Bản lề là một trong những điểm nhấn của laptop, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sự tiện dụng mà sản phẩm mang lại. Cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu các loại bản lề laptop hiện nay cũng như các thông tin khác về bản lề laptop nhé!
Bản lề laptop là gì?
Bản lề laptop là bộ phận kết nối và cố định giữa màn hình với phần thân của laptop, nhờ đó người dùng có thể mở – gập màn hình linh hoạt hơn để thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Cấu tạo của bản lề laptop
Tùy theo mỗi dòng laptop mà bản lề có cấu tạo khác nhau. Nhìn chung, bản lề laptop gồm có các bộ phận cơ bản như sau:
- 2 trục để gập và mở màn hình.
- 2 thanh định vị màn hình.
- 2 đế bản lề giúp vặn ốc định vị vào thân máy laptop.
Trước đây, chất liệu bản lề được làm bằng antimon (còn gọi là nhôm cháy) nhưng lại có đặc tính giòn, dễ gãy và mài mòn. Vì thế, người ta đã thay bản lề laptop bằng chất liệu long đền (làm từ inox hoặc hợp kim thép) và ốc, để giảm thiểu tình trạng bị gãy, đồng thời giúp cố định và làm cho cho bản lề có tính linh hoạt hơn.
Bên trong bản lề còn chứa dây cáp màn hình, kết nối giữa bo cao áp của màn hình với mainboard của laptop.
Các loại bản lề laptop phổ biến hiện nay
Trên thị trường, bạn có thể thấy 6 loại bản lề laptop phổ biến hiện nay là:
Bản lề phẳng
Bản lề laptop phẳng có kiểu khung gập, giúp cho laptop có thể mở góc từ 0 – 100 độ và thường được sử dụng phổ biến nhất trên các dòng laptop từ giá rẻ cho đến cao cấp.
Bản lề phẳng có độ bền cao, giúp người dùng dễ dàng thao tác mỗi khi sử dụng và có thể đóng mở nhiều lần mà không bị gãy. Tuy nhiên, loại bản lề này thường khiến cho laptop tản nhiệt kém vì góc mở không được lớn.
Bản lề gập 360 độ
Bản lề laptop gập 360 độ là kiểu bản lề có khả năng mở rộng 360 độ, góp phần làm cho laptop có kiểu dáng sang trọng và nhìn thẩm mỹ hơn. Laptop có bản lề này thường thấy ở các dòng laptop 2 trong 1 của rất nhiều hãng laptop trên thị trường, phần lớn là laptop dành cho doanh nhân.
Tuy nhiên, độ bền của bản lề này thấp hơn so với bản lề phẳng, thậm chí sẽ gặp phải hiện tượng giòn và dễ gãy hơn khi sử dụng sau khoảng thời gian dài.
Bản lề Ergolift
Bản lề laptop dạng Ergolift có góc nâng cao lên khoảng 3 độ giúp cho laptop trở thành điểm kê tay lý tưởng khi người dùng đánh máy và hỗ trợ cho các luồng khí nóng thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Không những thế, góc máy có thể được mở rộng lên đến 140 độ.
Tuy nhiên, bản lề Ergolift có thể khiến cho phần đáy màn hình bị chà xát nhiều trên mặt phẳng và làm cho phần cao su bị mòn theo thời gian. Bạn có thể thấy loại bản lề này được sử dụng trên một số hãng laptop như: MSI, Dell và ASUS.
Bản lề 180 độ
Bản lề laptop 180 độ giúp cho laptop có thể mở rộng 180 độ, nhờ đó thuận tiện cho việc chia sẻ góc nhìn với người khác khi làm việc hoặc học nhóm.
Chất liệu bản lề này được làm bằng nhựa hoặc nhôm, độ bền tương đối ổn và giúp cho người dùng có tư thế thoải mái khi theo dõi nội dung hiển thị trên màn hình.
Bản lề nam châm có thể tháo rời
Bản lề nam châm có thể tháo rời chỉ xuất hiện trên dòng máy Surface Pro (lai giữa laptop với máy tính bảng).
Dòng Surface này có phần đáy màn hình laptop được thiết kếbằng nam châm có khả năng hút dính tốt, giúp tháo rời linh hoạt giữa màn hình và thân máy dễ dàng, thuận tiện cho việc di chuyển và sử dụng.
Bản lề điểm tựa động (Dynamic Fulcrum Hinghe)
Bản lề laptop điểm tựa động đã được Microsoft đăng ký bản quyền sáng chế, vì loại bản lề này được chế tạo dành riêng cho dòng máy tính Surface Book của hãng.
Bộ phận bên trong của bản lề gồm có nhiều đốt cơ học, có thể xếp liên tiếp với nhau khi cuộn lại và trở thành điểm tựa cho nhau khi được mở ra. Tuy nhiên, khi mở laptop thì phần màn hình có thể trôi ra ngoài nhiều hơn chút so với laptop thông thường.
Bản lề điểm tựa động thường thấy trên dòng laptop Microsoft cao cấp với giá thành khá cao khoảng 20 – 30 triệu đồng (cập nhật tháng 02/2023).
Cách gập mở màn hình đúng kĩ thuật để bảo vệ bản lề
Dù sử dụng laptop với kiểu bản lề nào thì bạn cũng nên chú ý đến cách gập mở màn hình sao cho đúng kỹ thuật như sau:
- Hãy dùng 1 tay giữ phần thân máy và 1 tay đặt vào vị trí giữa màn hình để phân tán lực mở đều ra 2 bên, nhờ đó hạn chế sự mất cân bằng lực làm gây hỏng bản lề laptop.
- Nên vệ sinh laptop định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ bụi bẩn và tra dầu bôi trơn vào trục bản lề để gập mở máy dễ dàng hơn, nhất là phát hiện kịp thời tình trạng khô dầu ốc bản lề và lớp vỏ nhựa bọc chân ốc bị giòn.
- Thao tác mở và đóng gập máy cần nhẹ nhàng.
- Nên sử dụng thêm túi chống sốc nếu di chuyển laptop thường xuyên.
Một số nguyên nhân và cách khắc phục bản lề laptop bị lỗi
Nguyên nhân làm hỏng bản lề laptop
- Thao tác lắp máy không đúng quy trình hoặc thiếu kinh nghiệm khi sửa chữa có thể làm gãy bản lề.
- Va chạm mạnh khi bảo quản và di chuyển laptop không đúng cách.
- Không bảo dưỡng và vệ sinh laptop định kỳ, nhờ thế mà không phát hiện được tình trạng gây hỏng bản lề.
- Gập và mở máy với lực lớn, không đúng cách.
- Thao tác gập và mở máy liên tục.
Cách khắc phục bản lề laptop bị lỗi, bị hỏng
Khi bản lề laptop bị hỏng, bạn hãy thực hiện việc kiểm tra và cách sửa như sau:
– Với bản lề laptop bị lỗi nhẹ: Bạn hãy kiểm tra xem mức độ hư hỏng, rồi tiến hành vệ sinh và bôi trơn bản lề để giúp thao tác đóng mở gập màn hình dễ dàng và không bị cứng.
– Với bản lề laptop bị hỏng nặng: Bạn không được dùng keo 502 hoặc chất dán bất kỳ nào để dán vì có thể khiến cho bản lề bị hỏng nặng hơn. Lúc này, bạn hãy:
- Đối với bản lề gãy: Bạn hãy gia công hàn bản lề, rồi tiến hành tra dầu và xả ốc bản lề, nhờ đó giảm bớt lực khi gập mở máy.
- Đối với bản lề có phần chân ốc bị hỏng: Bạn có thể sử dụng nhựa PVC để tái tạo phần vỏ chân ốc bằng cách sử dụng máy tạo hình để đúc khuôn chân ốc. Sau đó, bạn tiến hành gắn vào phần vỏ vào vị trí cũ là được.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bản lề laptop là gì cùng với các loại bản lề laptop trên thị trường hiện nay ra sao rồi nhé!