Bạn đang xem bài viết Bình bát là trái gì? Công dụng trái bình bát đối với sức khỏe? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bình bát sở hữu vị ngon đặc trưng cùng nhiều công dụng mà ít người biết đến. Cùng Thcslytutrongst.edu.vn khám phá xem trái bình bát là gì và những công dụng không tưởng của nó với sức khoẻ của con người nhé!
Bình bát là trái gì?
Bình bát, tên khoa học là Annona reticulata L, là một loại thực vật xuất hiện phổ biến ở Nam Bộ. Bình bát có 2 loại: Bình bát dây và bình bát thân gỗ.
Bình bát dây
Bình bát dây còn có tên gọi khác là mảnh bát, bát bát, dây miểng bát, thuộc loại thực vật dây leo thân thảo. Ngày xưa chúng mọc hoang ở các mảnh đồi trải khắp các nước châu Á, còn ngày nay chúng được trồng rộng rãi trên thế giới.
Dây bình bát mảnh và nhẵn, dài khoảng 5 – 8m. Loài thực vật này có lá hình tim, cuống dài, mép răng cưa, mọc so le với nhau. Ở các nách lá của chúng, những bông hoa đực hoặc cái sẽ mọc đơn hoặc mọc liền kề nhau.
Loại bình bát này có hình bầu dục, kích thước quả nhỏ hơn so với bình bát thân gỗ. Khi non quả chúng màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng trông rất đẹp mắt. Thịt quả dày, chứa nhiều hạt, có vị ngọt thanh, hương thơm nhẹ nhàng.
Bình bát thân gỗ
Bình bát thân gỗ hay Na xiêm, là một loại cây thân gỗ thuộc họ Na, cao khoảng 2 – 10m, tán rộng, có nhiều nhánh nhỏ. Lá của loại cây này nhọn ở phần đầu, phần gốc bo tròn, mặt dưới phủ một lớp lông mịn, mặt trên nhẵn bóng.
Chúng có nguồn gốc từ châu Mỹ và các đảo lân cận, ngày nay thấy nhiều ở Ấn Độ, châu Phi, châu Úc,… Tại Việt Nam, chúng mọc hoang và được trồng ở các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam.
Hoa của chúng nhỏ nhắn, màu vàng, mọc xen kẽ lá. Vào tháng 7 – tháng 8 là khoảng thời gian hoa phát triển thành quả bình bát có dạng tựa như trái tim.
Bình bát thân gỗ có vỏ dày hơn bình bát dây, có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu vàng khi đã chín. Thịt quả có màu trắng hay trắng ngà, vị chua ngọt và có hương thơm đặc trưng.
Thành phần hoá học
Hạt và trái bình bát chứa thành phần hoá học chủ yếu là:
- 3 hợp chất dẫn xuất của benzen (sinapaldehyde glucoside, eleutheroside B, axit vanilic).
- 2 hợp chất sterol (β-sitosterol và β-sitosterol-3-O-β-Dglucopyranoside).
- 2 hợp chất acetogenin (uvarigrandin A, cis-reticulatacin-10-one).
- 1 hợp chất amin béo (N- (Triacontanol)tryptamine).
- 2 hợp chất triterpenoid (axit rotundic và pedunculosus).
Trong lá có chứa:
- 1 hợp chất triterpenoid mới (annonaretin A).
- 2 hợp chất flavonoid ((2S)-di-O-methylquiritigenin, rutin).
- 2 hợp chất sterol (β-sitosterol, 6β-hydroxystigmast- 4-en-3-one).
- 3 hợp chất triterpenoid (taraxasterol, taraxerol, uvaol).
- 4 hợp chất diterpenoid (axit kaurenoic, axit 17-acetoxy-16β-hydroxy-entkauran-19-oic, axit 16α-hydro-ent-kauran-17,19-dioic, axit 16αhydro-19-al-ent-kauran-17-oic).
Vỏ thân và rễ chứa:
- Roliniastatin – 2, Reticulacinon, các Diterpen, Anonain, Oxoushinsunin, Michelalbin, Reticulin, Assimilobin, Hydroxynomuciferin, Methoxyannomontin.
Những bộ phận sử dụng làm dược liệu
Đối với bình bát dây
Đây là loại cây ra hoa kết quả suốt năm, nên bạn có thể thu hoạch chúng bất cứ khi nào muốn. Tất cả các bộ phận của bình bát dây, dù khô hay tươi, đều có thể làm dược liệu.
Đối với bình bát thân gỗ
Các bộ phận từ rễ, thân, lá đến quả hay hạt bình bát đều được sử dụng làm dược liệu.
Rễ, thân thu hái lúc cây đã trưởng thành. Lá thu hái quanh năm. Quả bình bát hái vào tháng 7 – tháng 8. Hạt thu hoạch lúc quả chín.
Các dược liệu này sau khi hái về đem rửa thật sạch, có thể để dùng tươi hoặc phơi khô. Và chúng cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Công dụng của bình bát
Kiểm soát bệnh tăng huyết áp
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, chiết xuất từ trái bình bát dây có thể ngăn ngừa nhiễm độc gan ở người cao huyết áp, những người đang thực hiện điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển.
Giảm mệt mỏi
Nguyên nhân gây ra mệt mỏi, được nhiều nhà khoa học chỉ ra, phần lớn là do thiếu sắt. Và trái bình bát dây chính là nguồn cung sắt tuyệt vời cho cơ thể. Khi được thêm vào thực đơn, trái bình bát dây giúp cải thiện sức khỏe, khả năng tập trung và hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể.
Bảo vệ hệ thần kinh
Trái bình dây chứa lượng lớn vitamin B2, B6, chất chống oxy hóa, giúp não bộ của chúng ta duy trì chức năng của nó. Từ đó, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh như động kinh, tê thấp, đa xơ cứng, Alzheimer,…
Duy trì sự trao đổi chất
Trong trái bình bát dây chứa lượng thiamine dồi dào, là chất cần thiết để tạo nguồn năng lượng cho cơ thể duy trì các hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, thiamine còn hỗ trợ quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu và hạn chế các vấn đề liên quan đến chuyển hóa.
Giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn
Chất xơ có trong trái bình bát dây giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hoá, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, thúc đẩy nhu động ruột. Từ đó, ngăn ngừa được các vấn đề như trĩ, táo bón, viêm loét dạ dày,…
Hỗ trợ ngăn ngừa sỏi thận
Theo nhiều nghiên cứu đã được công bố, trái bình bát dây cung cấp canxi cho cơ thể, giúp cải thiện rõ rệt khả năng mắc bệnh sỏi thận. Một căn bệnh xuất hiện khi nồng độ khoáng chất trong nước tiểu cao, lắng đọng trong đường tiết niệu của con người.
Tốt cho người tiểu đường
Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trái bình bát dây có thể cải thiện đường huyết một cách hiệu quả. Nếu bổ sung loại quả này vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp giảm lượng đường trong máu đáng kể.
Có lợi cho tim mạch, tiêu hoá và xương
Các axit béo và chất xơ trong trái bình bát thân gỗ giúp giảm cholesterol xấu LDL, cải thiện sức khỏe của tim, hạn chế các bệnh liên quan đến tim mạch.
Bên cạnh đó, nguồn chất xơ dồi dào trong trái bình bát giúp điều hoà vi khuẩn trong đường ruột, cải thiện tiêu hóa và ngừa các tình trạng như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy,…
Hơn nữa, loại quả này cũng rất giàu phốt pho và canxi, 2 chất này giúp xương chắc khỏe, hạn chế các vấn đề về xương khớp.
Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết
Trái bình bát thân gỗ cung cấp lượng lớn chất xơ cho cơ thể con người. Loại quả này còn chứa các chất béo khác như betulinic, axit caprylic, oleic, lauric, linoleic, palmitic cùng một lượng nhỏ protein.
Các công dụng khác
Ngoài hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hoá và xương, trái bình bát thân gỗ còn có các công dụng tuyệt vời khác như:
- Vỏ rễ của cây bình bát thân gỗ có khả năng cải thiện chứng đau bụng, đau răng, viêm lợi.
- Nước hạt bình bát được dùng làm dầu gội đầu, nước ngâm quần áo giúp tiêu diệt chấy rận. Hạt bình bát đốt thành tro rồi trộn với dầu dừa giúp hỗ trợ chữa trị vết ghẻ lở, mẩn ngứa.
- Nước bình bát phơi khô giúp cải thiện tình trạng sốt, tiêu chảy, giun sán,…
Bài thuốc sử dụng bình bát
Chữa bướu cổ
Bạn dùng quả bình bát tươi, cắm xuyên qua một cây đũa, nướng hơi cháy phần vỏ. Để nguội vừa phải, dùng lăn lên bướu. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần tầm 30 phút, mỗi lần lăn dùng khoảng 2 – 3 quả. Thực hiện liên tục đến khi bướu tan hoàn toàn.
Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán
Bạn sử dụng quả bình bát còn xanh, phơi khô, cắt lát. Mỗi lần dùng 8 – 12g, sắc thành thuốc để uống.
Điều trị tiểu đường
Bạn sử dụng quả bình bát xanh, cắt mỏng, bỏ hạt, phơi khô. Mỗi lần dùng 5g, đun nước uống trong ngày.
Chữa đau nhức xương khớp, nhức mỏi tay chân
Bạn dùng quả bình bát đập dập, hơ qua lửa nóng, chườm vào vị trí đau. Nếu đau ở lưng, bạn có thể đặt quả hơ nóng lên lưng rồi nằm nghỉ ngơi.
Điều trị bệnh lao phổi
Bạn dùng 20g thân, vỏ cây bình bát thân gỗ cắt lát mỏng, phơi khô, đun sôi cùng 1.2 lít nước, uống trong ngày.
Điều trị mề đay mẩn ngứa
Bạn đặt vài nhánh bình bát thân gỗ còn tươi, đã rửa sạch, để ráo lên trên lửa để tạo khói. Cởi quần áo hoặc hơ những vị trí bệnh mề đay qua khói đến khi đổ hết mồ hôi thì lau khô người, mặc quần áo mới.
Cách ăn bình bát
Hầm quả bình bát dây
Ở Đông Phi, người ta thường hầm bình bát dây chín cùng với cà chua, hành tây và các loại rau để ăn với cơm.
Muối chua bình bát dây
Muối chua quả bình bát dây còn non là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn có thể thưởng thức hương vị chua ngọt đặc trưng của món ăn này cùng gia đình trong khoảng 10 – 15 ngày sau khi muối nhé!
Canh bình bát dây
Trái bình bát dây kết hợp cùng thịt heo bằm, tôm hoặc huyết heo sẽ tạo nên món canh thanh mát, bổ dưỡng.
Bình bát dầm đường
Bình bát dầm đường sẽ mang đến bạn hương vị thanh mát, béo béo của bình bát cực hấp dẫn. Để làm món bình bát dầm bạn chỉ cần đem bình bát chín vàng rửa sạch, gọt vỏ, rồi dầm chung với đường cát, sữa đặc và đừng quên thêm ít đá trước khi thưởng thức nhé!
Những lưu ý khi sử dụng
Sau đây là những lưu ý khi sử dụng quả bình bát:
- Khi có nhu cầu sử dụng quả bình bát, bạn nên trao đổi trước với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn, do trong những quả bình bát có thể chứa độc tính.
- Bạn cần kiên trì khi sử dụng quả bình bát để chữa bệnh, vì phải mất thời gian dài để chúng phát huy tác dụng.
- Không để nhựa cây tiếp xúc trực tiếp với da hoặc bắn vào mắt, vì có thể gây dị ứng, mẩn ngứa, mề đay,…
- Những người tỳ vị hư yếu không nên ăn nhiều quả bình bát vì chúng có tính hàn. Bên cạnh đó, bạn không được kết hợp bình bát với thanh long vì có thể gây nguy hiểm do thành phần có trong 2 quả này kỵ nhau.
Trên đây là những thông tin về trái bình bát mà Thcslytutrongst.edu.vn đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!
Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bình bát là trái gì? Công dụng trái bình bát đối với sức khỏe? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.