Bạn đang xem bài viết Công nghệ 8 Bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí Giải Công nghệ lớp 8 Bài 7 trang 50 sách Chân trời sáng tạo tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập Công nghệ 8 bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 50, 51, 52.
Giải bài tập SGK Công nghệ 8 bài 7 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân.
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Công nghệ 8 Bài 7
1. Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí
Câu hỏi 1: Theo em Hình 7.2 minh họa những ngành nghề nào trong lĩnh vực cơ khí?
Câu hỏi 2: Hãy kể những ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí mà em biết.
2. Yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
Câu hỏi 3: Người lao động trong lĩnh vực cơ khí cần có những phẩm chất như thế nào để thực hiện được các công việc như trong Hình 7.3?
Câu hỏi 4: Bản thân em có những phẩm chất và năng khiếu nào phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí?
Luyện tập Công nghệ 8 Bài 7 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 1
Nêu tên và mô tả đặc điểm cơ bản của các ngành nghề được minh họa trong Hình 7.4.
Gợi ý đáp án
a) Thợ cơ khí: trực tiếp lắp ráp, sửa chữa, động cơ và các thiết bị cơ khí của các loại xe cơ giới.
b) Kĩ thuật viên cơ khí: hỗ trợ kĩ thuật, lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ khí.
c) Kĩ sư cơ khí: thiết kế, giám sát, tham gia vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí.
Câu hỏi 2
Những nghề nghiệp được minh hoạ trong Hình 7.4 có yêu cầu như thế nào về phẩm chất và năng lực?
Gợi ý đáp án
Phẩm chất:
– Có tính kiên trì, óc quan sát tốt, tỉ mỉ, cẩn thận để thực hiện những công việc yêu cầu độ chỉnh xác cao.
– Yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới; yêu thích và có năng khiếu trong việc chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí.
– Có sức khỏe tốt, thị giác và thính giác tốt, không bị dị ứng với dầu mỡ bôi trơn động cơ.
Năng lực:
– Có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện làm việc theo vị trí việc làm.
– Có kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, thích nghi tốt với môi trường và điều kiện làm việc.
– Ngoài các năng lực chung trên, mỗi ngành nghề có những yêu cầu riêng như:
* Đối với kĩ sư cơ khí. Có tư duy sáng tạo để thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị cơ khí.
* Đối với kĩ thuật viên cơ khí: Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… máy móc và thiết bị cơ khí.
* Đối với thợ cơ khí: Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy công cụ gia công cơ khí để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao.
Vận dụng Công nghệ 8 Bài 7 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 1
Kể tên một số công ty, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí.
Gợi ý đáp án
- PROSTEEL TECHNO Việt Nam – Công Ty TNHH PROSTEEL TECHNO Việt Nam
- Cơ Khí Thông Phát – Công Ty TNHH Cơ Khí Thông Phát
- Cơ Khí Công Nghiệp Long Thành – Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Công Nghiệp Long Thành
- Cơ Khí Quang Khôi – Công Ty TNHH Thương Mại Kĩ Thuật Quang Khôi
- Cơ Khí Vạn Kim Bảo – Công Ty TNHH Vạn Kim Bảo
Câu hỏi 2
Em hãy kể tên một số trường đại học, cao đẳng và trung cấp tại địa phương em ở có đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí.
Gợi ý đáp án
- ĐH Bách Khoa Hà Nội.
- ĐH Hàng Hải Việt Nam.
- ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
- ĐH Công nghiệp TPHCM.
- ĐH Giao thông Vận tải.
- CĐ Kinh tế – Kĩ thuật Vinatex TP. HCM.
- CĐ Kĩ thuật cao Thắng.
- CĐ Công nghệ Hà Nội.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Công nghệ 8 Bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí Giải Công nghệ lớp 8 Bài 7 trang 50 sách Chân trời sáng tạo tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.