Bạn đang xem bài viết Bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả lớp 2 Bài tập chính tả lớp 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả lớp 2 là một tài liệu vô cùng hữu ích mà chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho các quý thầy cô, bậc phụ huynh và toàn thể các bạn học sinh lớp 2.
Đây là tài liệu vô cùng hữu ích với bộ bài tập, giúp cho các bạn học sinh có thể rèn luyện khả năng nghe, đọc, viết đúng chính tả và rèn luyện chữ đẹp. Sau đây, sẽ là nội dung chi tiết của bộ bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả lớp 2, xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo.
Bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả
Bài tập 1. Điền ng hoặc ngh vào chỗ trống:
a) Con gà …ủ dưới gốc cây …ệ.
b) Con …é con ….iêng đôi mắt ….ây thơ nhìn mẹ.
Bài tập 2. Nối từng tiếng ở cột bên trái với tiếng thích họp ở cột bên phải để tạo từ:
gấc |
lắng |
ngoan |
suy |
ngoãn |
ngủ |
nghe |
nghĩ |
Bài tập 3. Điền vào chỗ trống ng hay ngh và giải câu đố sau:
…ề gì chân lấm tay bùn
Cho ta hạt gạo ấm no mỗi ngày?
(Là nghề………………………..)
Bài tập 4. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:
a) …ưa đến …ưa mà …ời đã nắng …ang …ang.
b) …ong …ạn mẹ em để …én bát, …ai lọ, xoong …ảo.
Bài tập 5. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:
a) thuỷ ……………., buổi ……….., …………….. chuộng, …………….. đình. (chiều, triều)
b) …………..… thu,…………….… kết,………………… thành,………… thuỷ. (trung, chung)
Bài tập 6. Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in đậm trong câu sau cho thích hợp:
Hằng ngày, các bạn tre cần năng tập thê dục, tắm rưa sạch se đê cho thân thê được khoe mạnh
Bài tập 7. Chọn tiếng trong ngoặc đơn để điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:
Chú Quảng … (kể, ke) cho tôi nghe cách đánh cá đèn. Lạ lùng thật đó, … (chẳng, chẵng) cần … (lưỡi, lưởi) câu (chẳng, chằng) cần mồi, (chỉ, chĩ) … dùng ánh sáng để … (nhử, nhữ) cá. Người ta đốt đèn … (giữa, giửa) biển.
Bài tập 8. Viết vào chỗ trống trong bảng:
Ba tiếng có iê |
Ba tiếng có yê |
M: con kiến,………………………………….. |
M: yên tĩnh…………………………………… |
Bài tập 9. Điền vào chỗ trống một vài từ ngữ để phân biệt nghĩa của các tiếng in đậm:
a) – Hoà dỗ em đội mũ để đi ăn giỗ ông ngoại.
+ Viết là dỗ trong các từ ngữ:………………………………………………………………………………………….
+ Viết là giỗ trong các từ ngữ:……………………………………………………………………………………………
– Chúng tôi lênh đênh trên dòng sông ròng rã ba ngày.
+ Viết là dòng trong các từ ngữ: ……………………………………………………………………………………….
+ Viết là ròng trong các từ ngữ: ……………………………………………………………………………………..
b) – Tôi viết những vần thơ về vầng trăng quê hương.
+ Viết là vần trong các từ ngữ: …………………………………………………………………………………………..
+ Viết là vầng trong các từ ngữ: ………………………………………………………………………………………..
– Dân làng dâng lên nhà vua nhiều của ngon vật lạ.
+ Viết là dân trong các từ ngữ: …………………………………………………………………………………………..
+ Viết là dâng trong các từ ngữ: ………………………………………………………………………………………..
Bài tập 10. Viết 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au:
ao |
1………………………………. |
2……………………………. |
3……………………………. |
au |
2………………………………. |
2…………………………….. |
3……………………………….. |
Bài tập 11.
a) Đặt câu để phân biệt các tiếng sau
– da: ………………………………………………………………………………………………………………………………
– ra: ……………………………………………………………………………………………………………………………..
– gia: ………………………………………………………………………………………………………………………………
– dao: ……………………………………………………………………………………………………………………………..
– rao: ………………………………………………………………………………………………………………………………
– giao: ……………………………………………………………………………………………………………………………
b) Điền vào chỗ trống từ chứa tiếng có vần uôn hoặc uông:
– Đồng ………………………….. quê em………………………………. xanh tốt.
– Nước từ trên nguồn đổ………………………….. chày…………………….. cuộn.
Bài tập 12. Điền ng hoặc ngh
…….ười cha, con ……..é, suy ……..ĩ, ………on miệng.
Bài tập 13. Điền vào chỗ trống:
a) tr hoặc ch:
con …….ai, cái ……..ai, …….ồng cây, ………ồng bát
b) at hoặc ac:
bãi c….., c….. con, lười nh…., nhút nh……
Bài tập 14. Chọn l hay n điền vào chỗ trống và giải các câu đố sau:
a)
Chim gì hay …ói nhiều …ời?
(Là chim gì?)…………………….
b)
Cái gì …ưu giữ …óng
Ruột …úc …ào cũng sôi?
(Là cái gì?)…………………………………..
Bài tập 15: Tìm 4 tên con vật được viết bắt đầu bằng l.
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài tập 16: Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:
a) con …, … thuốc, trái …, kim …. (tim, tiêm)
b) … chắn, … đấu, … tranh, cơm …. (chín, chiến)
Bài tập 17: Điền vào chỗ trống ăt hay ăc:
Con dao rất …´….
Tay cầm con dao
Làm sao cho ch ..´..
Để mà dễ c ..´..
Để mà dễ ch…..
Ch….. củi chặt cành.
Bài tập 18: Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống đế tạo từ:
a) đôi…….., ………. công chuyện, vướng …………, tinh ………. (mắc, mắt)
b) …….. nhịp, phía ……..…, ………….. bếp, đánh …………… (bắt, bắc)
Bài tập 19. Tìm và viết vào chỗ trống:
Ba tiếng có vần ui |
Ba tiếng có vần uy |
M: núi…………………………… |
M: (tàu) thuỷ,…………………….. |
Bài tập 20.
a) Viết tiếp vào chỗ trống những từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch:
chăn, chiếu, ………………………………………………………………………………………………………………………
– Ba tiếng có thanh hỏi
M: nhảy, ………………………………………………………………………………………………………………………….
– Ba tiếng có thanh ngã.
M: vẫy,………………………………………………………………………………………………………………………….
Bài tập 21. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:
a) ngày ……….., ………. mắn, hoa ………….., họa …………., …………. mặc. (mai, may)
b) xe …….…, nhà …………., …………….. nhà, gà ………..…, …………. móc. (mái, máy)
Bài tập 22. Giải câu đố sau:
Chẳng con cũng gọi là con
Uốn mình lượn khắp nước non xa gần
Phù sa bồi đắp bao lần
Đồng ngô, bãi mía kết thân đôi bờ.
(Là con gì?)
Bài tập 23. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:
a) …….. mạc, …….… lạ, …….… xôi, ……… lầy. (sa, xa)
b) ………. đẹp, ……….. lạnh, ……… sẽ, …… cát. (se, xe)
Bài tập 24. Điền ât hay âc vào chỗ trống
a) Tấc đất t ..´… vàng.
b) Người ta là hoa đ..´…
c) Ăn ngay nói th…̣..
Bài tập 25. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:
a) thứ ………, ……. thang, …….. tanh tách, …….. nút chai. (bậc, bật)
b) đôi…..…, ………. đất, ……… cả, ………. bật. (tất, tấc)
Đáp án bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả
Bài tập 1. a) ngủ, ngô;
b) nghé, nghiêng, ngẫm nghĩ.
Bài tập 2. Ghép: giấc ngủ, lắng nghe, ngoan ngoãn, suy nghĩ.
Bài tập 3. Nghề – nghề nông.
Bài tập 4. a) Chưa, trưa, trời, chang chang;
b) Trong, chạn, chén, chai, chảo.
Bài tập 5. a) thuỷ triều, buổi chiều, chiều chuộng, triều đình.
b) trung thu, chung kết, trung thành, chung thuỷ.
Bài tập 6. ổ. trẻ, thể, rửa, sẽ, để, thể, khoẻ.
Bài tập 7. kể, chẳng, lưỡi, chẳng, chỉ, nhử, giữa.
Bài tập 8. Viết vào chỗ trống trong bảng:
3 chữ có iê |
3 chữ có yê |
M: con kiến, hiền, biểu, chiếu, tiền, tiếng |
M: yên tĩnh, khuyên, yến, truyện, chuyển |
Bài tập 9. Điền tiếp vào chỗ trống một vài từ ngữ để phân biệt nghĩa của các tiếng in đậm:
a) – Hòa dỗ em đội mũ để đi ăn giỗ ông ngoại.
+ Viết là dỗ trong các từ ngữ sau: dạy dỗ, dỗ dành,…
+ Viết là giỗ trong các từ ngữ sau: ăn giỗ, đám giỗ, giỗ tổ Hùng vương, ngày giỗ,…
– Chúng tôi lênh đênh trên dòng sông ròng rã ba ngày.
+ Viết là dòng trong các từ ngữ sau: dòng sông, dòng suối, dòng nước, dài dòng, dòng kẻ,…
+ Viết là ròng trong các từ ngữ sau: ròng rọc, nước ròng, ròng rã,…
b) – Tôi viết những vần thơ về vầng trăng quê hương.
+ Viết là vần trong các từ ngữ sau: vần vũ, học vần, đánh vần,.
+ Viết là vầng trong các từ ngữ sau: vầng trán, vầng trăng,…
– Dân làng dâng lên nhà vua nhiều của ngon vật lạ.
+ Viết là dân trong các từ ngữ sau: dân chúng, dân số, dân tộc, dân sinh, dân dã, nhân dân,…
+ Viết là dâng trong các từ ngữ sau: dâng hiến, dâng lễ, dâng cao,…
Bài tập 10. Viết 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au:
ao |
1. chào cờ, cơn bão |
2. trao đổi, con cáo |
3. ngôi sao, dao, cháo |
au |
1. rau cải, báu vật |
2. cây cau, đau |
3. lau bảng, cháu, mau |
Bài tập 11. a) Đặt câu để phân biệt các tiếng trong mỗi bảng sau:
– da: Da em bé trắng hồng.
– ra: Cô giáo vừa bước ra khỏi lớp.
– gia: Gia đình em rất yêu thuơng nhau.
– dao: Con dao này sắc quá.
– rao: Cô bán bánh rao khản giọng mà chẳng ai mua.
– giao: Cô giáo giao rất nhiều bài tập về nhà.
b) Điền vào chỗ trống từ chứa tiếng có vần uôn hoặc uông
– Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt.
– Nước từ trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn.
Bài tập 12. Điền ng hoặc ngh:
người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng
Bài tập 13. Điền vào chỗ trống:
a) tr hoặc ch
con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát
b) at hoặc ac
bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát
Bài tập 14. a) nói, lời – chim sáo;
b) lưu, nóng, lúc nào – phích nước.
Bài tập 15. Chẳng hạn: la, lừa, lợn, lươn.
Bài tập 16. a) con tim, tiêm thuốc, trái tim, kim tiêm.
b) chín chắn, chiến đấu, chiến tranh, cơm chín.
Bài tập 17. sắc, cắt, chắc, chặt, chặt.
Bài tập 18. a) đôi mắt, mắc công chuyện, vướng mắc, tinh mắt.
b) bắt nhịp, phía bắc, bắc bếp, đánh bắt.
Bài tập 19. Tìm và viết vào chỗ trống:
Ba tiếng có vần ui |
Ba tiếng có vần uy |
M: núi, túi, vui, chui, mùi, múi, |
M: (tàu) thủy, lũy (tre) hủy (bỏ), huy (hiệu), khuy áo, suy nghĩ, |
Bài tập 20. a) Ghi tiếp vào chỗ trống những từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch:
chăn, chiếu, chai, chạn, chén, chậu, chảo, chày, chổi, ….
a) Tìm trong bài tập đọc Con chó nhà hàng xóm:
– Ba tiếng có thanh hỏi.
M: nhảy, mải, kể, hỏi, thỉnh thoảng, hiểu, ….
– Ba tiếng có thanh ngã.
M: vẫy, gỡ, ngã, bác sĩ, ….
Bài tập 21. a) ngày mai, may mắn, hoa mai, hoạ may, may mặc.
b) xe máy, mái nhà, nhà máy, gà mái, máy móc.
Bài tập 22. Con sông.
Bài tập 23. a) sa mạc, xa lạ, xa xôi, sa lầy.
b) xe đạp, se lạnh, se sẽ, xe cát.
Bài tập 24. a) tấc ; b) đất ; c) thật.
Bài tập 25. a) thứ bậc, bậc thang, bật tanh tách, bật nút chai,
b) đôi tất, tấc đất, tất cả, tất bật.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả lớp 2 Bài tập chính tả lớp 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.