Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam được xem là “kho báu thiên nhiên”, nơi giữ gìn nguồn sống, dự trữ cả tương lai sinh tồn và sự phát triển nhân loại.
1 – Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ
Cách trung tâm TP.HCM 50km có một thảm xanh ngút ngàn. Đó là rừng ngập mặn Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2000. Qua hơn 20 năm, đến nay rừng ngập mặn Cần Giờ vẫn giữ vững vai trò là lá phổi xanh của khu vực phía Nam Việt Nam.
Nơi đây là một quần thể đa dạng các loài động thực vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.
Với cảnh quan tươi đẹp, rừng ngập mặn Cần Giờ được đánh giá là khu du lịch trọng điểm quốc gia. Đến đây, bạn có thể tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như khám phá đầm dơi, đi thuyền trên sông, quan sát đàn khỉ hoang dã, thăm sân chim hay lên tháp Tang Bồng cao 28m để ngắm toàn cảnh rừng ngập mặn Cần Giờ.



Nguồn ảnh: Internet
2 – Khu dự trữ sinh quyển Vườn Quốc gia Cát Tiên
Vườn Quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, cách TP.HCM 150km về phía Bắc. Đặc trưng của Vườn Quốc gia này là rừng nhiệt đới đất thấp ẩm ướt, là nơi trú ngụ của hàng ngàn loại động – thực vật, trong đó có nhiều loại đặc biệt quý hiếm như gà so cổ hung, cá sấu nước ngọt, chim công, trĩ, đà điểu…
Ngoài ra, các dấu tích khảo cổ học được phát hiện trong Vườn Quốc gia cũng cho thấy khu vực này đã từng tồn tại một nền văn hóa cổ. Hiện nay, các dân tộc này vẫn còn bảo lưu nhiều văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội đặc sắc cũng như phong tục, tập quán, nghề thủ công truyền thống.
Với không gian xanh mát, trong lành cùng nhiều tuyến tham quan thú vị, Vườn Quốc gia Cát Tiên sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ. Tới đây, bạn có thể đi bộ xuyên rừng tham quan hệ động thực vật, đi thuyền “thăm” cá sấu trên hồ Bàu Sấu, tham quan đảo Tiên nơi có Trạm cứu hộ gấu, khám phá cuộc sống về đêm của động vật hoang dã, dừng chân ở bản Tà Lài và trải nghiệm văn hóa của người dân tộc thiểu số.

3 – Khu dб»± trб»Ї sinh quyб»ѓn Quбє§n Д‘бєЈo CГЎt BГ
Nằm trên địa phận đảo Cát Bà, VQG Cát Bà chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2004. Với quần thể sinh vật phong phú và độc đáo, đây là địa điểm thích hợp để bạn tới tham quan, khám phá.
VQG được xem là một trong những nơi có đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam, hội tụ nhiều hệ sinh thái khác nhau như: rừng ngập mặn, rừng trên núi đá vôi, rừng biển với các rạn san hô… Đặc biệt, đây còn là nơi sinh sống của loài đặc hữu như voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng, quạ khoang, sóc đen…
Ngoài ra, VQG Cát Bà còn thu hút khách du lịch bởi những giá trị về lịch sử loài người. Những di tích khảo cổ học được tìm thấy ở đây chỉ ra rằng có thể con người đã sinh sống tại vùng đất ngay từ 6.000-7.000 năm về trước. Đến khám phá VQG Cát Bà, bạn có thể tham gia các hoạt động du lịch sinh thái rừng, khám phá vịnh kết hợp lặn ngắm san hô, du lịch cộng đồng, tìm hiểu cuộc sống của ngư dân địa phương.



Nguồn ảnh: Internet
4 – Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng
Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
Với diện tích hơn 105 nghìn ha, khu vực có 2 vùng lõi gồm VQG Xuân Thuỷ và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải cùng nhiều diện tích bãi bồi rộng lớn. Khu sinh quyển đang lưu giữ những giá trị đa dạng sinh học phong phú với khoảng 200 loài chim quý hiếm. Rừng ngập mặn nơi đây được ví như bức tường xanh bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão, nước biển dâng, thậm chí cả thảm họa sóng thần.
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan và tìm hiểu về thế giới tự nhiên và du lịch đồng quê.



Nguồn ảnh: Dân trí
5 – Khu dự trữ sinh quyển Ven biển và biển đảo Kiên Giang
Đây là Khu dự trữ sinh quyển lớn nhất trong Đông Nam Á chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan cũng như hệ sinh thái, bao trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải.
Khu vực có 3 vùng lõi thuộc VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương-Kiên Hải. Cả 3 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển đều là những điểm đến hấp dẫn cho những ai thích khám phá thiên nhiên. Nếu như rừng tràm trên đất than bùn là điểm nổi bật của hệ sinh thái úng phèn ở U Minh Thượng thì VQG Phú Quốc là nơi có nhiều sông suối, các bãi tắm chạy dài dọc bờ biển và những rạn san hô lộng lẫy sắc màu.


Nguồn ảnh: Internet
Đăng bởi: Bá Phúc