Bạn đang xem bài viết Bạn có chắc rằng bạn phân biệt được đâu là gạch, đâu là chất thải tôm? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một trong những vấn đề khi các chị em sơ chế hay nấu tôm là không biết nên giữ hay bỏ đầu tôm vì không rõ chất nhầy trong đầu tôm là gì? Mới đây một bài viết đến từ tài khoản Facebook Nguyet Nguyen trong nhóm Yêu Bếp (Esheep Kitchen family) đã chia sẻ một vài kiến thức hữu ích về chủ đề này và đã nhận về hơn 5,000 lượt thích và rất nhiều bình luận và chia sẻ trong chưa đầy 24 giờ. Cùng xem những chia sẻ này là gì nhé.
Gạch tôm là gì?
Cũng giống như loài cua, tôm cũng có phần gạch nhưng ít hơn và là phần chứa tế bào sinh dục của tôm, tập trung ở phần đầu của tôm.
Đối với tôm đực nó là hệ thống sinh tinh để duy trì nòi giống. Còn đối với tôm cái, đó là buồng trứng. Những trứng chín sẽ chuyển xuống bụng/yếm của con cái, còn trứng đã được thụ tinh sẽ được bảo vệ trong bụng con cái một thời gian trong mùa sinh sản, sau khi nở thành công sẽ được đưa ra môi trường nước bên ngoài.
Chất thải tôm là gì?
Chất thải của tôm của cũng nằm trên đầu tôm và nằm gọn trong một cái túi nhỏ như bao tử (túi sau khi luộc có vị dai dai) nối liền với ruột tôm (phần chỉ đen nằm trên sống lưng của tôm chạy dài xuống đến đuôi). Cũng như cá đồng và cá nuôi, tôm sông tự nhiên thì phần bao tử tôm rất nhỏ và cũng vì thế mà rất khó để nhận ra chất thải của tôm, nhưng tôm nuôi thì rất dễ nhìn thấy phần chất thải có màu đen hoặc xám trên đầu. Khi tôm chín, bộ phận này se cứng lại nằm tròn vo trong cái túi bao tử bé như đầu đũa nhỏ.
Đây cũng là phần chị em nên lưu ý lấy hết ra cùng với phần chỉ đen trên lưng của tôm để tránh tôm bị tanh nhé.
>> Tham khảo thêm: Cô gái trẻ chia sẻ bí quyết làm sạch cả trăm con tôm không cần lột vỏ chỉ với 1 chiếc muỗng
Sau bài chia sẻ của chị Nguyet Nguyen, cũng đã có một số bình luận chia sẻ cách tránh nhầm lẫn giữa gạch tôm và chất thải tôm như sau: đối với những loại tôm tự nhiên (hoặc tôm ốm) sẽ chứa ít chất thải, nên túi chất thải có màu trắng. Còn những loại tôm nuôi (tôm được cho ăn nhiều) sẽ có nhiều chất thải nên túi chất thải sẽ có màu đen hoặc xám.
Đó là hai đặc điểm rõ ràng nhất mà bạn có thể dựa vào để phân biệt giữa gạch tôm và chất thải tôm. Khi bóc vỏ tôm bạn hãy chú ý gạch tôm là phần có màu vàng (cam hoặc đỏ) rất đẹp và nổi bật, có vị béo, còn chất thải tôm chỉ là một viên màu đen tròn nhỏ trên đầu tôm. Tôm có vỏ xanh càng đậm thì màu gạch tôm càng đẹp. Còn xét về mùi gạch tôm, thì chị Nguyet Nguyen so sánh mùi này giống như mùi sầu riêng vậy vì có người cho là hấp dẫn nhưng có người lại “xa lánh” vì tanh.
Chị Nguyet Nguyen cũng cho biết thêm, ở đồng bằng sông Cửu Long thì hầu hết tỉnh nào cũng có tôm tự nhiên nhưng tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang do đây là những vùng nước lợ phù hợp cho việc sinh sản của loài tôm mỗi khi đến mùa.
Trên đây là chia sẻ của chị Nguyet Nguyen trong group Yêu Bếp (Esheep Kitchen family) về cách phân biệt gạch tôm và chất thải tôm. Hãy lưu về ngay để những món tôm của bạn thêm phần ngon và sạch hơn nha.
Kinh nghiệm hay Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bạn có chắc rằng bạn phân biệt được đâu là gạch, đâu là chất thải tôm? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.