Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thuyền và biển Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 110 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 11.
Hôm nay, Thcslytutrongst.edu.vn giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Thuyền và biển. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Thuyền và biển
Trước khi đọc
Câu 1. Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu và về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?
Ví dụ trong bài Tự hát, Xuân Quỳnh đã so sánh “trái tim” – biểu tượng của tình yêu với “vàng”, “mặt trời”.
Câu 2. Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ của Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một trong số ca khúc ấy.
Ca khúc “Thuyền và biển” với giai điệu da diết, tràn đầy tình cảm.
Đọc văn bản
Câu 1. Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?
Những dấu hiệu chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ là:
– Cụm từ: kể anh nghe
– Nhân vật: thuyền và biển
Câu 2. Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?
Những người yêu nhau sẽ thấu hiểu và biết rằng đối phương mong muốn điều gì.
Câu 3. Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?
- Nhân vật trong câu chuyện: thuyền – người con trai, biển – người con gái.
- Tác giả thấy mình giống như người con gái, khao khát yêu thương và nếu thiếu đi tình yêu sẽ chỉ còn bão tố.
Sau khi đọc
Câu 1. Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ.
Câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ là câu chuyện tình yêu đong đầy cảm xúc. “Thuyền” và “biển” hay chính là “anh” và “em”, người con trai và người con gái.
Câu 2. Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?
– “Thuyền” là “anh”, người con trai; “biển” là “em”, người con gái.
– Những cung bậc tình cảm được “người kể” soi rọi, khám phá:
- Tình cảm thủy chung, son sắc trong tình yêu
- Sự thấu hiểu của đôi lứa yêu nhau
- Nỗi trăn trở, lo âu về sự xa cách
Câu 3. Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?
- “Hiểu”: sự thấu hiểu, đồng cảm
- “Biết”: hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh.
- “Gặp”: sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người mình yêu.
=> Ba yếu tố cần có để duy trì tình yêu.
Câu 4. Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?
Câu 5. Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?
Câu 6. Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.
Kết nối đọc – viết
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thuyền và biển Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 110 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.