Bạn đang xem bài viết Bộ câu hỏi trắc nghiệm Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh Trắc nghiệm Lịch sử 12 (Cấu trúc mới) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp 171 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giải chi tiết kèm theo.
TOP 171 câu hỏi trắc nghiệm Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh được biên soạn với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao. Qua đó sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập trọng tâm, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức.
TOP 171 câu hỏi trắc nghiệm Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh
Câu 1. Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ, gây nên cuộc chiến tranh lạnh?
A. Thông điệp Tổng thống Tơ-ru-man (3 – 1947).
B. Sự ra đời của kế hoạch Mác-san (6 – 1947).
C. Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời (1 – 1949).
D. Thành lập Tổ chức quân sự NATO (4 – 1949).
Câu 2. Hội nghị I-an-ta (tháng 2 – 1945) diễn ra trong giai đoạn nào của Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Vừa mới kết thúc.
B. Bùng nổ và lan rộng.
C. Giai đoạn sắp kết thúc.
D. Đang diễn ra ác liệt.
Câu 3. Quyết định nào sau đây không phải là của Hội nghị I-an-ta (tháng 2 – 1945)?
A. Thành lập tổ chức quốc tế là Liên hợp quốc.
B. Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. Hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Mỹ.
Câu 4. Mục tiêu chung được các cường quốc thỏa thuận trong Hội nghị I-an-ta (tháng 2 – 1945) là
A. chấm dứt tình trạng nội chiến ở Trung Quốc, Áo và Phần Lan.
B. thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
C. xây dựng nước Đức trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.
D. tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Câu 5. Để tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Hội nghị I-an-ta (tháng 2 – 1945) đã quyết định
A. Anh, Pháp, Mỹ sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Âu.
B. Anh và Liên Xô sẽ tiêu diệt lực lượng quân Nhật tại Trung Quốc.
C. Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Á.
D. Liên Xô không tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Á.
Câu 6. Một trong những khu vực được Hội nghị I-an-ta (tháng 2 – 1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô là
A. Tây Âu,
B. Đông Âu.
C. Nhật Bản.
D. Triều Tiên.
Câu 7. Một trong những khu vực được Hội nghị I-an-ta (tháng 2 – 1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ là
A. Tây Âu.
B. Đông Âu.
C. Mông Cổ
D. Trung Đông.
Câu 8. Đâu là ranh giới phân chia phạm vi chiếm đóng Triều Tiên của Mỹ và Liên Xô được Hội nghị I-an-ta (tháng 2 – 1945) quy định?
A. Vĩ tuyến 38.
B. Sông Áp Lục.
C. Vĩ tuyến 17
D. Cảng Icheon.
Câu 9. Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
A. đơn cực.
B. I-an-ta.
C. Vec-xai.
D. đa cực.
Câu 10. Quốc gia đứng đầu khối tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Đức.
Câu 11. Tại Hội nghị Tê-hê-ran (I-ran), nguyên thủ 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh khẳng định
A. quyết tâm thành lập Liên hợp quốc.
B. nhanh chóng đánh bại phát xít Đức.
C. nguyên tắc phân chia nước Đức
D. thành lập quân đội giữ gìn hòa bình.
Câu 12. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập trong bối cảnh nhân dân thế giới ý thức sâu sắc về hậu quả tàn khốc của
A. chiến tranh lạnh.
B. khủng hoảng kinh tế.
C. phân hóa giàu nghèo.
D. chiến tranh thế giới.
Câu 13. Tại hội nghị I – an – ta (2 – 1945), nguyên thủ của những quốc gia nào sau đây đã ra quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Anh, Pháp, Liên Xô.
C. Anh, Pháp, Đức.
D. Anh, Mĩ, Liên Xô.
Câu 14. Nội dung nào sau đây là một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị I–an–ta (2/1945)?
A. Phân chia nước Đức thành bốn khu vực chiếm đóng của Đồng minh.
B. Phân công quân đội Đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.
C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Phi, châu Úc giữa các nước Đồng minh.
Câu 15. Các nước Đồng minh đã thành lập tổ chức nào để phù hợp với khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân thế giới?
A. Hội Quốc Liên.
B. Liên hợp quốc.
C. Liên minh châu Âu.
D. Ngân hàng thế giới.
Câu 16. Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít?
A. Phân chia lại thuộc địa của các nước.
B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C. Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực.
D. Phục hồi và phát triển kinh tế thế giới.
Câu 17. Yêu cầu bức thiết nào sau đây được đặt ra cho các nước Đồng minh khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối?
A. Đẩy mạnh xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế.
B. Thành lập tổ chức Hội Quốc liên để ngăn chặn chiến tranh.
C. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít và tổ chức lại thế giới.
D. Thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 18. Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những vấn đề cấp bách đặt ra là
A. giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
B. liên minh giữa Liên Xô và Mĩ để thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
C. thành lập một ủy ban giúp đỡ các nước phát xít khắc phục hậu quả chiến tranh.
D. thành lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và trật tự thế giới mới.
Câu 19. Bản Hiến chương Liên hợp quốc đã được thông qua khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
A. bước vào giai đoạn quyết liệt.
B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. bắt đầu lan ra khu vực châu Á.
D. bắt dầu lan ra khu vực châu Phi.
Câu 20. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập năm 1945 nhằm đáp ứng nhu cầu nào sau đây của toàn thể nhân loại?
A. Bảo vệ hòa bình, an ninh toàn thế giới.
B. Chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
C. Nâng cao đời sống tinh thần con người.
D. Thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.
Câu 21. Sự kiện nào đánh dấu tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành lập?
A. Hội nghị Ianta (Liên Xô) quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. Bản “Tuyên bố Liên hợp quốc” được đại diện 26 nước kí kết tại Oa-sinh-tơn (Mĩ).
C. Đại diện 50 nước họp ở Xan Phran-xi-xcô (Mĩ) thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.
D. Hiến chương Liên hợp quốc được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn.
Câu 22. Ngày 24 – 10 hàng năm được lấy là ngày Liên hợp quốc gắn liền với sự kiện lịch sử nào sau đây?
A. Liên hợp quốc thông qua 17 mục tiêu Chương trình nghị sự 2030.
B. Trung Quốc trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an.
C. Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ Liên hợp quốc được triệu tập.
D. Hiến chương Liên hợp quốc được Quốc hội các nước phê chuẩn.
Câu 23. Tổ chức Liên hợp quốc ra đời không phải là kết quả của những quyết định tại hội nghị nào?
A. Tê-hê-ran (I-ran, năm 1943).
B. I-an-ta (Liên Xô, năm 1945).
C. Muy-nich (Đức, năm 1938).
D. Xan Phran-xi-xcô (Mĩ, năm 1945).
Câu 24. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử hình thành tổ chức Liên hợp quốc?
A. Nhân dân thế giới có khát vọng được chung sống hòa bình.
B. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và cầm quyền ở nhiều nước.
C. Ý thức của các nước Đồng minh về việc tổ chức thế giới.
D. Nhu cầu thành lập tổ chức quốc tế mới thay thế tổ chức cũ.
……….
Tải file tài liệu để xem thêm trắc nghiệm Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ câu hỏi trắc nghiệm Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh Trắc nghiệm Lịch sử 12 (Cấu trúc mới) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.