Bạn đang xem bài viết Bánh trung thu có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mỗi dịp đến rằm tháng tám, khi nhắc đến rước đèn, phá cỗ người ta cũng không quên nhắc đến bánh Trung thu. Là một loại bánh ngon hấp dẫn với đủ loại hương vị, bánh Trung thu luôn biết cách giữ chân mọi người nhớ đến chúng nhiều hơn. Cùng tìm hiểu ngay nguồn gốc và ý nghĩa của loại bánh này nha.
Nguồn gốc bánh Trung thu
Nguồn gốc bánh Trung thu từ Trung Quốc
Bánh Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó được truyền bá rộng rãi đến Việt Nam. Theo truyền thuyết từ Trung Quốc thì vào cuối thời Nguyên, trong 1 cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo, để có thể truyền thông tin và mệnh lệnh một cách bí mật, người dân đã làm ra những chiếc bánh hình tròn, bên trong có nhét thêm một tờ giấy có ghi thời gian để khởi nghĩa bắt đầu là lúc trăng sáng nhất, tức là vào rằm tháng 8.
Sau đó những chiếc bánh này được người ta truyền đi khắp nơi và trở thành một phương tiện liên lạc an toàn lại vô cùng hiệu quả. Cũng từ chiếc bánh mà tin tức về cuộc khởi nghĩa đã được lan rộng nhanh chóng khắp nơi. Từ đó người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm việc ấy.
Sự tích bánh Trung thu Việt Nam
Ngày xưa, có một nàng tiên tên Hằng Nga ở trên trời rất xinh đẹp, cai quản cả vầng trăng. Hằng Nga rất yêu trẻ con nên mong ước của nàng là một lần được xuống trần gian chơi với các em bé, nhưng do quy định nên không được phép.
Hôm nọ, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào dịp Rằm tháng 8 có trăng tròn nhất, ai làm bánh ngon và đẹp, lạ mắt nhất sẽ được trọng thưởng.
Điều này khiến Hằng Nga rất thích thú và tham gia ngay. Khi xuống nhân gian tham khảo thì nàng gặp được Cuội – chàng hay nói dóc, thường tụ họp nhiều trẻ em trong làng vào mỗi tối để kể chuyện tầm phào.
Ngoài việc hay nói dóc thì Cuội rất giỏi nấu ăn, hay làm bánh cho những đứa trẻ ăn nên Cuội rất được trẻ em yêu quý. Thấy vậy, Hằng Nga mới mở lời nhờ Cuội cùng nàng làm ra loại bánh đặc biệt. Cuội đã sáng kiến, làm ra loại bánh nướng với nhiều nguyên liệu như: trứng, mè, thịt, lạp xưởng, hạt sen,…
Cuối cùng, thành phẩm những chiếc bánh thơm phức ra lò, những đứa trẻ ăn đều khen ngon. Khi đến thời hạn trở lại thiên đình, Hằng Nga đã đem loại bánh trên để dự thi, từ biệt chàng Cuội tài năng, tốt bụng.
Nhưng vì Cuội không nỡ xa Hằng Nga nên đã nắm chặt tay nàng và một điều bất ngờ xảy ra là chàng đã bị kéo lên cung trăng. Trong khi đó, Hằng Nga cũng giành giải với món bánh chưa được đặt tên, được Ngọc Hoàng sau đó đặt là bánh Trung thu và ban cho nàng một điều ước như đã hứa.
Nàng đã ước rằng, mỗi dịp ngày Rằm tháng 8 sẽ được cùng Cuội xuống nhân gian vui đùa, chơi với các em nhỏ. Điều ước được chấp thuận, từ đó Ngọc Hoàng cũng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung thu”
Ý nghĩa bánh Trung thu
Mặc dù du nhập về Việt Nam nhưng bánh Trung thu ngày nay đã ăn sâu vào trong trong tâm trí người Việt bởi những ý nghĩa mang giá trị nhân văn của chính nó.
Ở Việt Nam 2 loại bánh Trung thu truyền thống thịnh hành nhất là bánh dẻo và bánh nướng. Mỗi loại bánh đều có ý nghĩa khác nhau như sau:
Ý nghĩa theo các loại bánh
- Bánh trung thu dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng.
- Còn với bánh trung thu nướng, nó mang ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.
Ý nghĩa theo hình bánh tròn – vuông
- Bánh trung thu hình tròn thể hiện cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng tám biểu trưng cho sự vẹn nguyên, đủ đầy sự đoàn tụ viên mãn.
- Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.
Hiện nay, bánh Trung thu vẫn có nhiều hình dáng và các loại nhân cũng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng giá trị và ý nghĩa của bánh trung thu vẫn không thay đổi.
Các loại bánh Trung thu
Với sự sáng tạo không ngừng của nhiều đầu bếp, thợ bánh mà hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại bánh Trung thu khác nhau, trong đó phải kể đến như: Bánh trung thu truyền thống, bánh trung thu nhân đậu xanh, bánh trung thu nhân hạt sen, bánh trung thu trà xanh, bánh trung thu dẻo, bánh trung thu tiramisu,…
Tham khảo: Các loại bánh Trung thu phổ biến hiện nay
Cách làm bánh Trung thu
Nói về cách làm bánh Trung thu cũng đa dạng không kém, tùy vào sở thích, khả năng mà mỗi người có cách làm, cách thực hiện, sáng tạo ra những loại bánh có phần nhân và vỏ ngon, hấp dẫn.
Tham khảo: Cách làm bánh Trung thu chi tiết, đơn giản tại nhà
Một số câu hỏi về bánh Trung thu
Bánh Trung thu để được trong bao lâu?
Bánh Trung thu tự làm tốt nhất chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày, tùy theo loại bánh. Đối với bánh dẻo là khoảng 4 ngày, còn bánh nướng thì 7 ngày.
Trong khi đó, bánh Trung thu từ các thương hiệu sẽ được bảo quản lâu hơn lên đến khoảng 3 tháng, nhờ chứa chất bảo quản với hàm lượng cho phép.
Nếu bạn bóc vỏ bánh rồi thì nên dùng hết trong 1 ngày, không để lâu vì có thể vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc.
Tham khảo: Bánh trung thu để được bao lâu? Cách bảo quản bánh trung thu
Bánh Trung thu có bao nhiêu calo?
Trung bình trong 100g bánh trung thu sẽ có khoảng 143,2 calo, tuy nhiên vào từng loại nhân bánh, vỏ bánh và khối lượng mà có sự chênh lệch, ví dụ:
- Bánh Trung Thu dẻo nhân thập cẩm với cân nặng khoảng 170g sẽ chứa tới 566 calo.
- Bánh Trung Thu dẻo nhân đậu xanh, hạt sen có trọng lượng khoảng 200g thì sẽ chứa 455 calo.
- Bánh Trung Thu nướng nhân đậu xanh có trọng lượng 176g sẽ cung cấp 648 calo
- Bánh Trung Thu nướng nhân thập cẩm với kích cỡ 200g sẽ chứa tới 824 calo
Tham khảo: Bánh trung thu có bao nhiêu calo? Ăn nhiều có mập không?
Mua bánh Trung thu online ở đâu chính hãng, giá tốt
Hiện nay, không quá khó để bạn tìm mua một chiếc bánh Trung thu để thưởng thức hay dùng làm quà biếu, đặc biệt là những ngày Trung đang gần kề.
Bạn có thể đặt mua bánh Trung thu online chất lượng, nhanh chóng tại Thcslytutrongst.edu.vn với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Bánh Trung thu Kinh Đô, bánh Trung thu Richy, bánh Trung thu Bibica,…
Còn gì tuyệt vời hơn là khi cả nhà ngồi lại bên nhau, cùng ngắm trăng, cùng xem phá cỗ, thưởng thức những chiếc bánh Trung Thu hấp dẫn lại vô cùng ý nghĩa phải không nào! Hy vọng là bài này đã giúp bạn hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc bánh Trung Thu rồi nhé.
Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bánh trung thu có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.