Bệnh thoát vị đĩa đệm nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để ngăn ngừa và chữa trị thoát vị đệm. Cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hiện nay có rất nhiều người mắc căn bệnh thoát vị đĩa đệm, ngay cả ở những người trẻ. Tình trạng thoái hóa đĩa đệm gây nên những cơn đau khó chịu, làm cản trở các hoạt động thường ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này nhé!
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí vòng sợi, gây chèn ép vào ống sống và các rễ dây thần kinh. Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau cột sống. Đĩa đệm cột sống thắt lưng và đĩa đệm cổ là 2 vị trí dễ bị thoát vị do chịu nhiều ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Thoát vị đĩa đệm chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đĩa đệm biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Giai đoạn này bệnh chưa rõ ràng nên người bệnh chỉ thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không không ai phát hiện mình bị bệnh.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, vòng bao xơ sẽ bị rách một phần, nhân nhầy có dấu hiệu thoát ra chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to. Tuy nhiên, những cơn đau chưa rõ ràng.
- Giai đoạn 3: Vòng bao xơ bị rách hoàn toàn, nhân nhầy lồi ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh. Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau khó chịu hơn.
- Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này, bệnh nặng hơn, phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu kéo dài. Một số trường hợp còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất khả năng vận động bình thường.
Nguyên nhân đĩa đệm bị thoái hóa và thoát vị
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa và thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Vận động, di chuyển và ngồi sai tư thế: Việc mang vác vật nặng, tập thể dục hoặc ngồi sai tư thế sẽ gây chấn thương cột sống và thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương: Các chấn thương gây ra do té ngã, chơi thể thao hay tai nạn giao thông có thể làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm gây thoái hóa.
- Thoái hóa tự nhiên: Người cao tuổi (độ tuổi từ 35 – 50) cột sống yếu dần, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, khả năng đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm dần, khiến người cao tuổi thường dễ mắc phải chứng bệnh này.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Giám đốc Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Cảm giác đau sẽ xuất hiện khi nhân nhầy thoát ra ngoài khiến dây thần kinh bị chèn ép.
Trong trường hợp khác, nhân lồi phản ứng với hệ xung quanh gây kích ứng và viêm. Sau đây là một vài biểu hiện thoát vị đĩa đệm ở một số vị trí đặc trưng:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội hoặc âm ỉ, buốt từng cơn.
- Khó ưỡn lưng hay cúi thấp, khó khăn khi cử động.
- Đau thắt lưng và thần kinh tọa, cảm giác đau lan theo hình vòng cung ra trước ngực và dọc theo khoang liên sườn.
- Cảm giác tê hoặc yếu 2 chi, mu bàn chân và mông. Ngón chân cái khó cử động.
- Khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đi đại tiện, cơn đau sẽ tăng lên. Người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên để giảm cảm giác đau nhức.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Đau cứng vùng cổ và vai gáy, lan đến 2 bả vai.
- Nhức mỏi vùng gáy, đau tê ngón tay cái và cổ tay.
- Cảm giác đau tăng lên khi xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nặng hoặc lái xe.
- Một số trường người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, nhức đầu hoặc chóng mặt.
- Cử động cánh tay kém linh hoạt do bị mất lực, cơ bắp tay suy yếu dẫn đến khó cầm nắm đồ vật.
- Đau âm ỉ hoặc ngắt quãng vùng lưng. Cổ đau khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hoặc khi hắt hơi, ho.
Biến chứng nguy hiểm khi thoái hóa đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời, thoái hóa đĩa đệm còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:
- Mất khả năng lao động, khó khăn khi vận động tay chân.
- Dây thần kinh cánh tay bị tổn thương, tay chân thường xuyên bị tê.
- Gây rối loạn cảm giác, mất cảm giác nóng, lạnh.
- Không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày có thể bị teo cơ chân, tổn thương thần kinh tọa.
- Rối loạn chức năng bàng quang và ruột, tiểu tiện và đại tiện mất tự chủ.
- Bị bại liệt, tàn phế.
Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường gặp phải ở một số đối tượng như sau:
- Người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, mang vác đồ nặng.
- Người mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như gai cột sống, trượt cột sống, cong vẹo cột sống.
- Người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ngồi học và làm việc sai tư thế, kê gối quá cao khi ngủ.
- Diễn viên múa, vận động viên thể thao,…những người làm công việc yêu cầu phải thay đổi tư thế liên tục.
- Nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế,…do tính chất công việc phải ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu.
- Người cao tuổi, đĩa đệm dần thoái hóa theo thời gian.
- Người mắc bệnh đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,...đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.
Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Để chữa trị thoát vị đĩa đệm, bạn có thể ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu mà không cần thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên thời gian hồi phục còn tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hay nhẹ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiên trì chữa trị trong một khoảng thời gian dài nếu muốn có kết quả tích cực.
Sau đây là một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể tham khảo:
- Thực hành các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm: Luyện tập các bài tập trị liệu phù hợp sẽ tốt cho người mắc thoát vị đĩa đệm, tăng sự dẻo dai cho xương khớp và quá trình hồi phục sẽ nhanh hơn.
- Tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe đúng cách là những bộ môn mà người mắc thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo. Người bệnh không nên tập những môn như: Gym, chơi golf, cầu lông, tennis, bóng đá, bóng rổ,… Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế vận động mạnh và tránh ngồi xổm.
- Điều trị bằng thuốc Tân dược (thuốc Tây): Dựa theo mức độ tổn thương của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây phù hợp như ibuprofen hoặc naproxen. Việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị được tận gốc căn bệnh. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống: Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu để giảm đau bằng cách tiêm thuốc vào vùng khoang ngoài màng cứng, nơi chứa các rễ thần kinh tủy sống. Lưu ý rằng phương pháp này chỉ giúp loại bỏ các protein gây sưng, không chữa khỏi tình trạng thoát vị.
- Sử dụng thuốc Đông y: Các bài thuốc đông Y có đặc điểm an toàn và lành tính, nhưng không phải ai cũng phù hợp với chúng. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà nên nghe theo sự chỉ định của bác sĩ, bởi việc tự sử dụng sẽ rất nguy hiểm, gây những tác hại khó lường.
- Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm: Người bị thoát vị đĩa đệm thông thường sẽ không cần phẫu thuật, chỉ cần thực hiện vật lý trị liệu và nghỉ ngơi đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ cải thiện sau khoảng 4 đến 6 tuần. Việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ tùy thuộc vào tính chất và mức độ của tổn thương của người bệnh.
- Châm cứu giảm đau: Đây là phương pháp bắt nguồn từ Y học Trung Hoa, giúp người mắc thoát vị đĩa đệm giảm đau và phục hồi chức năng xương khớp bằng kỹ thuật sử dụng một cây kim mỏng đi xuyên qua da và tác động đến các huyệt đạo.
Dưới góc độ khoa học, châm cứu giúp kích thích cơ thể sản sinh endorphin – một loại hormone giúp giảm đau. Cũng cần lưu ý rằng, phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, không thể điều trị tận gốc thoát vị đĩa đệm.
- Trị liệu thần kinh cột sống: Đây là phương pháp tối ưu giúp chữa trị tận gốc thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có khả năng điều trị tận gốc thoát vị đĩa đệm vì các bác sĩ sẽ chỉnh sửa những phần đĩa đệm và các khớp bị sai lệch, giải quyết tình trạng dây thần kinh bị chèn ép gây đau đớn.
- Vật lý trị liệu: Có khả năng giúp người bệnh cải thiện đau nhức. Vật lý trị liệu sẽ hiệu quả hơn khi người bệnh tập luyện với các trang thiết bị hiện đại và chuyên dụng. Phương pháp này cần sự kiên trì tập luyện của người bệnh.
Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm
Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm:
- Hạn chế nằm nhiều: Người mắc thoát vị đĩa đệm nằm nhiều sẽ khiến các cơ khớp có nguy cơ bị co cứng và giảm sự linh hoạt. Do đó, người bệnh nên thực hiện các động tác thể dục hoặc đi lại nhẹ nhàng giúp phục hồi bệnh nhanh hơn.
- Sử dụng loại đệm phù hợp: Đệm làm bằng cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo có độ cứng và độ dày phù hợp sẽ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm.
- Không ngồi xổm: Việc ngồi xổm sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và khó chữa khỏi. Bởi lẽ, tư thế này khiến phần cột sống và đĩa đệm bị chèn ép gây đau lưng và thoát vị đĩa đệm.
- Nằm đúng tư thế: Tư thế nằm có ảnh hưởng đến cột sống và cả chất lượng giấc ngủ. Khi giấc ngủ được đảm bảo, sức khỏe tổng thể được duy trì tốt hơn. Người bị thoát vị đĩa đệm nên nằm nghiêng và co gối, nằm sấp và kê gối dưới bụng, nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân hoặc nằm ngửa và kê gối dưới chân.
- Không nên chơi các môn thể thao có động tác vặn người: Chơi golf, đánh cầu lông, tennis,.. sẽ khiến đĩa đệm nhanh chóng bị thoát vị hơn, gây áp lực lên sụn và đĩa đệm, làm giãn dây chằng ở lưng gây đau đớn dữ dội.
- Chú ý tư thế sinh hoạt: Người bệnh cần thay đổi tư thế thường xuyên, đứng và đi lại đúng cách. Khi đang nằm và muốn đứng lên, người bệnh nên di chuyển từ từ, không nên ngồi dậy đột ngột vì điều này có thể gây tổn thương cơ lưng.
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Sau đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
- Ngồi đúng tư tế: Sau khoảng 1 – 2 giờ, bạn nên đứng dậy đi lại và thực hiện một vài vài động tác nhẹ nhàng, tránh ngồi một chỗ quá lâu.
- Chế độ ăn khoa học: Bạn nên bổ sung những dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, glucosamine và chondroitin
- Không hút thuốc, hạn chế rượu, bia và chất kích thích.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
- Tập thể dục: Yoga, thái cực quyền, bơi lội, đi bộ… là một số phương pháp hiệu quả giúp tăng cường sự dẻo dai cho khớp và sớm phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn thoát vị đĩa đệm là gì, nguyên nhân gây bệnh cũng như những phương pháp để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên đây từ Thcslytutrongst.edu.vn sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Nguồn: Phòng khám ACC – Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống
Mua trái cây tươi ngon tại Thcslytutrongst.edu.vn bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể:
Thcslytutrongst.edu.vn