Bạn đang xem bài viết Bảng nguyên tử khối lớp 8 chính xác, đầy đủ nhất 2020 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bảng nguyên tử khối là một công cụ bổ trợ cực kì quan trọng dành cho bạn trong việc giải các bài tập hóa học, nhất là phần hóa vô cơ. Nắm rõ và ghi nhớ chính xác những thông tin có trong bảng hóa học này sẽ giúp các bạn tự tin và nhanh nhạy hơn mỗi khi bước vào bất kì mùa thi hay đợt kiểm tra nào. Vậy bảng nguyên tử khối là gì? Bảng này bao gồm những thông tin quan trọng như thế nào? Nếu muốn giải đáp thắc mắc này cho mình một cách cặn kễ nhất, hãy dành ra ít phút để theo dõi bài viết dưới đây cùng Wiki Cách Làm nhé!
Nguyên tử khối là gì?
1. Khái niệm nguyên tử khối
Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử. Đơn vị của nguyên tử khối là cacbon hoặc là một đơn vị khối lượng nguyên tử được quy ước là 1 đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng một nguyên tử cacbon -12 ở trạng thái nghỉ.
Trong mỗi nguyên tố đều có notron, proton và electron, tổng khối lượng của chúng sẽ làm nên nguyên tử khối. Nhưng do electron có khối lượng không đáng kể nên thường khi nhắc đến nguyên tử khối của một nguyên tử nào đó tức là nhắc đến khối lượng của notron và proton có trong chúng. Mỗi nguyên tố có số lượng notron và proton khác nhau nên chúng sẽ có nguyên tử khối khác nhau.
2. Đơn vị của nguyên tử khối
Nguyên tử khối có đơn vị là Cacbon, đây là đơn vị sử dụng để đo khối lượng nguyên tử, có ký hiệu là đvC.
Do nguyên tố cacbon có đồng vị vô cùng phổ biến là C12, cộng với đó là khả năng sai số rất thấp nên Viện đo lường Quốc tế đã thống nhất chọn nguyên tố này làm đơn vị cho nguyên tử khối.
Bảng nguyên tử khối chính xác, đầy đủ nhất
Số p | Tên nguyên tố | Ký hiệu hóa học | Nguyên tử khối | Hóa trị |
1 | Nguyên tử khối của Hiđro | H | 1 | I |
2 | Nguyên tử khối của Heli | He | 4 | |
3 | Nguyên tử khối của Liti | Li | 7 | I |
4 | Nguyên tử khối của Beri | Be | 9 | II |
5 | Nguyên tử khối của Bo | B | 11 | III |
6 | Nguyên tử khối của Cacbon | C | 12 | IV, II |
7 | Nguyên tử khối của Nitơ | N | 14 | III,II,IV,… |
8 | Nguyên tử khối của Oxi | O | 16 | II |
9 | Nguyên tử khối của Flo | F | 19 | I |
10 | Nguyên tử khối của Neon | Ne | 20 | |
11 | Nguyên tử khối của Natri | Na | 23 | I |
12 | Nguyên tử khối của Mg(Magie) | Mg | 24 | II |
13 | Nguyên tử khối của Nhôm | Al | 27 | III |
14 | Nguyên tử khối của Silic | Si | 28 | IV |
15 | Nguyên tử khối của Photpho | P | 31 | III, V |
16 | Nguyên tử khối của Lưu huỳnh | S | 32 | II,IV,VI,… |
17 | Nguyên tử khối của Clo | Cl | 35,5 | I,… |
18 | Nguyên tử khối của Agon | Ar | 39,9 | |
19 | Nguyên tử khối của Kali | K | 39 | I |
20 | Nguyên tử khối của Canxi | Ca | 40 | II |
24 | Nguyên tử khối của Crom | Cr | 52 | II,III |
25 | Nguyên tử khối của Mangan | Mn | 55 | II,IV,VII,… |
26 | Nguyên tử khối của Sắt | Fe | 56 | II,III |
29 | Nguyên tử khối của Đồng | Cu | 64 | I,II |
30 | Nguyên tử khối của Kẽm | Zn | 65 | II |
35 | Nguyên tử khối của Brom | Br | 80 | I,… |
47 | Nguyên tử khối của Ag (Bạc) | Ag | 108 | I |
56 | Nguyên tử khối của Bari | Ba | 137 | II |
80 | Nguyên tử khối của Thuỷ ngân | Hg | 201 | I,II |
82 | Nguyên tử khối của Chì | Pb | 207 | II,IV |
Ứng dụng của bảng nguyên tử khối vào môn hóa học
Bảng nguyên tử khối là bảng hóa học mà giáo viên bắt buộc học sinh phải ghi nhớ để có thể ứng dụng vào việc giải các bài tập tính toán của phần hóa vô cơ. Hầu như bài tập nào nằm trong phần này cũng đều cần ứng dụng bảng nguyên tử khối và dưới đây chính là 2 dạng bài tập thường gặp nhất mà chúng tôi muốn đề cập đến cho các bạn.
1. Tìm nguyên tố trong một hợp chất hóa học
Đây là dạng bài tập thông dụng và quen thuộc nhất ngay từ những ngày đầu bạn làm quen với phần hóa vô cơ. Dưới đây là một ví dụ đơn giản nhất:
Bài tập ví dụ
Hợp chất của kim loại M với nhóm PO4 có công thức là M3(PO4)2. PTK = 267. Tính toán để xác định M là nguyên tố nào?
Hướng dẫn giải bài tập
M3(PO4)2 = 267
ó3 M + 2 (31 + 4. 16) = 267
=>M = (267 -190): 3 = 24
+ Tra bảng 1 SGK/ 42 g M là nguyên tố Magie (Mg).
2. Xác định nguyên tố hóa học dựa vào nguyên tử khối
Dạng bài tập này thì khó hơn dạng bài tập ở trên một chút và chúng thường được xuất hiện dưới dạng bài thi trắc nghiệm. Có một ví dụ điển hình cho dạng bài tập này là:
Bài tập ví dụ
Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. Xác định tên và KHHH của nguyên tố X.
Hướng dẫn giải bài tập
X = 3,5 . O = 3,5 . 16 = 56
=> X là nguyên tố sắt, KHHH Fe.
Cách ghi nhớ bảng nguyên tử khối chính xác và nhanh nhất
Bảng nguyên tử khối được ứng dụng cho việc xử lý các bài tập của phần hóa vô cơ và bạn buộc phải ghi nhớ chúng nếu muốn giải các bài tập nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhất. Thông thường đối với những bài tập đầu tiên, để giúp học sinh có thể làm quen với dạng bài tập này, người ra đề sẽ cung cấp sẵn phân tử khối của các nguyên tử. Tuy nhiên khi bước vào những dạng bài tập nâng cao hơn thì phần thông tin cung cấp này sẽ bị liệt bỏ, đòi hỏi bạn phải ghi nhớ thì mới có thể giải bài tập nhanh chóng được.
1. Ghi nhớ bảng nguyên tử khối qua thơ
Ghi nhớ bảng nguyên tử khối qua thơ là cách làm thông minh nhất. Bài thơ có vần có điệu sẽ giúp các bạn ghi nhớ các thông tin trong bảng nguyên tử khối một cách dễ dàng, bớt gây cảm giác khô khan hay nhàm chán. Thậm chí còn có thể giúp bạn yêu thích học môn hóa hơn nữa đấy. Dưới đây là bài thơ tóm tắt nội dụng từ bảng nguyên tử khối:
“Hai ba Natri (Na=23)
Nhớ ghi cho rõ
Kali chẳng khó
Ba chín dễ dàng (K=39)
Khi nhắc đến Vàng
Một trăm chín bảy (Au=197)
Oxi gây cháy
Chỉ mười sáu thôi (O=16)
Còn Bạc dễ rồi
Một trăm lẻ tám (Ag =108)
Sắt màu trắng xám
Năm sáu có gì (Fe=56)
Nghĩ tới Beri
Nhớ ngay là chín (Be=9)
Gấp ba lần chín
Là của anh Nhôm (Al=27)
Còn của Crôm
Là năm hai đó (Cr=52)
Của Đồng đã rõ
Là sáu mươi tư (Cu =64)
Photpho không dư
Là ba mươi mốt (P=31)
Hai trăm lẻ một
Là của Thủy Ngân (Hg=201)
Chẳng phải ngại ngần
Nitơ mười bốn (N=14)
Hai lần mười bốn
Silic phi kim (Si=28)
Can xi dễ tìm
Bốn mươi vừa chẵn (Ca=40) Mangan vừa vặn
Con số năm lăm (Mn=55)
Ba lăm phẩy năm
Clo chất khí (Cl=35.5)
Phải nhớ cho kỹ
Kẽm là sáu lăm (Zn=65)
Lưu huỳnh chơi khăm
Ba hai đã rõ (S=32)
Chẳng có gì khó
Cacbon mười hai (C=12)
Bari hơi dài
Một trăm ba bảy (Ba=137)
Phát nổ khi cháy
Cẩn thận vẫn hơn
Khối lượng giản đơn
Hiđrô là một (H=1)
Còn cậu Iốt
Ai hỏi nói ngay
Một trăm hai bảy (I=127)
Nếu hai lẻ bảy
Lại của anh Chì (Pb =207)
Brôm nhớ ghi
Tám mươi đã tỏ (Br = 80)
Nhưng vẫn còn đó
Magiê hai tư (Mg=24)
Chẳng phải chần trừ
Flo mười chín (F=19).”
(Sưu tầm)
2. Ghi nhớ bảng nguyên tử khối nhờ việc làm bài tập thường xuyên
Thường xuyên làm bài tập phần hóa vô cơ là cách giúp bạn ghi nhớ bảng nguyên tử khối chính xác và đơn giản nhất. Việc này có lợi rất lớn vì làm bài tập nhiều sẽ giúp các bạn xử lý các bài tập tương đương nhanh hơn và chính xác hơn khi kiểm tra, thi cử. Đặc biệt việc nhắc đi nhắc lại các nguyên tử khối khi giải bài tập dạng này sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều ấn tượng trí nhớ, giúp bạn nhanh nhạy hơn mỗi khi đã tìm ra phân tử khối của một nguyên tử nào đó và lúc này việc xác định nguyên tố sẽ không thể làm khó bạn nữa.
Wiki Cách Làm vừa cung cấp cho bạn những khái niệm cũng như nội dung liên quan đến bảng nguyên tử khối trong hóa học. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã gợi ý luôn cho các bạn những cách ghi nhớ bảng hóa học này thật nhanh, thật chính xác để việc giải bài tập trong môn hóa học không còn khiến bạn e ngại nữa. Chúc bạn gặt hái thành công cao nhất trong mọi kì thi và đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bảng nguyên tử khối lớp 8 chính xác, đầy đủ nhất 2020 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.