Chúng ta đã nghe nhiều về công nghệ cảm biến vân tay trên điện thoại và máy tính bảng, vậy thật sự công nghệ này mang lại lợi ích gì cho người dùng?
Lịch sử ra đời
Motorola Mobility Atrix 4G được xem là chiếc điện thoại Android đầu tiên tích hợp cảm biến vân tay vào năm 2011, tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa gây được sự chú ý của người dùng cho đến khi Apple trang bị tính năng cảm biến vân tay (Touch ID) cho iPhone 5S. Tiếp theo sau đó là iPhone 6, iPhone 6 Plus, iPad Mini 3, iPad Air 2 và cho tới bây giờ là iPhone 7, iPhone 7 Plus, iPhone 8 và iPhone 8 Plus.
Lúc ban đầu, Samsung cũng nhanh nhạy không kém khi trên cả hai dòng điện thoại chủ lực của hãng là Galaxy S5 và Galaxy Note 4 cũng đã có tính năng này, cho đến bây giờ từ dòng giá rẻ cho đến cao cấp của Samsung đều được trang bị cảm biến vân tay này.
Cảm biến vân tay là gì?
Công nghệ nhận dạng vân tay hoạt động theo nguyên tắc: Khi đặt ngón tay lên trên một thiết bị đọc dấu vân tay, ngay lập tức thiết bị này sẽ quét hình ảnh ngón tay đó và đưa vào hệ thống. Hệ thống sẽ xử lý dấu vân tay, chuyển sang dạng dữ liệu số rồi đối chiếu các đặc điểm của vân tay đó với dữ liệu đã được lưu trữ trong hệ thống.
Nếu dấu vân tay này khớp với dữ liệu hệ thống thì các chức năng tiếp theo sẽ được thực hiện. Trên lý thuyết, nhận dạng vân tay sẽ cho phép loại bỏ hoàn toàn các loại mật khẩu song vẫn đảm bảo tính bảo mật khi người dùng đăng nhập vào thiết bị.
Xem thêm: Touch ID trên iPhone là gì?
Apple đã tích hợp công nghệ này trên nút Home của hãng gọi là công nghệ Touch ID, thay vì phải nhập mật khẩu cho thao tác mở khoá máy hay ứng dụng thì giờ đây chỉ cần một cú chạm nhẹ là bạn đã có thể nhanh chóng làm điều đó. Phím Home được thiết kế với mặt đá Sapphire vừa giúp bảo vệ, lại vừa là thấu kính hỗ trợ cảm biến “chụp” lại hình ảnh vân tay trên đầu ngón tay.
Phần viền kim loại xung quanh phím Home không chỉ là một chi tiết trang trí, mà còn là bộ phận cho phép nhận biết xem ngón tay người sử dụng đã đặt vào vị trí để khởi động máy quét. Với Touch ID, các dãy mật khẩu dài loằng ngoằng khó nhớ và dễ nhầm lẫn kể từ đây bị loại bỏ.
Tương tự chức năng của Touch ID, các thương hiệu khác từ lớn như Samsung hay OPPO, Nokia,… cũng phát triển công nghệ cảm biến vân tay riêng cho mình trên các thiết bị cao cấp mới nhất cho đến dòng bình dân nhất của hãng.
Hiện nay với công nghệ vân tay 1 chạm, hầu hết các máy từ nhiều thương hiệu khác nhau đều chỉ cần chạm nhẹ là hệ thống sẽ nhận diện vân tay của bạn và mở máy nhanh chóng, hoàn toàn chính xác.
Ưu và nhược điểm của công nghệ cảm biến vân tay
Ưu điểm:
+ Mở khoá thiết bị hoặc ứng dụng chỉ với một cú chạm hoặc vuốt nhẹ.
+ Tính xác thực cao vì vân tay mỗi người là duy nhất.
+ Yên tâm bởi hệ thống sẽ cho nhận dạng nhiều ngón tay khác nhau. Công nghệ cảm biến điện dung sẽ đảm bảo việc ảnh vân tay phải được chụp từ một ngón tay “còn sống” (không bị cắt rời).
Nhược điểm:
+ Cảm biến vân tay chỉ là một hệ thống xác thực, chứ không đóng vai trò bảo vệ dữ liệu trên điện thoại người sử dụng, khi bạn ngủ hoặc mất ý thức thì chính ngón tay sẽ mở khoá tất cả.
Các dòng sản phẩm tích hợp công nghệ cảm biến vân tay
Công nghệ cảm biến vân tay đã dần trở thành một tiêu chí cho các dòng sản phẩm cao cấp đến giá rẻ bởi tính tiện dụng của nó. Một số sản phẩm sử dụng cảm biến vân tay hiện nay:
Siêu thị Thcslytutrongst.edu.vn