Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2023 – 2024 10 Đề thi giữa kì 1 Địa 9 (Có đáp án, ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa kì 1 Địa 9 năm 2023 – 2024 bao gồm 10 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận và đặc tả đề chi tiết.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 9 năm 2023 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Địa lí lớp 9 giữa học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa kì 1 lớp 9 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là TOP 10 Đề thi giữa kì 1 Địa lí 9 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm: 101 đề thi giữa kì 1 Toán 9, đề thi giữa học kì 1 Tiếng Anh 9.
1. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 9 – Đề 1
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa 9
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1: Hiện nay, dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất
A. thấp.
B. tương đối thấp.
C. cao.
D. rất cao.
Câu 2: Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng
A. 1 triệu người.
B. 2 triệu người.
C. 3 triệu người.
D. 4 triệu người.
Câu 3: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm là do thực hiện tốt
A. vấn đề phát triển văn hóa, y tế, giáo dục.
B. hoạt động tuyên truyền giáo dục dân số.
C. hoạt động kiểm soát sự gia tăng dân số.
D. chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Câu 4: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5: Các đô thị ở nước ta chủ yếu thuộc loại
A. nhỏ.
B. vừa.
C. vừa và lớn.
D. vừa và nhỏ.
Câu 6: Các đô thị lớn của nước ta thường được phân bố ở
A. nơi có khí hậu thuận lợi.
B. vùng núi cao nơi có nhiều khoáng sản.
C. vùng đồng bằng nơi có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi.
D. vùng đông dân cư.
Câu 7: Cho bảng số liệu sau
Dân số, diện tích của cả nước và các vùng năm 2018
Diệntích(Km2) |
Dânsốtrungbình (Nghìnngười) |
|
CẢ NƯỚC |
331235,7 |
94666,0 |
Đồng bằng sông Hồng |
21260,0 |
21566,4 |
Trung du và miền núi phía Bắc |
95222,2 |
12292,7 |
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung |
95876,0 |
20056,9 |
Tây Nguyên |
54508,3 |
5871,0 |
Đông Nam Bộ |
23552,8 |
17074,3 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
40816,4 |
17804,7 |
Nguồn: gso.gov.vn
Mật độ dân số của ĐBSH năm 2018 là
A. 1010 người/km2.
B. 1012 người/km2.
C. 1014 người/km2.
D. 1015 người/km2.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta?
A. Số lượng dồi dào, liên tục được bổ sung.
B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ cao.
D. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Câu 9: Khu vực có tỉ trọng lao động ngày càng giảm ở nước ta là
A. nông, lâm, ngư nghiệp.
B. dịch vụ và nông nghiệp.
C. dịch vụ và công nghiệp.
D. công nghiệp – xây dựng
Câu 10: Biện pháp nào sau đây không đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta?
A. phân bố lại dân cư, nguồn lao động giữa các vùng.
B. đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, các làng nghề truyền thống ở nông thôn.
C. đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
D. thành thị tiếp nhận lực lượng lao động từ nông thôn di cư đến.
Câu 11: Nhân tố chính làm cơ cấu mùa vụ trong sản xuất lúa của nước ta thay đổi là
A. sử dụng giống mới.
B. xu hướng quảng canh.
C. đẩy mạnh thâm canh.
D. mở rộng diện tích.
Câu 12: Chăn nuôi bò sữa của nước ta đang phát triển mạnh ở
A. một số nông trường Tây bắc.
B. một số nơi ở Lâm Đồng.
C. ven các thành phố lớn.
D. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Câu 13: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 18, cho biết “ Chè, đậu tương” là cây công nghiệp chủ yếu của vùng nào?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 14: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT NĂM 1990 VÀ 2002 ( Nghìn ha)
Cácnhómcây |
1990 |
2002 |
|
Tổng số |
9040,0 |
12831,4 |
|
Chia ra |
Cây lương thực |
6474,6 |
8320,3 |
Cây công nghiệp |
1199,3 |
2337,3 |
|
Cây ăn quả, rau đậu và cây khác |
1366,1 |
2173,8 |
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt 2 năm trên.
Biểu đồ nào phù hợp nhất với yêu cầu đề bài?
A. Biểu đồ cột chồng.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ tròn có hai bán kính giống nhau.
D. Biểu đồ tròn có hai bán kính khác nhau.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vai trò của cây công nghiệp?
A. Góp phần bảo vệ môi trường.
B. Góp phần tăng sản lượng lương thực.
C. Tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Câu 16: Lợn và gia cầm được nuôi nhiều nhất ở vùng ĐBSH và ĐBSCL vì
A. có điều kiện khí hậu thuận lợi
B. có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại
C. có truyền thống chăn nuôi
D. có nguồn lương thực dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn
Câu 17: Loại cây công nghiệp nào sau đây không phải là cây công nghiệp lâu năm?
A. Cà phê.
B. Lạc.
C. Cao su.
D. Dừa.
Câu 18: Rừng sản xuất là
A. các khu rừng đầu nguồn các sông.
B. rừng nguyên liệu gỗ, giấy.
C. các cánh rừng chắn cát dọc ven biển.
D. .các dải rừng ngập mặn ven biển
Câu 19: Ngư trường trọng điểm nào ở nước ta nằm trong Vịnh Bắc Bộ?
A. Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh.
B. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
C. Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.
Câu 20: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 20, vùng nào nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 21: Hoạt động nào của ngành thủy sản hiện nay đang có vai trò là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các hoạt động khác trong ngành?
A. Nuôi trồng.
B. Đánh bắt.
C. Chế biến.
D. Xuất khẩu
Câu 22: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Năm |
Tổngsảnlượng (nghìn tấn) |
Sảnlượngnuôitrồng (nghìn tấn) |
Giá trị xuất khẩu(triệu đô la Mỹ) |
2010 |
5 143 |
2 728 |
5 017 |
2013 |
6 020 |
3 216 |
6 693 |
2014 |
6 333 |
3 413 |
7 825 |
2015 |
6 582 |
3 532 |
6 569 |
…………
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 Địa lý 9
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
D |
B |
D |
C |
C |
C |
A |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
C |
A |
D |
B |
D |
B |
B |
A |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
C |
B |
D |
C |
B |
C |
D |
B |
D |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 Địa lí 9
Cấp độ Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|||||
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
Chủ đề 1: Địa lí dân cư |
1- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc – Biết các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. – Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta. 2- Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta. 3- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta – Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta 4- Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động. – Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta. – Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam |
1- Nguyên nhân và hậu quả của một số đặc điểm dân số nước ta 2- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư. 3- Trình bày được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta. |
1- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc. 2- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam. – Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm. 3- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam. 4- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động. |
– Câu hỏi vận dụng kiến thức để giải thích, liên hệ các vấn đề thực tiễn có liên quan đến chủ đề địa lí dân cư. (Phương án 2) |
6 (6,5) 3,7 (3đ) |
||||
Số câu Số điểm |
4 1,33đ |
1 (2 PA2) 0,33đ (0,66đ PA2) |
1 (0 PA2) 2,0đ (0 PA2) |
0 (1/2 PA2) 0đ(1,0 PA2) |
|||||
Chủ đề 2: Địa lí kinh tế |
1- Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. – Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2- Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp : phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính. – Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi. 3- Biết được thực trạng độ che phủ rừng của nước ta ; vai trò của từng loại rừng. – Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp. – Sự phát triển và phân bố của ngành khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. 4- Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp. – Trình bày được một số thành tựu của sản xuất công nghiệp – Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm. 5- Biết được cơ cấu và sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành dịch vụ. – Biết được đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ nói chung. – Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch – tùy theo tiến độ dạy học theo kế hoạch giáo dục bộ môn của trường) |
1- Làm rõ được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sự phát triển kinh tế nước ta. 2- Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. 3- Trình bày được nguồn lợi thuỷ, hải sản. 4- Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. 5- Hiểu được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ. |
1- Phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2- Phân tích bản đồ nông nghiệp và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi. – Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi. 3- Phân tích bản đồ để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá. – Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để thấy sự phát triển của lâm nghiệp, thuỷ sản. 4- Phân tích biểu đồ để nhận biết cơ cấu ngành công nghiệp. – Phân tích bản đồ công nghiệp để thấy rõ các trung tâm công nghiệp, sự phân bố của một số ngành công nghiệp. 5- Phân tích số liệu, biểu đồ để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của các ngành dịch vụ ở nước ta. |
Câu hỏi vận dụng kiến thức để giải thích, liên hệ các vấn đề thực tiễn có liên quan đến chủ đề địa lí kinh tế. (Phương án 1) |
|||||
Số câu Số điểm |
8 2,66đ |
2 (1 PA2) 0,66đ (0,33đ PA2) |
1/2 2,0đ |
0 (1PA2) 0đ (2đ PA2) |
1/2 (0 PA2) 1,0đ (0 PA2) |
11 (10,5) 6,3 (7đ) |
|||
TS câu |
12 |
0 |
3 |
1/2 |
0 |
1 |
0 |
1/2 |
17 |
TS điểm |
4,0 đ |
1,0 đ |
2,0 đ |
2,0 đ |
1,0 đ |
10,0 đ |
2. Đề thi Địa lý lớp 9 giữa học kì 1 – Đề 2
2.1 Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa 9
Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả
A. 52 dân tộc
B. 53 dân tộc
C. 54 dân tộc
D. 55 dân tộc
Câu 2: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu:
A. Đồng bằng, duyên hải
B. Miền Núi
C. Hải đảo
D. Nước Ngoài
Câu 3: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:
A. Chăm, Khơ-me
B. Vân Kiều, Thái
C. Ê –đê, Mường
D. Ba-na, Cơ –ho.
Câu 4. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ:
A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.
C. Gánh nặng phụ thuộc lớn.
D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân.
Câu 5. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến:
A. Việc phát triển giáo dục và y tế.
B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
C. Vấn đề giải quyết việc làm.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Câu 6. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng
A: 1 triệu người
B: 1,5 triệu người
C: 2 triệu người
D: 2,5 triệu người
Câu 7. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với
A: Sự phát triển kinh tế
B: Môi trường
C: Chất lượng cuộc sống
D: sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường
Câu 8: Cho bảng số liệu.
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kỳ 1979- 1999 ( %0 )
Năm Tỉ suất |
1979 |
1999 |
Tỷ suất sinh |
32,5 |
19,9 |
Tỷ suất tử |
7,2 |
5,6 |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979 và 1999 (%) lần lượt là:
A; 2,5 và 1,4
B: 2,6 và 1,4
C: 2,5 và 1,5
D: 2,6 và 1,5
Câu 9. Dân cư nước ta sống thưa thớt ở
A: Ven biển
B: Miền Núi
C: Đồng bằng
D: Đô thị
Câu 10. Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô
A: Vừa và nhỏ
B: Vừa
C: Lớn
D: Rất Lớn
Câu 11. Trong cơ cấu nhóm tuổi của tổng dân số nước ta xếp thứ tự từ cao xuống thấp là:
A. Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động
B. Ngoài độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động
C. Trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động
D. Trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động
Câu 12. Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh được cho là do
A. đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.
B. kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.
C. quy mô dân số lớn, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao.
D. hiệu quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa cao.
Câu 13. Dân số nước ta
A. Đang có xu hướng trẻ hóa.
B. Đang có xu hướng già hóa
C. Đang trong giai đoạn bão hòa.
D. Đang trong tình trạng phục hồi
Câu 14. Độ tuổi từ 60 trở lên có xu hướng tăng là do
A. Tuổi thọ trung bình thấp.
B. Hệ quả của tăng dân số những năm trước kia
C. Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể.
D. Mức sống được nâng cao
Câu 15: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta
A. Dồi dào, tăng nhanh
B. Tăng Chậm
C. Hầu như không tăng
D. Dồi dào, tăng chậm
Câu 16: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về
A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động
B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
C. Kinh nghiệm sản xuất
D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật
Câu 17: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng lao động ngành nông, lâm , ngư nghiệp, giảm tỉ trọng lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ
B. Giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
C. Giảm tỷ trọng lao động trong tất cả các ngành.
D. Tăng tỷ trọng lao động trong tất cả các ngành
Câu 18. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm:
A. 1975
B. 1981
C. 1986
D. 1996
Câu 19: Sự đổi mới nền kinh tế biểu hiện qua việc tăng mạnh tỷ trọng:
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp – xây dựng
C. Dịch vụ
D. Công nghiệp.
Câu 20. Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ
A. Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
B. Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.
D. Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.
Câu 21: Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (Đơn vị triệu USD)
Năm Khu vực |
2005 |
Nông –lâm – ngư nghiệp |
77520 |
Công nghiệm –Xây dựng |
92357 |
Dịch vụ |
125819 |
Tổng |
295696 |
Cơ cấu ngành dịch vụ là:
A. 40,1%
B. 42,6%
C. 43,5%
D. 45%
Câu 22: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Phù sa
B. Mùn núi cao
C. Feralit
D. Đất cát ven biển.
Câu 23. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là
A. Các vùng trung du và miền núi
B. Vùng Đồng bằng Sông hồng
C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Các đồng bằng ở duyên hải miền trung.
Câu 24. Tài nguyên nước ở nước ta có một nhược điểm lớn là
A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.
Câu 25. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ là:
A. Đất trồng
B. Nguồn nước tưới
C. Khí hậu
D. Giống cây trồng.
Câu 26: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với:
A. Các đồng cỏ tươi tốt.
B. Vùng trồng cây hoa màu.
C. Vùng trồng cây công nghiệp.
D. Vùng trồng cây lương thực.
Câu 27. Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là:
A. Rừng sản xuất
B. Rừng đặc dụng
C. Rừng nguyên sinh
D. Rừng phòng hộ
Câu 28: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 29. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là:
A. Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Quảng Ninh.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau.
C. Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Thuận.
D. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
Câu 30. Các tỉnh dẫn đầu sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ta là
A. Cà Mau, An Giang, Bến Tre
B. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận
C. Hải Phòng – Quảng Ninh.
D. Đồng Tháp, Lâm Đồng
Câu 31: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Vị trí địa lý
D. Tài nguyên khoáng sản
Câu 32. Địa phương nào sau đây là nơi tập trung trữ lượng và khai thác than lớn nhất nước ta hiện nay
A. Thái Nguyên
B. Vĩnh Phúc
C. Quảng Ninh
D. Lạng Sơn
Câu 33. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp trọng điểm
A. Có thế mạnh lâu dài
B. Đóng góp ít trong cơ cấu thu nhập quốc dân
C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao
D. Tác động đến các ngành khác
. . . . . . . . . . . .
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 Địa lí 9
I-TRẮC NGHIỆM
-Mỗi câu đúng : 0,5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
A |
A |
A |
B |
A |
D |
A |
. . . . . . . . . . . . . .
2.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 Địa 9
Cấp độ Tên Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
||||
TNKQ |
TNKQ |
TNKQ |
TNKQ |
||
ĐỊA LÍ DÂN CƯ |
-Các dân tộc, sự phân bố các dân tộc VN. -Dân số và gia tăng dân số. – Phân bố dân cư. -Đô thị hóa. – Lao động, việc Làm, chất lượng cuộc sống. |
– Tác động của dân số đông đến vấn đề giải quyết việc làm, tài nguyên, môi trường. . . |
– Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. -Giải thích tại sao tỉ lệ gia tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh. |
||
Số câu Số điểm |
11 câu 2,75 |
4 câu 1,0 đ |
2 câu 0,5 đ |
17 câu 4,25đ |
|
ĐỊA LÍ KINH TẾ |
– Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm nào ? |
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Thành tựu và thách thức của kinh tế nước ta. -Ngành nông nghiệp. -Ngành Công Nghiệp. -Cơ cấu, vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ. – GTVT&BCVT. |
– Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đồi với ngành nông nghiệp nước ta. -Khai thác At lat đọc tên các tỉnh trọng điểm nghề cá của nước ta |
-Tính cơ cấu ngành kinh tế. -Nhận xét biểu đồ. – Vận dụng kiến thức từ Atlat. |
|
Số câu Số điểm |
1 câu 0,25 đ |
12 câu 0,3 đ |
6 câu 1,5 đ |
4 câu 1,0 đ |
23 câu 5,75đ |
Tổng cộng |
12 Câu 3,0 = 30% |
16 Câu 4 đ = 40% |
8 Câu 2 đ = 20% |
4 Câu 1đ = 10% |
40 câu 10đ |
3. Đề thi Địa lý lớp 9 giữa học kì 1 – Đề 3
3.1 Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa 9
I/ Phần trắc nghiệm : Chọn 1 đáp án đúng nhất trong mỗi câu hỏi dưới đây.
(Mỗi câu trả lời đúng được 0. 25 điểm)
Câu 1. Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở :
A. khu vực miền núi, trung du.
B. khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên.
C. trung du, miền núi Bắc Bộ.
D. đồng bằng, trung du và duyên hải.
Câu 2. Hãy cho biết các dân tộc ít người nào sau đây cư trú chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Gia – rai, Ê-đê, Chăm, Ra-glai, Chu-ru.
B. Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông.
C. Khơ-me, Chăm, Hoa, Cơ-ho, Rơ-măm.
D. Ba-na, Xơ-đăng, Bru-Vân Kiều, Xtiêng.
Câu 3. Sự bùng nổ dân số ở nước ta diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn nào sau đây?
A. Đầu thế kỉ XX.
B. Cuối thế kỉ XIX.
C. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX.
D. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX
Câu 4. Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở:
A. miền núi, trung du.
B. đồng bằng, ven biển.
C. trung du, đồng bằng, ven biển.
D. miền núi, đồng bằng, ven biển.
Câu 5. Dân số nước ta thuộc nhóm các nước nào sau đây?
A. Ít dân số trên thế giới.
B. Trung bình dân số trên thế giới.
C. Đông dân trên thế giới.
D. Rất đông trên thế giới.
Câu 6. Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì?
A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm
C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng
D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta?
A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
B. Gia tăng dân số giảm nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
C. Dân cư phân bố ngày càng hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
D. Dân số có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu nhóm tuổi.
Câu 8: Đặc điểm còn hạn chế của đô thị hóa ở nước ta là:
A. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
B. trình độ đô thị hóa thấp.
C. tỉ lệ dân thành thị giảm
D. phân bố đô thị đều giữa các vùng.
Câu 9: Nước ta có một nền công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng, chủ yếu nhờ:
A. lao động dồi dào có tay nghề cao.
B. tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
C. nhu cầu của thị trường lớn.
D. cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện.
Câu 10: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do:
A. Nước ta có nhiều cửa sông rộng lớn
B. Nước ta có những bãi triều, đầm phá
C. Có nhiều đảo, vũng, vịnh; bãi triều, đầm phá ven biển
D. Có nhiều sông, hồ, suối, ao,…
Câu 11: Nước ta gồm những loại rừng nào?
A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ
B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng
C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ
Câu 12: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 13. Đất phù sa thích hợp với cây trồng nào sau đây?
A. Cây chè.
B. Cây lúa.
C. Cây cao su.
D. Cây cà phê.
Câu 14. Trong các nhân tố tự nhiên dưới đây, nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố công nghiệp?
A. Đất.
B. Nước.
C. Khoáng sản.
D. Sinh vật.
Câu 15: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất đang hoạt động ở nước ta hiện nay là:
A. Hòa Bình
B. Sơn La
C. Trị An
D. Thác Bà
Câu 16: Hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước ta là :
A. Thủ Dầu Một và Hải Phòng.
B. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
C. TP. Hồ Chí Minh và Biên Hòa.
D. Hà Nội và Đà Nẵng.
II/ Phần tự luận
Câu 1: (3,0 điểm)
Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta được phát triển và phân bố như thế nào ?
Câu 2 : (1,0 điểm)
Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là gì?
Câu 3: (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây (%)
Năm Loại cây |
1990 (%) | 2002 (%) |
Tổng số | 100% | 100 % |
Cây lương thực | 71,6% | 64,8% |
Cây công nghiệp | 13,2% | 18,2% |
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác | 15,2% | 17% |
a. Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2002?
b. Nêu nhận xét sự thay đổi tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990 đến 2002?
3.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 9
I/ Phần trắc nghiệm: (4,0đ) mỗi câu đúng được 0.25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
B |
C |
C |
C |
A |
C |
B |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
B |
C |
C |
D |
B |
C |
B |
B |
II/ Phần tự luận 6,0đ)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta được phát triển và phân bố: -Đây là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. -Gồm các phân ngành chính là : +Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia ,….) + Chế biến sản phẩm chăn nuôi (chế biến thịt, sữa), thực phẩm đông lạnh,.. + Chế biến thủy sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh…) -Phân bố : rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở Thành phố HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng. |
3.0 0.75 0.5 0.5 0.5 0.75 |
Câu 2 |
Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài – Xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn |
1.0đ |
Câu 3 |
a) Biểu đồ: tròn, có đầy đủ cách tính số độ, có tên biểu đồ, chú thích rõ ràng, sạch đẹp. (1,5đ). + Thiếu – 0,25đ/1 yếu tố b) Nhận xét: (0.5đ) + Tỉ trọng diện tích cây lương thực giảm (số liệu chứng minh) + Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp tăng (số liệu chứng minh) + Tỉ trọng diện tích cây thực phẩm,cây ăn quả tăng (số liệu chứng minh) Thiếu số liệu chứng minh -0,25đ |
2.0 đ |
3.3 Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Địa 9
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||
1 |
ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM |
– Thành phần dân tộc – Gia tăng dân số ở các thời kì – Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính – Phân bố dân cư – Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn – Lao động và việc làm – Chất lượng cuộc sống |
8TN |
1 TL* (2 điểm) |
1 TL (1 điểm) |
|
2 |
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN |
– Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản |
4TN |
1TL* |
||
CÔNG NGHIỆP |
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp – Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu |
4TN |
1TL* (3,0 điểm) |
|||
Số câu/ loại câu |
16 câu TNKQ |
2 câu TL |
1 câu (a) TL |
1 câu (b) TL |
||
Tỉ lệ % |
40 (4 điểm) |
30 (3 điểm) |
20 (2 điểm) |
10 (1điểm) |
4. Đề thi giữa kì 1 Địa lý 9 – Đề 4
4.1 Đề thi Địa 9 giữa kì 1
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu đúng nhất: (mỗi câu 0.5đ)
Câu 1: Ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta là ngành công nghiệp
A. chế biến lương thực thực phẩm.
B. năng lượng.
C. điện.
D. dệt may.
Câu 2: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:
A địa hình
B tài nguyên khoáng sản.
C. đất
D. khí hậu.
Câu 3: Các trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất ở nước ta là:
A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, Đà Nẵng.
C. Hà Nội, Hải Phòng
D. TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Câu 4: Loại hình GTVT nào có vai trò quan trọng nhất?
A. Đường sắt
B. Đường bộ
C. Đường sông
D. Đường biển.
Câu 5: Cơ cấu ngành dịch vụ gồm:
A. Tiêu dùng, sản xuất, công cộng
B. thương nghiệp, dịch vụ sữa chữa, khách sạn
C. giao thông vận tải, bưu chính viễn thông
D. thương mại, du lịch.
Câu 6: Địa danh nào sau đây không thuộc tài nguyên du lịch tự nhiên?:
A. Cố đô Huế
B. Lăng Cô
C. Hồ Ba Bể
D. Hoa Lư
II. Tự luận
Câu 1: Hãy nêu những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta? (3đ)
Câu 2: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta (2 đ)
Câu 3: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp nước ta ? (2 đ)
Câu 4: Dựa vào bảng số liệu dưới đây em hãy: (3 đ)
a. Vẽ biểu đồ thich hợp thể hiện cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2005.
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, em hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nước ta thời kì 1991 – 2005. (Đơn vị: %)
Năm |
1991 |
1995 |
1999 |
2005 |
Tổng số |
100 |
100 |
100 |
100 |
Nông – Lâm – Ngư nghiệp |
40.5 |
27.2 |
25.4 |
21.0 |
Công nghiệp – Xây dựng |
23.8 |
28.8 |
34.5 |
41.0 |
Dịch vụ |
35.7 |
44.0 |
40.1 |
38.0 |
4.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Địa 9
Câu |
Đáp án |
Biểu điểm |
||||
Câu 1 |
a/ Thành tựu – Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc – Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Đã hình thành một số ngành trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến lương thực, thực phẩm… – Sự phát triển của ngành sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu thúc đẩy ngoại thương & đầu tư nước ngoài – Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực & toàn cầu, nước ta đã trở thành thành viên của WTO b/ Khó khăn và thách thức: -Sự phân hóa giàu nghèo, còn các xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa. -Tài nguyên khai thác quá mức, môi trường ô nhiễm. -Vấn đề việc làm chưa đáp ứng đủ. -Biến động của thị trường TG, các thách thức khi tham gia AFTA, WTO. WTO |
(0.25 đ) (0.5 đ) (0.5 đ) (0.25 đ) (0.5 đ) (0.25 đ) (0.25 đ) (0.5 đ) |
||||
Câu 2 |
– Dân cư nước ta phân bố không đều + Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. + Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (khoảng 74% dân số sinh sống ở nông thôn) |
( 1đ) (0.5đ) (0.5đ) |
||||
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
|
||||||
Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vì: – Đây là khu vực có vị trí gần nước ta. – Là khu vực đông dân, có tốc độ phát triển nhanh. |
||||||
Câu 3 |
– Tài nguyên đất: đa dạng, vừa có đất phù sa, đất Feralít tạo điều kiện đa dạng cây trồng như cây công nghiệp, cây lương thực – Tài nguyên khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm có nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn, khí hậu phân bố rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa, theo độ cao tạo điều kiện cho cây cối xanh tươi quanh năm, trồng được cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới – Tài nguyên nước: Sông ngòi ao hồ dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. – Tài nguyên sinh vật: nguồn động thực vật phong phú tạo điều kiện để thuần dưỡng các giống cây trồng, vật nuôi |
(0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) |
||||
Câu 4 |
a. Vẽ biểu đồ miền trong đó: – Mỗi miền đúng tỉ lệ, có đơn vị, được – Chú thích đúng, phù hợp với biểu đồ – Tên biểu đồ, đơn vị % b. Nhận xét: trong đó Từ 1991 đến 2002, cơ cấu GDP nước ta chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực: Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh (dẫn chứng) Khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đều tăng, trong đó tăng nhanh nhất là công nghiệp – xây dựng (dẫn chứng) Thực tế này phản ánh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước |
(2đ) (1.5đ) (0.25đ) ( 0.25đ) (1đ) |
4.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 Địa lí 9
Chủ đề /Mức độ nhận thức |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng sáng tạo |
Địa lí dân cư |
– HS biết được VN là quốc gia đa dân tộc và có nhiều bản sắc khác nhau. Biết được tình hình phân bố dân cư, các loại hình quần cư |
Hiểu được sự phân bố dân cư không đồng đều |
– Giải thích được vai trò của sự phân bố dân cư và chất lượng cuộc sống có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KT |
|
Địa lí kinh tế |
HS biết được Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – biết sử dụng Atlat địa lí và vẽ biểu đồ |
– Phân tích được những thuận lợi – khó khăn và hiểu được các tài nguyên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – Phân tích được vai trò và đặc điểm của dịch vụ, GTVt, BCVT trong đời sống |
– HS vẽ và phân tích được một số biểu đồ |
– HS đem ra 1 số giải pháp khắc phục khó khăn do thiên nhiên mang lại. |
100%TSĐ: 10 điểm |
40%TSĐ= 4 điểm |
30% TSĐ = 3điểm |
20% TSĐ = 2điểm |
10% TSĐ =1điểm |
. . . . . . . . . . . . .
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Địa lí 9
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2023 – 2024 10 Đề thi giữa kì 1 Địa 9 (Có đáp án, ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.