Trong những năm gần đây, chất liệu Ceramic đã trở nên phổ biến trong ngành đồng hồ đeo tay. Hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu về đồng hồ ceramic, ưu nhược điểm và lịch sử phát triển của chúng nhé!
Đồng hồ ceramic là gì?
Đồng hồ ceramic là loại đồng hồ có những chi tiết được chế tác từ nhóm chất ceramic (gốm),các chi tiết này có thể là dây, vỏ hoặc cả bộ khung bên ngoài gồm dây, vỏ và vòng bezel đồng hồ. Tại Việt Nam nhiều người vẫn gọi đồng hồ ceramic là đồng hồ đá.
Cụ thể, ceramic là những chất rắn vô cơ mà không phải là kim loại. Hợp chất làm nên gốm dùng cho đồng hồ là oxy, nitro và carbon. Vì thế, những chất liệu như kim cương, than chì, kính, tinh thể Sapphire cũng được xếp vào nhóm ceramic.
Ưu điểm của đồng hồ ceramic
Độ bền cao
Do ceramic có độ cứng cao hơn cả thép không gỉ và khả năng chống xước, chống nước gần như tuyệt đối. Ngoài ra, chúng không bị phai màu và dễ làm sạch.
Trọng lượng nhẹ
Trông có vẻ mạnh mẽ và nặng, nhưng thực tế thì chất liệu này rất nhẹ (chỉ 2 – 6 gam/centimet khối) mang tới cảm giác đeo nhẹ nhàng, thanh thoát cho người dùng.
Tính thẩm mỹ cao
Dây đồng hồ sử dụng chất liệu Ceramic được đánh giá là mang tính thẩm mỹ cao hơn do thiết kế độc lạ cùng độ sáng bóng, bắt mắt.
Không gây dị ứng
Ceramic không gây kích ứng, không độc hại khi tiếp xúc với da tay nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe của người dùng.
Nhược điểm của đồng hồ ceramic
Dễ vỡ, sứt mẻ
Kim loại có thể được uốn một cách linh động, còn ceramic thì sẽ có khả năng bị vỡ nếu lực bẻ hoặc uốn lớn. Đồng thời, đồng hồ ceramic vẫn có khả năng sứt mẻ khi gặp va chạm mạnh.
Khó chế tác
Vì đây là một chất liệu đặc biệt nên khá khó chế tác, cũng không quá khó hiểu nếu các mẫu đồng hồ này có giá thành khá cao.
Lịch sử phát triển của đồng hồ ceramic
Rado là nhà sản xuất đồng hồ đầu tiên thử nghiệm gốm ceramic với việc cho ra đời chiếc đồng hồ Diastar vào năm 1962.
Sau đó, trong năm 1973, thương hiệu Omega bắt đầu công cuộc nghiên cứu và phát triển những bộ vỏ khung đồng hồ làm từ một loại biến thể của gốm ceramic và cho ra đời được một chiếc Seamaster Cermet.
Tuy nhiên, không phải Omega hay Rado, mà IWC mới là hãng sản xuất chứng minh được rằng “gốm ceramic có thể sử dụng trong chế tác đồng hồ” khi họ cho ra đời chiếc IWC Da Vinci Ref. 3755 vào năm 1986. Nhờ đó, thương hiệu Jaeger Lecoulte đã sử dụng gốm ceramic để làm vòng bi không sử dụng chất bôi trơn cho máy đồng hồ.
Từ năm 2005, nhiều chiếc đồng hồ thể thao xuất hiện với vành bezel bằng gốm ceramic tiêu biểu là siêu phẩm Seamaster Planet Ocean Liquid Metal.
Cho đến năm 2013, cả Omega và Rolex đều đem đến những bước đột phá vĩ đại trong công nghệ gốm ceramic. Cụ thể, Omega cho ra mắt chiếc Speedmaster Dark Side of the Moon – một chiếc đồng hồ chronograph bằng gốm ceramic đầu tiên có cả mặt số, khóa cài, núm chỉnh giờ và nút đều được làm từ gốm ceramic.
Bộ sưu tập Planet Ocean của Omega có bộ vỏ khung bằng ceramic được biết với tên gọi là Deep Black đã được phát hành năm 2016.
Và năm 2017, chiếc đồng hồ lặn, tên gọi Big Blue được làm từ gốm ceramic xanh dương cũng được đem đến công chúng.
Không chỉ có Rolex, Omega mà vô vàn thương hiệu khác đã chứng minh được gốm ceramic là một vật liệu tuyệt vời trong giới nhờ công nghệ hiện đại và sự sáng tạo không ngừng.
Trên đây là thông tin về đồng hồ ceramic mà Thcslytutrongst.edu.vn chia sẻ đến bạn. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn chọn mua được chiếc đồng hồ phù hợp.