnh viêm gan B
Ở thể cấp tính, cơ thể thường gặp phải các tình trạng như: Vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu, cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, hay buồn nôn, đau bụng,…
Khi ở thể mãn tính, cách phát hiện chính xác là xét nghiệm máu. Lúc này, ngoài những triệu chứng trên thì bệnh nhân có các biểu hiện như: Đau hạ sườn phải, ngứa, da vàng, mắt vàng, có hiện tượng xuất huyết dưới da, sưng bụng, chướng bụng,…
Nguyên nhân gây nên viêm gan B
Virus viêm gan B được xem như có cơ chế lây nhiễm tương tự với virus HIV, nhưng được cảnh báo là nguy hiểm hơn, vì vậy bạn cần phải cẩn thận với các đường lây nhiễm sau:
Lây nhiễm qua đường máu
Có nhiều nguyên nhân để virus viêm gan B lây nhiễm qua đường máu phải kể đến như: Để vết thương hở tiếp xúc với máu người nhiễm, dùng lại kim chích, ống chích y tế, đi xăm mình, xỏ lỗ tai mà các dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ, truyền máu người nhiễm sang người không nhiễm bệnh. Hay việc dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu cũng là nguyên nhân lây nhiễm cao.
Lây qua đường tình dục
Giống với HIV, nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn kể cả khác giới hay đồng giới cũng sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm virus viêm gan B cho đối phương.
Lây từ mẹ sang con
Một điều đáng buồn là khi người mẹ nhiễm virus viêm gan B thì khả năng thai nhi bị nhiễm cũng rất cao. Theo đó, tỷ lệ lây nhiễm sẽ tăng lên tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ là 10% và ở 3 tháng cuối cùng của thai kỳ tỷ lệ lây nhiễm tăng lên 60-70%.
Chế độ ăn uống thế nào khi bị viêm gan B
Chia nhỏ bữa, ăn đúng giờ
Khi mắc bệnh, cơ thể mệt mỏi sẽ chán ăn làm thiếu hụt chất dinh dưỡng để gan có thể phục hồi trở lại. Ngược lại nếu nạp quá nhiều dinh dưỡng sẽ làm gan hoạt động quá mức, làm gan suy kiệt. Vì vậy bạn cần có chế độ ăn phù hợp bằng cách chia nhỏ bữa và ăn đúng giờ để cơ thể hấp thu tốt hơn, giảm áp lực cho gan.
Cân bằng giữa 4 nhóm dưỡng chất
Carbohydrate hay còn gọi là chất bột đường có trong gạo, bánh mì, các loại củ, đường, bắp,… Cần bổ sung 300 – 400g/ ngày vì carbohydrate cung cấp năng lượng cho các mô tế bào bị hư hại ở gan được phục hồi
Chất đạm hay protein: Bạn có thể bổ sung 50% đạm từ các loại rau, củ quả, ngũ cốc, 50% còn lại lấy từ nguồn thực phẩm của động vật như: Thịt, cá, trứng và sữa, đảm bảo duy trì 1 – 1.5g/kg chất đạm trên tổng thể trọng.
Chất béo: Dù chất béo có hại cho người bị viêm gan B, nhưng bạn không nên cắt bỏ hoàn toàn vì các bộ phận khác vẫn rất cần. Nguồn chất béo có thể lấy từ các loại đậu, mè, trứng hay cá hấp, cá kho không quá béo mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Vitamin và khoáng chất: Dù có mắc bệnh hay không thì rau xanh và hoa quả là những nguồn vitamin bổ dưỡng mà chúng ta nên bổ sung mỗi ngày. Người bị viêm gan B nên ăn ít nhất là 200g hoa quả tươi, 300g rau xanh để có đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể hoạt động.
Những thực phẩm nên kiêng ăn
Với người bệnh viêm gan B, gan bị bệnh nên sẽ chuyển hóa kém, bạn cần tránh xa các thực phẩm dưới đây để không làm cho bệnh thêm trầm trọng.
- Không ăn thực phẩm tươi sống và chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia vì khiến các đại thực bào Kupffer bị kích hoạt quá mức sản sinh các chất gây viêm làm tổn hại đến gan.
- Không ăn thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ như các món xào, rán, nướng, đồ ăn nhanh,…
- Cắt giảm hoàn toàn bia rượu, vì cồn sẽ làm các độc tố, vi khuẩn dịch chuyển từ ruột vào gan nên dễ bị nhiễm độc.
- Hạn chế ăn đồ quá bổ dưỡng, nhiều đạm, tính nóng như: Thịt dê, thịt chó, lòng đỏ trứng gà,…
- Không ăn quá cay, quá mặn như: Ớt, tiêu, gừng, hành,… hay thực phẩm chứa nhiều độc tố như: Măng, khoai mì, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm,…
- Hạn chế những loại hạt chứa nhiều chất béo như: Đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương,… gây cản trở chuyển hóa chất béo làm tích mỡ ở gan, ảnh hưởng nặng thêm đến chức năng gan
- Không nên ăn các loại cá biển vì có chứa chất làm đông máu dễ khiến người bệnh bị xuất huyết.
Trên đây là những thông tin mà Thcslytutrongst.edu.vn muốn mang đến cho những ai muốn tìm hiểu về bệnh viêm gan B là gì và chế độ ăn uống khi bị viêm gan B thế nào là hợp lý. Theo dõi các bài viết để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Nguồn: Vinmec tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Mang Thị Phương Mai – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Thcslytutrongst.edu.vn