Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (11 môn) 48 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 10 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 48 Đề thi giữa kì 1 lớp 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 có đáp án, bản đặc tả và ma trận đề thi giữa kì 1 theo chương trình mới. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình.
Với 48 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 10 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 48 đề thi giữa kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 10 sách Kết nối tri thức.
TOP 48 Đề thi giữa kì 1 lớp 10 Kết nối tri thức (11 môn)
- Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 10
- Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Anh 10
- Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử 10
- Đề thi giữa kì 1 môn Toán 10
- Đề thi giữa kì 1 Hóa học 10
- Đề thi giữa học kì 1 Tin học 10
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 10
Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
GIẾT CON SƯ TỬ Ở NÊ-MÊ
[ Giết con sư tử ở Nê-mê là kì công đầu tiên trong mười hai kì công của người anh hùng He-ra-clet trong Thần thoại Hy Lạp.]
Thuở ấy ở Nê-mê có một con sư tử to lớn hung dữ gấp mười lần con sư tử ở Xi-tê-rông[ Theo Thần thoại Hy Lạp, trước khi lập mười hai kì công, Hê-ra-clet đã từng diệt trừ con sử tử hung dữ ở xứ Xi-tê-rông để bảo vệ đàn gia súc của cha và vua Tex-pi-ôx xứ Ter-pi]. Bố nó chính là tên Đại khổng lồ Ty-phông, đã có lần quật ngã Dớt[ Dớt: vị thần có quyền lực tối cao trong Thần thoại Hy Lạp, chủ của điện Ô-lem-pơ.]. Mẹ nó là Ê-chit-na, một con quỷ cái nửa người nửa rắn. Các anh em sư tử cũng đều là những loại ghê gớm cả. Nữ thần Hê-ra[ Nữ thần Hê-ra là vợ của Thần Dớt.] đã nuôi con sư tử này và đem thả vào vùng Nê-mê. Ác thú sống trong một cái hang có hai lối: một lối ra, một lối vào. Ngày ngày nó xuống đồng cỏ bắt gia súc, phá hoại mùa màng của nhân dân. Sư tử Nê-mê còn khác sư tử Xi-tê-rông ở chỗ không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được. Hê-ra-clet làm thế nào để trị được con quái vật này? Các vị thần luôn luôn theo dõi giúp đỡ người anh hùng. Thần A-pô-lông cho chàng một cây cung và một ống tên. Thần Héc-mes cho chàng một thanh gươm dài và cong. Thần Hê-phai-tôx rèn cho chàng một bộ áo giáp vàng. Còn nữ thần A-then-na ban cho chàng một bộ quần áo do tự tay nàng dệt lấy vải may thành áo, thành quần rất đẹp. Đây là cây chùy gỗ tự tay chàng làm lấy trước khi đi diệt trừ ác thú ở Xi-tê-rông. Hồi ấy chàng tìm thấy một cây gỗ to và quý ở trong một khu rừng già. Cây gỗ rắn như sắt, chắc như đồng khiến chàng nghĩ tới có thể sử dụng nó làm một thứ vũ khí. Chàng bèn đốn cây chặt hết cành lá, chỉ lấy đoạn gốc để đẽo thành chùy. Chính với cây chùy này mà chàng hạ thủ được con sư tử Xi-tê-rông
Nhưng lần giao đấu này với sư tử Nê-mê không dễ dàng như lần trước. Hê-ra-clet phải tìm đến tận hang ổ của con vật. Chàng rình mò, xem xét thói quen, tính nết của nó rồi nghĩ kế diệt trừ. Sư tử Nê-mê ở trong một cái hang có hai cửa, vì thế không dễ đón đánh được nó. Hê-ra-clet thấy tốt nhất là phải lấp kín đi một cửa, buộc nó phải về theo một con đường nhất định. Và chàng mai phục ngay trước cửa hang. Chờ cho con vật ra khỏi hang, chàng giương cung bắn. Những mũi tên của chàng lao vút đi trúng liên tiếp vào thân con ác thú nhưng bật nảy ra và quằn đi như bắn vào vách đá. Không còn cách gì khác là phải lao vào con ác thú giao chiến với nó bằng gươm, bằng chùy. Nhưng đến gần nó thì thật là nguy hiểm. Hê-ra-clet thận trọng trong từng đòn đánh con vật, vì chỉ sơ hở một chút thì người anh hùng sẽ biến thành bữa ăn ngon miệng cho sư tử. Lừa cho ác thú vồ hụt, chàng vung gươm bổ một nhát trời giáng xuống đầu nó. Nhưng ghê gớm làm sao, thanh gươm bật nẩy như khi ta chém dao xuống đá. Da con vật chẳng hề xây xát. Hê-ra-clet dùng chùy. Chàng hy vọng nện liên tiếp vào đầu nó thì nó sẽ không thể còn sức mà giao đấu với chàng. Nhưng chàng không thể nào nện liên tiếp vào đầu con vật. Chàng còn phải tránh những đòn ác hiểm của nó như quật đuôi, vả trái, tát phải, nhẩy bổ, lao húc… Bây giờ thì chỉ còn cách vật nhau với nó. Hê-ra-clet lợi dụng một đòn tấn công hụt của ác thú, nhảy phắt lên lưng, cỡi trên mình nó, hai chân quặp lấy thân còn hai tay vươn ra bóp cổ, ấn đầu nó xuống đất. Con sư tử không còn cách gì đối phó lại được. Hai chân sau của nó ra sức đạp mạnh xuống đất để hất người ngồi trên lưng nó xuống, nhưng vô ích. Còn hai chân trước của nó chỉ biết cào cào trên mặt đất. Trong khi đó thì đôi bàn tay của Hê-ra-clet, như đôi kìm sắt thít chặt lấy cổ họng nó, khiến nó ngạt thở phải há hốc mồm ra và hộc hộc lên từng cơn. Chẳng bao lâu thì con thú yếu dần, cuối cùng chỉ còn là một cái xác. Thế là Hê-ra-clet vượt qua được một thử thách, lập được một chiến công kỳ diệu. Chàng muốn lột lấy bộ da sư tử làm áo giáp, dùng đầu sư tử làm mũ đội. Nhưng chẳng dao nào rạch được trên da con vật. Hê-ra-clet lấy luôn móng sắc con vật thay dao. Và chàng mặc bộ áo của chiến công ấy, đội chiếc mũ của vinh quang ấy, trở về Mi-xen báo công với nhà vua Ơ-rit-xtê. Với bộ áo bằng da sư tử Nê-mê, từ nay trở đi Hê-ra-clet trở thành vô địch, không vũ khí nào có thể làm chàng đứt thịt rách da. […]
Để ghi nhớ chiến công của người anh hùng Hê-ra-clet, nhân dân Hy Lạp sau này cứ hai năm một lần tổ chức Hội Nê-mê ở thung lũng Nê-mê thuộc đất Ác-gô-lit. Hội mở vào giữa mùa hè thường kéo dài độ ba đến bốn ngày để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với thần Dớt. Sau cái nghi lễ tôn giáo là đến các trò thi đấu thể dục thể thao. Trong thời gian mở hội, các thành bang Hy Lạp tạm thời hòa hoãn các cuộc xung đột, các mối hiềm khích để vui chơi.
(Trích Mười hai kỳ công của Hê-ra-clet, Thần thoại Hy Lạp, Nguyễn Văn Khỏa, NXB Văn học, 2014, tr.386-389)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Sự kiện chính được kể trong văn bản trên là gì?
A. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Xi-tê-rông.
B. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Nê-mê.
C. Hê-ra-clet nhận vũ khí từ các vị thần.
D. Hê-ra-clet được các thần giao sứ mệnh giúp loài người.
Câu 2. Ai là người nuôi con sư tử Nê-mê?
A. Thần Dớt.
B. Thần A-pô-lông.
C. Thần Héc-mes.
D. Nữ thần Hê-ra.
Câu 3. Con sư tử Nê-mê thường gây họa gì cho con người?
A. Gây ra lũ lụt, mất mùa.
B. Bắt dân xứ Nê-mê phải hàng năm phải hiến tế người.
C. Bắt gia súc, phá hoại mùa màng.
D. Gây thảm họa động đất, sóng thần.
Câu 4. Hê-ra-clet hạ được con sư tử ở Nê-mê bẳng cách nào?
A. Dùng vũ khí của các vị thần ban cho.
B. Nhờ vào sự giúp sức của các vị thần.
C. Dùng cây chùy mà chàng tự làm.
D. Dùng chính đôi bàn tay của mình.
Câu 5. Chi tiết Hê-ra-clet lấp kín một cửa hang của con sư tử Nê-mê cho thấy chàng là con người như thế nào?
A. Thông minh.
B. Dũng cảm
C. Kiên quyết
D. Tài hoa.
Câu 6. Hình tượng sư tử Nê-mê có ý nghĩa gì?
A. Tượng trưng cho lực lượng thống trị xã hội tàn ác.
B. Chỉ những hiện tượng tự nhiên gây tai họa cho con người.
C. Chỉ những các hiện tượng tiêu cực của xã hội.
D. Tượng trưng cho những tính cách tiêu cực của loài người.
Câu 7. Chiến công của Hê-ra-clet trong câu chuyện có ý nghĩa gì?
A. Ca ngợi sức mạnh của nhà nước A-then cổ đại.
B. Ca ngợi, tự hào về sức mạnh và trí tuệ của con người.
C. Phản ánh những xung đột xã hội căng thẳng.
D. Phản ánh công cuộc khám phá đại dương của người Hy Lạp cổ.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 8. Theo bạn, có thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sư tử Nê-mê “không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được” trong văn bản hay không? Vì sao?
Câu 9. Qua chi tiết Hê-ra-clet dù có đủ vũ khí được thần linh ban phát nhưng vẫn phải dùng chính đôi tay của mình để diệt trừ ác thú, bạn rút ra bài học gì?
Câu 10. Sau khi diệt trừ con sư tử Nê-mê, Hê-ra-clet có được thêm bộ áo giáp và mũ hộ thân. Từ chi tiết này, bạn quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa thách thức và cơ hội? (Trả lời bằng 4-5 câu)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê-mê.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6.0 |
|
1 |
B |
0.5 |
|
2 |
D |
0.5 |
|
3 |
C |
0.5 |
|
4 |
D |
0.5 |
|
5 |
A |
0.5 |
|
6 |
B |
0.5 |
|
7 |
B |
0.5 |
|
8 |
– Không thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sử tử Nê-mê “không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng” – Vì nếu thiếu chi tiết này thì tác phẩm không thể miêu tả cuộc chiến giữa con người và ác thú căng thẳng, làm nổi bật thử thách của nhân vật chính; đồng thời, không thể tôn vinh sức mạnh của Hê-ra-clet. |
1.0 |
|
9 |
– Nêu ra bài học cho bản thân. – Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy. |
1.0 |
|
10 |
– Nêu quan niệm của bản thân về mối quan hệ giữa thử thách và cơ hội. – Lí giải được những lí do nêu quan điểm như vậy. |
0.5 |
|
II |
VIẾT |
4.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề |
0.5 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê-mê. |
0.5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: |
2.0 |
||
– Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nhân vật chính và nội dung bao quát của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê – mê. – Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: + Về nội dung, câu chuyện kể về một trong những kì công của Hê-ra-clet; thông qua đó, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Hy Lạp cổ; ngợi ca sức mạnh thể chất và trí tuệ của con người. + Về nghệ thuật, tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của nghệ thuật cổ đại Hy Lạp: sự phong phú của trí tưởng tượng; tính hấp dẫn, li kì của thử thách để làm bật những phẩm chất của nhân vật chính… – Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện (có thể là bài học dựa vào chính bản thân mình hoặc không ngại khi phải đương đầu với thử thách) / thể hiện sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của câu chuyện trong tác phẩm… |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0.5 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết (Số câu) |
Thông hiểu (Số câu) |
Vận dụng (Số câu) |
Vận dụng cao (Số câu) |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc |
Thần thoại. |
4 |
0 |
3 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
60 |
Sử thi. |
|||||||||||
Truyện. |
|||||||||||
Vẻ đẹp của thơ ca |
|||||||||||
Lỗi về liên kết đoạn văn, liên kết văn bản và cách sửa. |
|||||||||||
Biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê. |
|||||||||||
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1 |
40 |
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi |
20% |
10% |
15% |
25% |
0 |
20% |
0 |
10% |
100 |
||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức |
30% |
40% |
20% |
10% |
|||||||
Tổng % điểm |
70% |
30% |
BẢNG ĐẶC TẢ
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức/Kĩ năng |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận Dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
1. Đọc hiểu |
1. Thần thoại. |
Nhận biết: – Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại. – Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. – Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. – Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. – Hiểu vàphân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. – Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. – Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong truyện thần thoại. – Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. Vận dụng: – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. |
4 câu TN |
3 câu TN 01 câu TL |
1 câu Tl |
1 câu TL |
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. Nhận biết: – Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, thể loại,… của tác phẩm. – Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. – Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. |
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Anh 10
Đề thi tiếng Anh giữa kì 1 lớp 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO……… |
KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: TIẾNG ANH – LỚP 10 Thời gian: 60 phút (không tính thời gian giao đề) |
I. LISTENING: (2.0 pts)
Bài nghe:
PART 1: For questions 1-4, listen to Dave talking about his experience of doing a volunteer work. Choose the best option A, B, C or D. You will hear the conversation twice.
Question 1. When did Dave participate in the campaign?
A. last year
B. last weekend
C. last week
D. last month
Question 2. What is the name of the campaign?
A. Green issues
B. Green living
C. Go Green
D. Green house
Question 3. Who was the leader of each group?
A. teacher
B. John
C. Mary
D. Alice
Question 4. How many trees did they plant in their school?
A. 1
B. 6
C. 9
D. 15
PART 2: For questions 5-8, Listen again and decide whether the following statements are True (T) or False (F).You will hear the conversation twice.
Question 5. Dave and his schoolmates planted trees in 4 schools.
Question 6. They only planted small trees.
Question 7. Dave’s team planted 50 trees in total.
Question 8. Dave was tired but still happy.
II. LANGUAGE: (3.0 pts)
PART 1:Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.
Question 9. A. housework B. reduce C. famous D. music
Question10. A. perform B. enjoy C. laundry D. adopt
PART 2: Mark the letter A, B,C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.
Question 11. They decided to Japan for their summer holiday.
A. going
B. to go
C. go
D. to going
Question 12. Doing housework helps family bonds.
A. strengthen
B. damage
C. divide
D. support
Question 13. Oh, I forgot my course book this morning. Can I borrow yours? I it back to you after using it.
A. will give
B. give
C. am going to give
D. going to give
Question 14. My sister usually charge of doing the washing-up in her family.
A. take
B. is taking
C. takes
D. will take
Question 15. A lot of students in my school are going to take part the Go Green Weekend event.
A. for
B. of
C. in
D. on
Question 16. We’ll organize more activities to local people’s awareness of environmental issues.
A. take
B. get
C. have
D. raise
Question 17. Bamboo is considered to be one of the most building materials.
A. eco-friendly
B. chemical
C. harmful
D. polluted
Choose the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction.
Question 18. Sue plans (A) study (B) abroad next year according to (C) her parent’s advice.(D)
Question 19. I really love his music because (A) he is a talent (B) artist who (C)can write music and play many musical(D) instruments.
Question 20. Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlined word(s) in the following question.
Tom was disappointed because he was eliminatedin the third round of the competition .
A. performed
B.preferred
C. voted
D. removed
I. READING : (2.5pts)
PART 1: Read the passage and circle the best option for each the numbered blanks from 21to 25.
River pollution (21) _ when pollutants are not removed from sewage and are discharged into the river. River water is a very important source of freshwater required to sustain life. We need a constant supply of fresh water for (22) , cooking and washing. Animals living near the river, as well as fishes and aquatic plants, also depend (23) clean river water. When heavy rainfall occurs, pollutants accumulated within the boundaries of the catchment area may be washed into river channels. These pollutants include a (24) of agrochemicals like fertilizers (25) insecticides .
Question 21. A. occurs B. occur C. occurred D. had occurred
Question 22. A. drink B. drinking C. to drink D.drunk
Question 23. A. in B. at C. on D.for
Question 24. A. vary B. variety C.various D.variously
Question 25. A. and B. or C. but D.so
PART 2: Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions (from 26 to 30).
Adele has been one of the world’s most well-known singers and songwriters in recent years. Born in North London in 1988, Adele started singing at a young age and she was mostly influenced by the Spice Girls. At the age of 16, Adele composed her first hit song, “Hometown Glory”.
When she was a student at the British School for Performing Arts and Technology, she recorded three songs for a class project. All these songs later were posted on MySpace.com and became very popular. As a result, she was offered a record deal from XL Recordings after her graduation. Her first album “19” debuted at number one on the British charts in 2008.
In March 2008, she did a short tour in America and soon her international career began. In 2011, her second album, “21” came out. The music on this album was different from the soul music of “19”. It was influenced by American country music, which Adele was listening to during her tour.
In 2012, she wrote and recorded “Skyfall” for the James Bond film of the same name. The song sold more than two million copies worldwide and for it, Adele won the Academy Award for Best Original Song. Since 2012, Adele has won many more awards. She has many fans including other famous singers because they admire her unique voice and her passion for music.
(Adapted from “Adele” by Learning Resource Network)
Question 26. Adele began writing her first song .
A. when she was 16
B. at a young age
C. after her graduation
D. when she did a short tour in America
Question 27. Adele’s first album “19” was .
A. country music
B. classical music
C. pop music
D. the soul music
Question 28. After Adele graduated from her art school, .
A. she posted her songs on My Space
B. she started singing and writing songs
C. she got a contract with a recording label
D. she started her career in America
Question 29. The word “came out” in paragraph 3 can be replaced by .
A. was composed
B. was released
C. was offered
D. was awarded
Question 30. The word “it” in paragraph 4 refers to .
A. the song “Skyfall”
B. the Academy Award
C. Adele’s best song
D. the 2012 James Bond film
II. WRITING: (2.5pts) PART 1:
Finish each of the following sentences in such a way that it means the same as the sentence printed before it.
Question 31. The students collect the rubbish in the schoolyard twice a week.
The rubbish ……………………………………………………………
Question 32. Her parents don’t allow her to join outdoor activities on Saturdays.
Her parents don’t let ……………………………………………………
Combine each pair of sentences into one by using the given words.
Question 33. Tim is sleeping. You can’t speak to him at the moment. (SO)
…………………………………………………….
Question 34. My mum does the cooking. My dad does the heavy lifting. (AND)
…………………………………………………….
PART 2: Write an email to your friend, Mary; and talk about your family routines. To: Mary
Subject: My family routines Hi Mary,
How are you? We’re all doing fine here. You asked me about my family routines. Well, we have a number of routines to help us learn life skills as well as build family bonds. Here are three main ones.
……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
What do you think about my family routines? Please, write back soon and let me know.
Best wishes,
*Suggested ideas:
-household chores
-first
-second
-finally
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Anh 10 Global success
I.TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng 0.25 đ)
1.B |
2.C |
3.A |
4.B |
5.T |
6.F |
7.F |
8.T |
9.B |
10.C |
11.B |
12.A |
13.A |
14.C |
15.C |
16.D |
17.A |
18.B |
19.B |
20.D |
21.A |
22.B |
23.C |
24.B |
25.A |
26.A |
27.D |
28.C |
29.B |
30.A |
II. TỰ LUẬN
Part 1: (Mỗi câu tự luận 0,375 đ)
Question 3 1. The rubbish in the schoolyard is collected twice a week by the students.
Question 3 2. Her parents don’t let her join outdoor activities on Saturdays.
Question 3 3. Tim is sleeping, so you can’t speak to him at the moment.
Question 3 4. My mum does the cooking, and my dad does the heavy lifting.
Ma trận đề thi giữa kì 1 Anh 10 Global success
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024
Môn: TIẾNG ANH LỚP 10
SỐ CÂU |
ĐIỂM |
NỘI DUNG/ CHỦ ĐỀ, KIẾN THỨC |
MỨC ĐỘ |
GC |
||||||
NB |
TH |
VDT |
VDC |
|||||||
8 |
2 |
Listening |
4 |
3 |
1 |
|||||
2 |
0,5 |
Stress (Units 1, 2 ,3) |
2 |
|||||||
4 |
1 |
Grammar (Grammar points from Unit 1 to Unit 3) |
2 |
1 |
1 |
Error Identification |
||||
6 |
1,5 |
Vocabulary (Unit1, 2 , 3,) (Synonym; word form; word meaning; preposition; collocation) |
4 |
1 |
1 |
Error Identification (Word Form) |
||||
5 |
1,25 |
Cloze text (Reading and choose the best option to fit each numbered blank ) Unit 2 |
2 |
2 |
1 |
|||||
5 |
1,25 |
Reading comprehension (Reading and choose the correct answer to each of the questions) Unit 3 |
2 |
2 |
1 |
|||||
Writing(2.5pts) |
||||||||||
2 |
0,75 |
Combination (Conjunctions) |
2 |
|||||||
2 |
0,75 |
Transformation (To Infinitive/ Bare-Infinitive ;passive voice) |
2 |
|||||||
1 |
Theme writing (Unit 1) |
X |
A paragraph |
|||||||
16 |
11 |
7 |
TEST SPECIFICATION: MID- FIRST- TERM TEST –ENGLISH 10- GLOBAL SUCCESS
School Year: 2023-2024
Questions |
TESTED CONTENTS |
LEVELS |
NOTES |
||||
Knowledge |
Understanding |
Application |
High Application |
||||
1 |
Multiple Choice (Listening) |
X |
Level A2/ Topics related to Units 1-2-3 |
||||
2 |
X |
||||||
3 |
X |
||||||
4 |
X |
||||||
5 |
True- False (Listening) |
X |
|||||
6 |
X |
||||||
7 |
X |
||||||
8 |
X |
||||||
9 |
Stress |
X |
Stress in two -syllable words (in Units 1, 2 & 3) |
||||
10 |
Stress |
X |
Stress in two -syllable words (in Units 1, 2 & 3) |
||||
11 |
Vocabulary |
X |
Word meaning |
||||
12 |
Vocabulary |
X |
Collocation |
||||
13 |
Vocabulary |
X |
Error Identification Word form |
||||
14 |
Vocabulary |
X |
Word meaning |
||||
15 |
Vocabulary |
X |
Preposition |
||||
16 |
Grammar |
X |
To-Infinitive/ Bare-Infinitive |
||||
17 |
Grammar |
X |
Present simple/ Present continuous |
||||
18 |
Grammar |
X |
Will/ Be going to |
||||
19 |
Grammar |
X |
Error Identification To Infinitive |
||||
20 |
Vocabulary/ Synonym/ Antonym |
X |
Root words in the text |
||||
21 |
Cloze Text (Level A2) |
X |
Tense |
||||
22 |
X |
Verb form |
|||||
23 |
X |
Preposition |
|||||
24 |
x |
Part of speech |
|||||
25 |
x |
conjunction |
|||||
26 |
Reading comprehension (Level A2) |
X |
Getting details |
||||
27 |
x |
Getting details |
|||||
28 |
x |
Getting details |
|||||
29 |
X |
Reference (Vocabulary) |
|||||
30 |
X |
Reference (pronoun) |
|||||
31 |
Combination |
X |
conjunction |
||||
32 |
X |
conjunction |
|||||
33 |
Transformation |
X |
Bare-Infinitive/To-inf |
||||
34 |
X |
Passive voice |
|||||
Theme writing |
X |
A paragraph |
|||||
TOTAL |
16 |
11 |
7 |
One Writing |
Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử 10
Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 10
TRƯỜNG THPT ……. |
KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ 10 |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Hiện thực lịch sử được hiểu là
A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.
B. những hiểu biết của con người về quá khứ.
C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.
D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Câu 2. Nhận thức lịch sử được hiểu là
A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
Câu 3. Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?
A. Khách quan.
B. Trung thực.
C. Khách quan, trung thực.
D. Nhân văn, tiến bộ.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của hiện thực lịch sử?
A. Là nhận thức của con người về quá khứ.
B. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.
C. Tồn tại hoàn toàn khách quan.
D. Có thể thay đổi theo thời gian.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
A. Cho biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật.
B. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
C. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ cho con người.
D. Trực tiếp làm biến đổi cuộc sống xã hội của con người.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?
A. Đọc sách lịch sử.
B. Tham quan di tích lịch sử.
C. Xem phim khoa học viễn tưởng.
D. Nghe các bài hát có nội dung về lịch sử.
Câu 7. Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta
A. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.
B. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.
C. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.
D. sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử.
Câu 8. Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì? để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)
“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)
A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
B. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
C. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.
D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A. Tái hiện toàn diện và đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học.
B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.
C. Là cơ sở dẫn tới mọi phát minh khoa học công nghệ hiện đại.
D. Là thước đo giá trị của các phát minh khoa học và công nghệ.
Câu 10. Ngành Địa lí – Địa chất có vai trò như thế nào đối với Sử học?
A. Cung cấp các phương pháp phân tích, định lượng nhằm xử lí số liệu.
B. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.
C. Cung cấp dữ liệu nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền.
D. Trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động và hấp dẫn.
Câu 11. Sử học và các ngành khoa học tự nhiên có mối quan hệ như thế nào?
A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.
B. Quan hệ tương hỗ, tác động qua lại với nhau.
C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.
D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.
Câu 12. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm
A. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.
B. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.
C. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.
D. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao sử học là một khoa học có tính liên ngành?
A. Sử học là môn khoa học cơ bản, chi phối toàn bộ các môn khoa học khác.
B. Sử học nghiên cứu về đời sống của loài người với nhiều lĩnh vực khác nhau.
C. Sử học sử dụng thông tin và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác nhau.
D. Thành tựu của các ngành khoa học khác giúp tăng hiệu quả nghiên cứu lịch sử.
Câu 14. “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?
A. Di sản văn hoá vật thể.
B. Di sản văn hoá phi vật thể.
C. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.
D. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.
Câu 15. Lĩnh vực/loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hoá?
A. Điện ảnh.
B. Thời trang.
C. Xuất bản.
D. Thể thao mạo hiểm.
Câu 16. Sử học có vai trò như thế nào trong sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hoá?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo.
B. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hoá
D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hoá.
Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?
A. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.
B. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.
C. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.
D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.
Câu 18. Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,… Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.
B. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
D. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
Câu 19. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của cư dân Ai Cập cổ đại là
A. Lăng Ta-giơ Ma-han.
B. Kim tự tháp.
C. Đại bảo tháp San-chi.
D. Vạn lí trường thành.
Câu 20. Tôn giáo nào dưới đây không được khởi nguồn từ Ấn Độ?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Hin-đu giáo.
D. Bà La Môn giáo.
Câu 21. Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ – trung đại là gì?
A. Các loại lâm thổ sản.
B. Vàng, bạc.
C. Tơ lụa, gốm sứ.
D. Hương liệu.
Câu 22. Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ – trung đại là gì?
A. Xã hội chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
B. Người A-ri-a gốc Trung Á chiếm đại bộ phận trong xã hội.
C. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
D. Không tồn tại chế độ đẳng cấp, mọi cư dân trong xã hội đều bình đẳng.
Câu 23. Ý nào dưới đây không đúng về vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại?
A. Tạo ra “Vùng đất đen” phì nhiêu, màu mỡ.
B. Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.
C. Quy tụ hai bên bờ nhiều thành phố và làng mạc.
D. Thuận lợi cho việc xây dựng nhiều bến cảng lớn.
Câu 24. Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?
A. Sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.
B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.
C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.
D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa một lĩnh vực/ ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.
Câu 2 (2,0 điểm): Khái niệm văn minh, văn hóa giống và khác nhau như thế nào? Nêu một ví dụ để chứng minh.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 10
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-D |
2-A |
3-C |
4-C |
5-C |
6-C |
7-C |
8-B |
9-A |
10-C |
11-B |
12-B |
13-A |
14-D |
15-D |
16-A |
17-A |
18-D |
19-B |
20-A |
21-C |
22-C |
23-D |
24-B |
ii. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
* Lưu ý:
– Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.
– Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.
* Một số ví dụ tham khảo:
– Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học tự nhiên: trong tác phẩm “ Chiếc nút áo của Napoleon – 17 phân tử thay đổi lịch sử”, bằng những hiểu biết khoa học về nguyên tố thiếc (Sn), hai tác giả Penny Le Couteur và Jay Burreson đã đưa ra một cách luận giải, một nhận thức lịch sử thú vị về nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân do Napoleon chỉ huy khi tiến quân xâm lược nước Nga (vào năm 1812). Theo hai tác giả này: nút áo của đội quân hơn 700.000 người do Napoleon chỉ huy đều được làm từ bằng thiếc. Tuy nhiên, thiếc lại có thể biến thành bột vụn ở nhiệt độ dưới -30°C. Trong khi đó, nhiệt độ -30°C lại là nền nhiệt bình thường của mùa đông ở Nga. Vì phải chịu lạnh do không thể “cài nút áo” được, đội quân của Napoleong ngày càng suy yếu và thất bại thảm hại dưới cái lạnh khủng khiếp trong cuộc xâm lược này.
– Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học xã hội và nhân văn: tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, tư tưởng:
+ Giá trị lịch sử được thể hiện ở việc: sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lơi, Nguyễn Trãi thừa lệnh của chủ tưởng Lê Lợi soạn thảo ra bản Bình Ngô Đại cáo để bố cáo thiên hạ. Tác phẩm này đã tổng kết lại cuộc khởi nghĩa quật cường của dân tộc Đại Việt: từ những ngày khổ cực, đau thương dưới ách thống trị của nhà Minh; những ngày gian lao trên núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng như Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang…
+ Giá trị văn học : Bình Ngô Đại cáo là một văn bản chính luận được đánh giá cao về hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc.
+ Giá trị tư tưởng : Bình Ngô Đại cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.
Câu 2 (2,0 điểm):
* So sánh khái niệm văn minh, văn hóa ( Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm)
Văn hóa |
Văn minh |
|
Giống nhau |
– Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. |
|
Khác nhau |
Bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay |
Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. |
* Ví dụ : (Mỗi ví dụ đúng được 0,25 điểm)
– Việc Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).
– Công trình Đấu trường La Mã vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:
+ Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).
+ Đấu trường Cô-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).
* Lưu ý:
– Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.
– Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 10
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VDC |
Số CH |
TG |
% tổng |
|||||||||
Số CH |
Thời gian |
Số CH |
Thời gian |
Số CH |
Thời gian |
Số CH |
Thời gian |
TN |
TL |
||||||
1 |
Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học |
Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử |
6 |
4 |
4 |
3 |
10 |
7 |
15,6% |
||||||
Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống |
1 |
10 |
1 |
10 |
22,2% |
||||||||||
2 |
Chủ đề 2. Vai trò của Sử học |
Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. |
8 |
6 |
5 |
3 |
13 |
9 |
20% |
||||||
3 |
Chủ đề 3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ-trung đại |
Bài 5. Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ – trung đại |
2 |
1 |
3 |
3 |
1 |
15 |
5 |
1 |
19 |
42,2% |
|||
Tổng |
16 |
11 |
12 |
9 |
1 |
10 |
1 |
15 |
28 |
2 |
45 |
100% |
|||
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức |
40 |
30 |
20 |
10 |
70 |
30 |
|||||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100% |
Đề thi giữa kì 1 môn Toán 10
Đề thi giữa kì 1 Hóa học 10
Đề thi giữa kì 1 Hóa học 10
TRƯỜNG THPT ………… Tổ: Khoa học Tự nhiên – |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Hóa học 10 – Bộ sách: Kết nối tri thức – Thời gian làm bài: 45 phút Đối tượng áp dụng: Chương trình Cơ bản + Chuyên đề học tập |
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm)
Anh/chị khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ứng với mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan dưới đây.
Câu 1. Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s.
B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d và nguyên tố f.
D. Nguyên tố s và nguyên tố p.
Câu 2. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là iot.
B. kim loại mạnh nhất là Li.
C. phi kim mạnh nhất là oxi.
D. phi kim mạnh nhất là F.
Câu 3. Cho các nguyên tử : 3Li, 8O, 9F, 11Na. Dãy sắp xếp theo thứ tự bán kính nguyên tử của tăng dần từ trái sang phải của các nguyên tố trên là
A. F, O, Li, Na.
B. F, Na, O, Li.
C. F, Li, O, Na.
D. Li, Na, O, F.
Câu 4. Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
A. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA.
B. Na, chu kì 3, nhóm IA.
C. Mg, chu kì 3, nhóm IIA.
D. F, chu kì 2, nhó VIIA.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến thiên tuần hoàn.
B. Trong một chu kì, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
C. Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tăng dần nên khối lượng nguyên tử tăng dần.
D. Trong một chu kì ngắn, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong số các nguyên tố bền, cesi là kim loại mạnh nhất.
B. Trong nhóm IVA vừa có nguyên tố kim loại, vừa có nguyên tố phi kim.
C. Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
D. Đối với tất cả nguyên tố thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm.
Câu 7. Cho điện tích hạt nhân O (Z = 8), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) và các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?
A. Al3+< Mg2+< O2- < Al < Mg < Na.
B. Al3+ < Mg2+ < Al < Mg < Na < O2-.
C. Na < Mg < Al < Al3+< Mg2+< O2-.
D. Na < Mg < Mg2+ < Al3+ < Al < O2-.
Câu 8. Một nguyên tố Y đứng liền trước nguyên tố X trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Y đứng liền trước Z trong cùng một nhóm A. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Số hiệu nguyên tử theo thứ tự tăng dần là X < Y < Z.
B. Bán kính nguyên tử theo thứ tự tang dần là Z < Y < X.
C. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi tang dần theo thứ tự: Z < Y < X.
D. Trong các hidroxit, tính axit tăng dần theo thứ tự: hydroxide của Z < hydroxide của Y < hydroxide của X.
Câu 9. Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, T lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s23p64s1; 1s22s22p63s23p1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì sự sắp xếp đúng
A. T < X < Y.
B. T < Y < Z.
C. Y < T < X.
D. Y < X < T.
Câu 10. Trong các mệnh đề sau:
(1) Nhóm B gồm cả các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.
(2) Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì và 8 nhóm.
(3) Nhóm A chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.
(4) Các nguyên tố nhóm d và f còn được gọi là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.
Số mệnh đề phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 11. Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì.
Có các phát biểu sau đây:
(1) Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(3) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(4) Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(5) Hóa trị trong hợp chất với hidro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12. X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì lớn. Oxide cao nhất của X và Y có công thức hóa học là X2O3 và YO2.
Có các phát biểu sau đây:
(a) X và Y đứng cạnh nhau.
(b) X là kim loại còn Y là phi kim.
(c) Độ âm điện của X nhỏ hơn Y.
(d) Hợp chất của X và Y với hydrogen lần lượt là XH5 và YH4.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13. Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hydrogen của X là:
A. Chu kì 2, nhóm VA, HXO3.
B. Chu kì 2, nhóm VA, XH4.
C. Chu kì 2, nhóm VA, XH3.
D. Chu kì 2, nhóm VA, XH2.
Câu 14. Khi xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Số electron lớp ngoài cùng.
B. Độ âm điện.
C. Năng lượng ion hóa.
D. Số khối.
Câu 15. X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn hóa học. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím. Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Nếu sắp xếp theo trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:
A. X, Y, Z.
B. Y, Z, X.
C. X, Z, Y.
D. Z, Y, X.
Câu 16. X và Y là hai nguyên tố cùng thuộc một phân nhóm chính thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tố bằng 58. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là
A. 25, 33.
B. 19, 3.9
C. 20, 38.
D. 24, 34.
Câu 17. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là
A. O.
B. S.
C. Mg.
D. P.
Câu 18. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:
(1) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ;
(2) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng ;
(3) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột ;
(4) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó
Số nguyên tắc đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19. Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng có cùng số electron hóa trị.
D. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
Câu 20. Vị trí của nguyên tử nguyên tố X có Z= 27 trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm VIIB.
B. chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. chu kì 4,nhóm IIA.
D. chu kì 3, nhóm IIB.
Câu 21. Nguyên tử nguyên tố X có tổng electron ở phân lớp d bằng 6. Vị trí của X trong tuần hoàn các nguyên ố hóa học là
A. ô 24, chu kì 4 nhóm VIB.
B. ô 29, chu kì 4 nhóm IB.
C. ô 26, chu kì 4 nhóm VIIIB.
D. ô 19, chu kì 4 nhóm IA.
Câu 22. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. F là nguyên tố phi kim mạnh nhất.
B. Có thể so sánh tính kim loại giữa hai nguyên tố K và Mg.
C. Kim loại vẫn có khả năng nhận electron để trở thành anion.
D. Các ion O2−, F−, Na+ có cùng số electron.
Câu 23. Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các số hiệu nguyên tử của các nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn?
A. 9, 11, 13.
B. 3, 11, 19.
C. 17, 18, 19.
D. 20, 22, 24.
Câu 24. Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?
A. Chu kì 4, nhóm VB.
B. Chu kì 4, nhóm IIA.
C. Chu kì 5, nhóm IIA.
D. Chu kì 5, nhóm IVB.
Câu 25. Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngoài cùng thì tạo thành ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Số hiệu nguyên tử X là
A. 18.
B. 20.
C. 38.
D. 40.
Câu 26.Cho điện tích hạt nhân O (Z = 8), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) và các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?
A. Al3+< Mg2+< O2- < Al < Mg < Na.
B. Al3+ < Mg2+ < Al < Mg < Na < O2-.
C. Na < Mg < Al < Al3+< Mg2+< O2-.
D. Na < Mg < Mg2+ < Al3+ < Al < O2-.
Câu 27. Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:
A. X có số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
B. X có số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
C. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
D. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có số thứ tự 16, chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 28. Cho 4,104 g một hỗn hợp hai oxit kim loại A2O3 và B2O3 tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch HCl 0,18M (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết tên kim loại đó, biết chúng nằm ở hai chu kì 3 hoặc 4 và cách nhau 12 nguyên tố, trong đó một nguyên tố thuộc nhóm IIIA. Kí hiệu hóa học của hai kim loại là
A. Al và Fe
B. Al và Cr
C. Cr và Fe
D. Fe và
II. Tự luận
Bài 1. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 25.
a) Xác định số hiệu của X, Y.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử X, Y và cho biết vị trí X, Y trong bảng tuần hoàn.
Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được 15,68 lít khí (đktc). Xác định tên 2 kim loại kiềm thổ và thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa 10
I. Trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
D |
D |
A |
B |
D |
D |
A |
D |
A |
C |
C |
B |
C |
D |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
B |
C |
D |
C |
D |
B |
C |
C |
D |
D |
B |
A |
B |
A |
Đề thi giữa học kì 1 Tin học 10
Đề thi giữa kì 1 Tin học
TRƯỜNG THPT ………. . Tổ: Toán – Tin |
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Tin học 10 Năm học 2023 – 2024 |
Phần I: Trắc nghiệm (7điểm)
Câu 1 (NB_1): Phát biểu nào sau đây đúng?
a. Dữ liệu chỉ có trong máy tính.
b. Dữ liệu là những giá trị số do con người nghĩ ra.
c. Dữ liệu được thể hiện dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh.
d. Dữ liệu chỉ có thể được hiểu bởi những người có
Câu 2 (NB_1): Chúng ta gọi dữ liệu hay lệnh được gõ vào máy tính là gì?
a. Thông tin máy tính.
b. Thông tin vào.
c. Thông tin ra.
d. Dữ liệu được lưu trữ
Câu 3 (NB_1): Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể nắng”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)?
a. Mặc đồng phục.
b. Đi học mang theo áo mưa.
c. Ăn sáng trước khi đến trường
d. Đi học mang theo ô mũ
Câu 4 (NB_1): Thông tin có thể giúp con người những gì?
a. Giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt.
b. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
c. Biết được các tin tức và xã hội xảy ra trong xã hội.
d. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
Câu 5 (NB_2): Quá trình xử lý thông tin của máy tính gồm mấy bước:
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 6 (NB_2): Theo phạm vi địa lý người ta chia ra thành mấy loại mạng?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 7 (NB_2): Phạm vi sử dụng của internet là?
a. Chỉ trong gia đình.
b. Chỉ trong cơ quan.
c. Chỉ trong thành phố.
d. Toàn cầu
Câu 8 (NB_2): Khi tham gia trên mạng internet những nguy cơ nào có thể xảy ra?
a. Kết bạn.
b. Xem tin tức
c. Tải phần mềm.
d. Tất cả đều có thể thực hiện.
Câu 9 (NB_3): Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
a. Cho bạn bè biết mật khấu để nếu quên thì hỏi bạn.
b. Đặt mật khẩu dễ đoán để không bị quên.
c. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho ai biết.
d. Đặt 1 mật khẩu cho tất cả các tài khoản cá nhân
Câu 10 (NB_3): Em nhận được một lời mời kết bạn từ một người không quen trên Facebook em sẽ làm gì?
a. Chấp nhận kết bạn và trả lời tin nhắn ngay.
b. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.
c. Nhắn tin hỏi xem là ai có phải người quen không rồi chấp nhận kết bạn.
d. Vào xem thông tin, xem ảnh của họ nếu quen kết bạn, không thì thôi.
Câu 11 (NB_3): Đâu là hành vi xấu khi giao tiếp trên mạng?
a. Đưa thông tin không phù hợp lên mạng.
b. Thường xuyên spam (gửi tin nhắn rác) lên mạng.
c. Lừa đảo qua mạng
d. Tất cả các hành vi trên.
Câu 12 (NB_3): Khi sử dụng thông tin trên mạng cần lưu ý đến các vấn đề là:
a. Các từ khóa liên quan đến vấn đề cần tìm.
b. Địa chỉ trang Web
c. Bản quyền.
d. Các từ khóa liên quan trang web
Câu 13 (TH_1): Ưu điểm của thiết bị số khi lưu trữ thông tin?
a. Thiết bị đẹp.
b. Thiết bị nhỏ, gọn.
c. Thiết bị nhỏ, gọn, lưu trữ lượng dữ liệu lớn.
d. Lưu trữ nhiều dữ liệu
Câu 14 (TH_1): Định nghĩa nào vè Byte là đúng?
a. Là một ký tự.
b. Là một đơn vị dữ liệu 8 bít.
c. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính.
d. Là dãy 8 chữ số.
Câu 15 (TH_1): Thành tựu của Tin học được nhìn nhận trên phương diện:
a. Các thành tựu về ứng dụng, thành tựu về sự phát triển của nghành Tin học
b. Các công trình khoa học.
c. Các tòa nhà cao tầng.
d. Số lượng máy tính ngày càng nhiều.
Câu 16 (TH_1): Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị thông minh?
a. Đông hồ vạn niên
b. Điện thoại Ip 11
c. Đồng hồ kết nối điện thoại
d. Camera có kết nối wifi
Câu 17 (TH_2): Điện thoại thông được kết nối với internet bằng cách nào?
a. Qua dịch vụ 3G, 4G, 5G
b. Kết nối gián tiếp qua Wife.
c. A và B đều được.
d. A và B không được.
Câu 18 (TH_2): Các dịch vụ đám mây cơ bản chủ yêu liên quan đến:
a. Cho thuê các tài nguyên phần mềm và phần cứng.
b. Cho thuê các dịch vụ Tin học
c. Cho thuê máy tính
d. Thuê người lập trình viết chương trình.
Câu 19 (TH_2): Lợi ích của dịch vụ đám mây:
a. Tính mềm dẻo và độ sẵn sàng cao.
b. Chất lượng cao.
c. Kinh tế hơn.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 20 (TH_2): IoT được định nghĩa là
a. Điện thoại thông minh phát tín hiệu.
b. Liên kết các điện thoại thông minh.
c. Liên kết các thiết bị thông minh để tự động thu nhập, trao đổi xử lý dữ liệu.
d. Liên kết các máy tính.
Câu 21 (TH_2): Phần mềm độc hại là phần mềm
a. Viết ra với ý đồ xấu, gây ra các tác động không mong muốn.
b. Phần mềm ứng dụng được chia sẻ trên mạng.
c. Phần mềm hệ thống chia sẻ trên mạng.
d. Các trò trơi điện tử trên mạng.
Câu 22 (TH_3): Một số quy định pháp lý đối với người dùng trên mạng:
a. Các văn bản quy định pháp luật
b. Các văn bản quy định pháp luật đối với người dùng trên không gian mạng.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Nhà nước không có quy định gì về việc sử dụng thông tin trên mạng.
Câu 23 (TH_3): Do mâu thuẫn trên mạng dẫn đến va chạn giữa 1 nhóm các bạn nữ và 1 bạn nữ. Em làm gì trong tình huống này?
a. Lấy điện thoại ra quay.
b. Đứng xem.
c. Vào can ngăn nhóm bạn nữ
d. Thông báo, nhờ sự giúp đỡ từ người lớn.
Câu 24 (TH_3): Những vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia các hoạt động trên mạng?
a. Tranh luận trên Facebook
b. Gửi thư điện tử.
c. Chia sẻ thông tin sai sự thật.
d. Sử dụng hình ảnh của người khác
Câu 25 (TH_3): Điều 12 khoản 2 của Luật công nghệ thông tin quy định về:
a. Cấm “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số”
b. “Chia sẻ các thông tin trên mạng”
c. “Bản quyền tác giả”
d. “Vai trò thông tin số”
Câu 26 (VDT_3):
Do mâu thuẩn trên mạng dẫn đến va chạn giữa 1 nhóm các bạn nữ và 1 bạn nữ. Em làm gì trong tình huống này?
a. Lấy điện thoại ra quay.
b. Đứng xem.
c. Vào can ngăn nhóm bạn nữ
d. Thông báo, nhờ sự giúp đỡ từ người lớn.
Câu 27 (VDT_3): Bạn A khi mở máy tính tại 1 quan nét có phát hiện 1 tài khoản facebook chưa đăng thoát. Bạn A vào sử dụng tài toàn đó, cụ thể nhắn tin vay tiền 1 vài người bạn trong nhóm.
Hành vi bạn A có vi phạm sử dụng thông tin trên mạng không?
a. Ban A không vi phạm.
b. Bạn A vi phạm.
c. Chủ quán nét vi phạm
d. Không ai phải chịu trách nhiệm.
Câu 28 (VDT_3): Nguyên tắc để nâng cao tính an toàn khi chia sẻ thông tin trên môi trường số:
a. Trước khi đăng tin cần kiểm tra tính xác thực thông tin.
b. Không chia sẻ tin bài vi phạm pháp luật.
c. Cân nhắc hậu quả, nhất là khía cạnh đạo đức khi đăng bất kỳ một thông tin lên mạng.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1đ):
a. Các phần mềm tin học văn phòng đã trở thành các phần mềm được dùng nhiều nhất. Em hãy nêu tác dụng của các phần mềm tin học văn phòng?
b. Kể tên một số phần mềm ứng dụng trong tin học mà e biết.
Câu 2: (1đ): Nêu các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng?
Câu 3: (1đ): Em hãy kể ra những trường hợp có thể bị nhiễm phần mềm độc hại?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Tin 10
I. Phần trắc nghiệm:(7 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
c |
b |
d |
d |
b |
a |
d |
d |
c |
b |
d |
c |
c |
b |
Điểm |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
a |
a |
c |
a |
d |
c |
a |
c |
d |
a, c, d |
a |
d |
b |
d |
Điểm |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
0. 25 |
II. Phần tự luận: (4 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
a. Tác dụng của các phần mềm tin học văn phòng – Với phần mềm soạn thảo văn bản việc làm tài liệu tiện lợi, lưu trữ, tìm kiếm dễ dàng, không nhất thiết phải để trên giấy. – Với phần mềm bảng tính có thể lưu trữ dữ liệu thuận lợi, tính toán tự động, sử dụng dễ dàng. – Với phần mềm trình chiếu có thể trình bày ý tưởng, báo cáo sinh động, không cần dùng bảng viết. b. Một số phần mềm ứng dụng: Microsoft word, zalo, facebooke,… |
0. 5đ 0. 5đ |
2 |
Các biện pháp bảo vệ thông tin các nhân – Không ghi chép thông tin cá nhân ở nhưng nơi mà người khác có thể đọc – Giữ cho máy tính không bị nhiễm các phầng mềm gián điệp – Cẩn trọng khi truy cập mạng vào các trang web không rõ nguồn gốc. |
1đ |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Tin học 10
Cấp độ Tên Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
||||||||
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|||||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||||
Chủ đề 1 Máy tính và xã hội tri thức |
– Phân biệt được thông tin và dữ liệu – Biết một số thiết bị thông minh thông dụng. |
– Hiểu sự ưu việt của việc lưu trữ và xử lý truyền thông tin bằng thiết bị số |
– Nêu được vai trò của Tin học đối với xã hội – Lấy ví dụ |
|||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
4 1 10% |
4 1 10% |
1 1 10% |
9 3 30% |
||||||||
Chủ đề 2 Máy tính và internet |
– Nhận biết mạng LAN và internet – Biết các nguy cơ và tác hại khi tham gia các hoạt động trên Internet |
– Vai trò của internet trong cuộc sống – Một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên không gian mạng |
– Biết cách bảo vệ dữ liệu cá nhân |
– Sử dụng một số công cụ để phòng chống phần mềm xấu. |
||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
4 1 10% |
5 1. 25 12. 5% |
1 1 10% |
1 1 10% |
11 4. 25 42. 5% |
|||||||
Chủ đề 3 Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số |
– Những vấn đề nảy sinh về đạo đức, pháp luật và văn hóa khi giao tiếp qua mạng. |
– Một số nội dung pháp lí khi đưa tin lên mạng và vấn đề bản quyền |
Liên hệ các tình huống cụ thể |
|||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
4 1 10% |
4 1 10% |
3 0. 75 7. 5% |
11 2. 75 27. 5% |
||||||||
Tổng câu Tổng điểm Tỉ lệ % |
12 3 30% |
13 3. 25 32. 5% |
6 3. 75 37. 5% |
31 10 100% |
…………..
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 1 lớp 10 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (11 môn) 48 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 10 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.