Bạn đang xem bài viết Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam năm 2024 Cách viết bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về căn cước 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam năm 2024 giúp các bạn tham khảo, có thêm nhiều vốn kiến thức, nhanh chóng trả lời các câu hỏi của cuộc thi.
Cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam năm 2024” được tổ chức qua 2 vòng, vòng sơ khảo diễn ra từ ngày 01/6/2024 đến ngày 20/7/2024, dự kiến công bố kết quả và trao giải vào ngày 20/7/2024. Qua đó, giúp người dân nâng cao nhận thức, tìm hiểu các quy định của pháp luật về căn cước, định danh và xác thực thực điện tử của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết:
Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam năm 2024
Họ và tên: ……………………………………………..
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ……………
Câu 1: Vì sao phải đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước?
Việc sử dụng tên “Luật Căn cước” sẽ bảo đảm thể hiện đầy đủ chính sách, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung Luật. Đồng thời, thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước là nhằm mục đích định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải quản lý đối với toàn bộ xã hội, mọi người dân sinh sống tại Việt Nam; bảo đảm các quyền của con người, quyền công dân theo quy định của Luật.
Việc lược bỏ cụm từ “công dân” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân. Nội dung Luật Căn cước cũng đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và cấp giấy chứng nhận căn cước cho những người chưa có đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam.
Nếu để tên Luật là Luật Căn cước công dân sẽ không thể hiện được đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung tại Luật này, tên Luật chưa bảo đảm phù hợp, bao quát đầy đủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung Luật; kể cả việc chỉnh lý kỹ thuật như một số ý kiến tham gia theo hướng quy định việc quản lý đối với người gốc Việt Nam ở phần quy định chuyển tiếp của Luật cũng chưa phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nội dung văn bản cần phù hợp với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh của văn bản). Ngoài ra, quy định tên Luật là Luật Căn cước công dân cũng dẫn đến cách hiểu chỉ thể hiện việc quản lý căn cước đối với công dân Việt Nam, làm thu hẹp yêu cầu trong quản lý căn cước ở nước ta, không bảo đảm được yêu cầu quản lý căn cước đối với toàn bộ người dân sinh sống tại Việt Nam để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo quy định Luật.
Câu 2: Sau ngày 01/7/2024, Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực thi hành, thẻ Căn cước công dân, chứng minh nhân dân của Anh/chị còn giá trị sử dụng không? Công dân có cần phải đi thực hiện đổi sang thẻ Căn cước không?
Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Theo quy định tại Điều 46 Luật Căn cước thì giá trị sử dụng của Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân được quy định như sau:
– Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ.
– Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
– Trường hợp Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.
– Người dân không phải đi làm thẻ căn cước theo mẫu mới mà có thể sử dụng Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đến hết thời hạn giá trị sử dụng quy định như trên.
Câu 3: Sau ngày 01/7/2024, Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực thi hành, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp loại giấy tờ gì? Những đối tượng này cần phải làm gì để được cấp loại giấy tờ này?
Theo khoản 1 Điều 30 Luật Căn cước, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã được cấp giấy chứng nhận căn cước.
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch cần phải:
– Liên hệ Công an cấp huyện nơi người đó sinh sống để cung cấp các trường thông tin theo yêu cầu của Phiếu thu thập thông tin dân cư và các giấy tờ tài liệu liên quan đến bản thân và gia đình; hoàn thiện các hồ sơ chứng minh đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên.
– Liên hệ Công an cấp huyện để được thu thập các thông tin sinh trắc học vân tay và hình ảnh.
Câu 4: Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi có bắt buộc phải làm Căn cước không? Người đại diện hợp pháp cần phải làm gì để công dân dưới 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước?
Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi không bắt buộc phải làm Căn cước. Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu (Điều 19 Luật Căn cước).
Theo khoản 2 Điều 23 Luật Căn cước, người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi;
Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định.
Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.
Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có người đại diện hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục
Câu 5: Anh/chị cảm nhận như thế nào khi phải cung cấp thông tin sinh trắc học vân tay, ảnh khuôn mặt và mống mắt khi làm thẻ căn cước? Anh chị có sẵn sàng cung cấp thông tin sinh trắc học về giọng nói và ADN cho cơ quan Công an không, vì sao?
Việc cung cấp thông tin sinh trắc học vân tay, ảnh khuôn mặt và mống mắt khi làm thẻ căn cước là phù hợp và cần thiết. Vì việc thu thập thông tin sinh trắc học mống mắt sẽ làm cơ sở đối soát, xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (trong các trường hợp khuyết tật, vân tay bị biến dạng…); phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay khi các giao dịch điện tử được mở rộng. Dữ liệu về mống mắt sử dụng cho các thiết bị thông minh được trang bị các camera, tránh các trường hợp giả mạo khuôn mặt, video giả mạo khi định danh, xác thực cho các giao dịch. Kết hợp với các yếu tố sinh trắc như khuôn mặt, dữ liệu sinh trắc là cơ sở triển khai hiệu quả Luật Giao dịch điện tử (với các thiết bị di động hiện nay rất ít được trang bị modul xác thực vân tay) nên việc thu thập thông tin sinh trắc bắt buộc là phù hợp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Ngoài giúp các cơ quan trong quản lý, còn giúp cho người dân tiện lợi trong việc thanh toán, di chuyển qua các cửa kiểm soát của máy bay, ga tàu…
Tôi sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin sinh trắc học về giọng nói và AND cho cơ quan Công an trong trường hợp cơ quan Công an cần trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc cần thu thập thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói.
Câu 6: Anh/chị có sẵn sàng đến cơ quan Công an để tích hợp các thông tin của mình vào bộ phận lưu trữ của thẻ Căn cước (chip điện tử) để đáp ứng cho các giao dịch không?
Tôi sẵn sàng đến cơ quan Công an để tích hợp các thông tin của mình vào bộ phận lưu trữ của thẻ Căn cước (chip điện tử) để đáp ứng cho các giao dịch
Câu 7: Theo anh/chị, căn cước điện tử mang lại những lợi ích gì cho bản thân và xã hội? Anh/chị mong muốn sử dụng Căn cước điện tử như thế nào?
– Lợi ích khi sử dụng căn cước điện tử:
+ Thông tin cá nhân được bảo mật cao: Thẻ CCCD gắn chip điện tử được gắn 1 con chip điện tử có kích thước nhỏ giống như trên thẻ ATM. Chip điện tử sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chip có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch. Ngoài ra, chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người. Khi sử dụng thẻ CCCD gắn chip người dân có thể hoàn toàn yên tâm bởi thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, bảo đảm an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.
+ Tránh giả mạo giấy tờ: Thẻ CCCD gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt, áp dụng sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ rất khó. Ngoài 1 con chip điện tử, thẻ còn kết hợp mã QR code để thuận lợi trong việc kiểm tra kiểm soát thông tin. Mặt khác, việc xác thực danh tính có thể thực hiện “offline” mà không cần kết nối Internet tạo thuận lợi rất nhiều khi thực hiện các giao dịch, kiểm tra hay giám sát thông tin bằng các thiết bị khác.
+ Tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau trong thẻ CCCD điện tử: Một trong những ưu điểm lớn của thẻ CCCD gắn chip được đánh giá cao đó là thẻ có thể tích hợp được hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như: giấy phép lái xe; thẻ bảo hiểm y tế; sổ BHXH; sổ hộ khẩu; tạm trú tạm vắng…Nhờ việc tích hợp được nhiều loại giấy tờ thẻ CCCD gắn chip trở nên vô cùng thuận tiện. Thay vì việc phải làm và mang theo rất nhiều các loại giấy tờ khác nhau thì người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip để làm mọi giao dịch.
+ Tạo thuận lợi khi lưu trú tại nước ngoài hay ký các hợp đồng giao dịch: Trước đây khi người dân chỉ sử dụng chứng minh nhân dân 9 số hay thẻ CCCD mã vạch, việc check thông tin tại nước ngoài hay ký hợp đồng quốc tế đều phải làm rất nhiều các thủ tục để xác nhận do trên những thẻ này chỉ in tiếng Việt. Trên thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được in song ngữ, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh. Nhờ các thông tin cá nhân được in tiếng Anh mà công dân khi đi lưu trú tại nước ngoài, du lịch hay ký các hợp đồng quốc tế sẽ rất thuận lợi.
– Bên cạnh những lợi ích của người dân thì cơ quan quản lý cũng sẽ có rất nhiều các lợi ích khi người dân sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip. Có 6 lợi ích thường thấy bao gồm:
+ Hạn chế các giấy tờ, thủ tục hành chính
+ Rút ngắn quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí, nguồn lực thực hiện.
+ Dễ dàng kiểm tra giám sát thông tin của người dân
+ Hạn chế tối đa được việc giả mạo giấy tờ, góp phần giảm thiểu các hành vi phạm tội.
+ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được phát triển, bảo đảm chất lượng, đồng bộ, chính xác, đầy đủ, kịp thời;
+ Thông tin được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
– Thẻ căn cước công dân gắn chip mang đến rất nhiều cách lợi ích không chỉ cho người dân mà cho cả cơ quan quản lý. Triển khai áp dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử góp phần tích cực vào việc đổi mới cách thức quản lý hiện đại. Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin về dân cư vững vàng phù hợp với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội.
– Tôi mong muốn sử dụng Căn cước điện tử phù hợp, hiệu quả khi thực hiện các giao dịch và đảm bảo bảo mật các thông tin được tích hợp trong thẻ.
Câu 8: Anh/chị trình bày mong muốn, ý tưởng lực lượng CAND phục vụ gì khi Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực thi hành?
Khi Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực thi hành, tôi có một số mong muốn và ý tưởng để lực lượng CAND phục vụ như:
– Mong lực lượng CAND sử dụng thông tin từ căn cước cá nhân một cách cẩn thận và minh bạch, đảm bảo rằng quyền riêng tư và thông tin cá nhân của chúng tôi được bảo mật.
– Phát triển các biện pháp bảo mật để ngăn chặn gian lận và sử dụng trái phép thông tin cá nhân.
– Những thông tin trong căn cước công dân không được cung cấp cho các cá nhân, tổ chức không có trách nhiệm trong việc cung cấp hoặc thu thập những thông tin này, trừ các thông tin ghi trên thẻ hoặc trường hợp cung cấp thông tin cho các tổ chức khi có sự cho phép của chủ thẻ hoặc trong các trường hợp đặc biệt vì quyền lợi của chủ thẻ hoặc của nhà nước và xã hội.
– CAND có thể tổ chức các buổi tuyên truyền về an toàn thông tin và bảo mật, giúp người dân hiểu biết và tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Đồng thời tiếp thu ý kiến, phản hồi của người trong khi khi Luật Căn cước năm 2023 được thi hành.
Tóm lại, tôi mong muốn lực lượng CAND sử dụng thông tin từ căn cước cá nhân một cách có trách nhiệm và minh bạch, đảm bảo rằng quyền lợi và thông tin cá nhân của mỗi công dân được bảo vệ, và đồng thời đóng góp vào việc tăng cường an ninh và trật tự công cộng.
Câu 9: Anh/chị mong muốn ứng dụng VNeID cung cấp những tiện ích gì để phục vụ các hoạt động giao dịch điện tử hiệu quả, thuận tiện.
Tôi mong muốn có thể dùng ứng dụng VNeID thực hiện các dịch vụ công trực tuyến như: thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, khai báo tạm trú, tạm vắng,… giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết. Khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo và dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chuyển tiền,…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam năm 2024 Cách viết bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về căn cước 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.