Bạn đang xem bài viết Ai không nên ăn rau chùm ngây? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rau chùm ngây từ lâu đã được biết đến là loại rau bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được, vậy ai không nên ăn rau chùm ngây?
Giá trị dinh dưỡng của rau chùm ngây
Website Bệnh viện Đa khoa Vinmec dẫn lời Tiến sĩ Hồ Thu Mai – khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, nếu so sánh giá trị dinh đưỡng của rau chùm ngây với một số thực phẩm khác thì hàm lượng dinh dưỡng của chùm ngây cao hơn nhiều.
Chẳng hạn, hàm lượng K trong 100g của chuối là 88mg còn với chùm ngây là 259mg (chùm ngây gấp hơn 3 lần).
Hàm lượng vitamin C của cam là 30mg/100g, còn với chùm ngây là 120mg/100g (dinh dưỡng của chùm ngây gấp 4 lần).
Tiến sĩ Hồ Thu Mai cho biết thêm, bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn là nguồn dược liệu quý. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, beta – carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics…. Cụ thể:
– Rễ cây chùm ngây
Chống co giật, chống sưng và giúp cho con người lợi tiểu.
Ở một số nơi còn dùng nước uống của chùm ngây để ngăn ngừa việc có thai. (rễ cây chùm ngây còn tươi rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày).
Giúp loại bỏ sạn thận loại Oxalate.
– Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai…
– Rễ tươi của cây chùm ngây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, sưng gan và lá lách…
Ai không nên ăn rau chùm ngây?
Rau chùm ngây tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Dưới đây là những người không nên ăn rau chùm ngây:
Phụ nữ mang thai
Trao đổi với Báo G ia đình & Xã hội , Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì có tính hoạt huyết, hóa ứ.
Trong chùm ngây có alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Bởi vậy, phụ nữ có thai giai đoạn đầu tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây để giữ an toàn cho thai nhi và mẹ. Còn sau sinh, ăn rau chùm ngây lại rất tốt. Lá cây kích thích tiêu hóa, là nguồn thức ăn tốt cho bà mẹ mới sinh và trẻ sơ sinh.
Người bị viêm loét dạ dày
Báo điện tử VTV News dẫn lời TS. Lương y Nguyễn Hoàng, nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, hạm lượng vitamin của chùm ngây quá cao như vitamin C nên bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cũng cần lưu ý khi sử dụng.
Ngoài ra, nếu sử dụng chùm ngây làm thực phẩm, bạn cũng chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần/ tuần và vào buổi sáng, trưa; không nên ăn vào buổi chiều và tối vì nó có nhiều chất dinh dưỡng, có thể ảnh hưởng giấc ngủ.
Cây chùm ngây chứa nhiều canxi, vì thế bạn cũng không nên sử dụng thời gian kéo dài vì có thể dẫn tới thừa canxi gây sỏi thận.
Các chuyên gia cũng khuyên, trẻ nhỏ càng không nên lạm dụng chùm ngây. Một tuần chỉ nên dùng 3 bữa rau chùm ngây, mỗi bữa từ 20 – 30gr là hợp lý.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Ai không nên ăn rau chùm ngây?”. Nếu bạn thuộc hai nhóm người trên thì hãy tránh xa loại rau này nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ai không nên ăn rau chùm ngây? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://cafebiz.vn/ai-khong-nen-an-rau-chum-ngay-17623060120574278.chn