Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7 (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 7 Đề thi giữa kì 1Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với nhiều mức độ khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 7 đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lý 7 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức.
TOP 7 Đề thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7 Địa lý 7 – Đề 1
- Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7 Địa lý 7 – Đề 2
- Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 – Đề 3
Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7 Địa lý 7 – Đề 1
Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?
A. Quý tộc người Rô-ma.
B. Nô lệ được giải phóng.
C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.
D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
Câu 2: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là
A. Thành thị trung đại.
B. Lãnh địa phong kiến.
C. Pháo đài quân sự.
D. Nhà thờ giáo hội.
Câu 3: Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Văn học, Triết học.
B. Nghệ thuật, Lịch sử – Địa lí học.
C. Khoa học – Kĩ thuật.
D. Văn học, Nghệ thuật.
Câu 4: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?
A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan).
B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a).
C. G. Bru-nô (I-ta-li-a).
D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp).
Câu 5: Trong các thế kỉ XIV – XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?
A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.
C. Đòi bỏ bớt những lễ nghỉ tốn kém.
D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.
Câu 7: Châu Âu có diện tích
A. trên 9 triệu km2
B. trên 10 triệu km2.
C. trên 11 triệu km2.
D. trên 12 triệu km2.
Câu 8: Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới khí hậu nào sau đây?
A. Đới ôn hòa.
B. Đới lạnh.
C. Đới nóng.
D. Đới cận nhiệt
Câu 9: Ở châu Âu, thảm thực vật thảo nguyên ôn đới chủ yếu nằm ở
A. phía bắc.
B. phía nam.
C. phía đông nam.
D. phía tây.
Câu 10: Các sông lớn ở châu Âu là
A. Đa – nuyp, Rai- nơ và U-ran.
B. Đa -nuyp, Rai- nơ và Von- ga.
C. Đa – nuyp, Von- ga và U-ran.
D. Rai- nơ, Von- ga và U-ran.
Câu 11: Năm 2020, số dân của châu Âu đứng thứ nào sau đây trên thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 12: Tỷ lệ dân đô thị của châu Âu năm 2020 là
A. 65%.
B. 70%.
C. 75%.
D. 80%.
B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1: Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế – xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI? (2 điểm)
Câu 2: Quan sát lược đồ sau: (1,5 điểm)
a). Em hãy giới thiệu những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới? (1đ)
b). Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào quan trọng nhất? Vì sao? (0,5)
Câu 3: Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu?(2 điểm)
Câu 4. (1,5 điểm)
a). Trình bày một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu?(1đ)
b). Nêu một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu? (0,5)
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
B |
D |
B |
B |
D |
B |
A |
C |
B |
D |
C |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
14 |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (2điểm) |
Những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế – xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI – Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế – xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi. – Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng mở rộng như: Công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền. – Giai cấp tư sản đã ra đời mặc dù có thế lực kinh tế song không có địa vị xã hội và chính trị tương xứng. – Họ phản đối các giáo lý lỗi thời, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, thúc đẩy khoa học – kỹ thuật phát triển. – Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. |
0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 |
2 (1,5 điểm) |
a). Những nét chính về các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới: + Năm 1487, B. Đi-a-xơ – Hiệp sĩ Hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi. Nơi này được ông đặt tên là Mũi Bão Táp (sau đó, đổi thành Mũi Hảo Vọng). + Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ. + Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon, vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (vào năm 1498). + Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ tây Ban Nha, đi về phía Tây, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới. |
(1đ) 0,25 0,25 0,25 0,25 |
b). Cuộc phát kiến địa lý quan trọng nhất và vì sao: Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo các ý kiến dưới đây: – Ý kiến 1: cuộc phát kiến địa lý của Ph. Ma-gien-lăng là quan trọng nhất, vì đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Thông qua cuộc phát kiến này, đã chứng minh được trên thực tế rằng: trái đất hình cầu. – Ý kiến 2: cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô là quan trọng nhất, vì với cuộc phát kiến này, một lục địa mới đã được phát hiện – đó là châu Mĩ. |
(0,5đ) |
|
3 (2điểm) |
*Đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu (2 điểm). Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi. – Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục, gồm: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung lưu và hạ lưu Đa-nuýp,… Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau. + Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, gồm các dãy: Xcan-đi-na-vi, U-ran,… Phần lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp. + Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng,… Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2 000 m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4 000 m. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
4 (1,5điểm) |
a. Những giải pháp cải thiện chất lượng không khí (1,0 điểm) – Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển. – Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng Các-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm tải khí CO2vào khí quyển. – Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch. – Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ. * Cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu – Trồng rừng và bảo vệ rừng. – Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, thủy triều, mặt trời… (Nếu HS đưa các giải pháp khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa) |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
b. Một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu. (0,5điểm) – Tháng 11/1990 thiết lập quan hệ ngoại giao lên minh châu Âu – Việt Nam – Tháng 6/ 2012 Ký kết các hiệp định thương mại tự do. – Hiện nay EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. – EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 về ODA và cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Viêt Nam…. |
0,25 0,25 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
||||||||||||||||||||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
|||||||||||||||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||||||||||||||||
Phân môn Lịch sử |
||||||||||||||||||||||||
1 |
TÂYÂUTỪTHẾKỈVĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈXVI |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu |
2TN |
5% |
||||||||||||||||||||
2. Các cuộc phát kiến địa lí |
1TL(a) |
1TL(b) |
15% |
|||||||||||||||||||||
3. Văn hoá Phục hưng |
2TN |
1TL |
25% |
|||||||||||||||||||||
4. Cải cách tôn giáo |
2TN |
5% |
||||||||||||||||||||||
Tỉ lệ |
15% |
20% |
10% |
5% |
50% |
|||||||||||||||||||
Phân môn địa lý |
||||||||||||||||||||||||
CHÂU ÂU |
1. Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu. |
2TN |
||||||||||||||||||||||
2. Đặc điểm tự nhiên. |
2TN |
1TL |
||||||||||||||||||||||
3. Đặc điểm dân cư, xã hội |
2TN |
|||||||||||||||||||||||
4. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên. |
1TL(a) |
|||||||||||||||||||||||
5. Khái quát về Liên minh châu Âu (EU). |
1TL(b) |
|||||||||||||||||||||||
Tỉ lệ |
15% |
20% |
10% |
5% |
50% |
|||||||||||||||||||
Tổng hợp chung |
30% |
40% |
20% |
10% |
100% |
Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7 Địa lý 7 – Đề 2
Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm)
Câu 1. Lĩnh vực nào đạt thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Văn học, triết học.
B. Khoa học – kĩ thuật.
C. Nghệ thuật, Toán học.
D. Văn học, Nghệ thuật.
Câu 2. Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến Tây Âu bắt đầu.
B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.
D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
Câu 3. Bức tranh Nàng La Giô – công – đơ là kiệt tác nghệ thuật hoạ sĩ nổi tiếng nào?
A. Lê-ô-na-đơ Vanh-xi.
B. Mi-ken-lăng-giơ.
C. W.Sếch-xpia.
D. M.Xéc-van-tét.
Câu 4. Thời Đường loại hình văn học phát triển nhất là
A. ca múa.
B. tiểu thuyết.
C. thơ.
D. kịch nói.
Câu 5. Sau thời kì phân tán (Thế kỉ III TCN đến thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới Vương triều
A. Gúp-ta.
B. Mô-gôn.
C. Đê-li.
D. Hác-sa.
Câu 6. Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì
A. kinh tế có những tiến bộ vượt bậc, đời sống của người dân ổn định sung túc.
B. xã hội ổn định đạo phật tiếp tục phát triển mạnh.
C. nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo được xây dựng.
D. hoạt động thương mại trong nước được đẩy mạnh và Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước.
Câu 7. Nét nổi bật nhất của văn hoá Lào và Campuchia là
A. chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
B. đều có hệ thống chữ viết riêng.
C. biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hoá từ bên ngoài, kết hợp với nét đặc sắc truyền thống văn hoá bản địa để xây dựng nền văn hoá riêng rất đặc sắc.
D. có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng.
Câu 8. Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian
A. thế kỉ X đến thế kỉ XV.
B. thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.
C. thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.
D. thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Câu 9. Châu Âu ngăn cách với châu Á bởi dãy núi nào?
A. U-ran
B. An-pơ
C. Cac-pát.
D. XCan-đi-na-vi.
Câu 10. Dạng địa hình của châu Âu phần lớn là
A. đồi, núi.
B. đồng bằng.
C. cao nguyên.
D. núi và cao nguyên.
Câu 11. Số dân của châu Âu đứng thứ mấy trên thế giới?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12. Cơ cấu dân số của châu Âu là
A. cơ cấu dân số trẻ
B. cơ cấu dân số già.
C. cơ cấu dân số ổn định.
D. đang chuyển từ ổn định sang già.
Câu 13. Năm 2020, tỉ lệ dân đô thị ở châu Âu chiếm khoảng
A. 60%.
B. 65%.
C. 70%.
D. 75%.
Câu 14. Đặc điểm chủ yếu của đô thị hóa ở châu Âu là
A. mức độ đô thị hóa chậm.
B. chủ yếu là đô thị hóa tự phát.
C. quá trình đô thị hóa diễn ra sớm.
D. quá trình đô thị hóa diễn ra muộn.
Câu 15. Liên minh châu Âu được thành lập chính thức vào năm nào?
A. 1951.
B. 1957.
C. 1967.
D. 1993.
Câu 16. Trụ sở của Liên minh châu Âu được đặt ở quốc gia nào?
A. Bỉ.
B. Anh.
C. Hà Lan.
D. Thuỵ Sĩ.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
Câu 2. (1 điểm) Kể tên các tiểu thuyết được xếp vào “ Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc ?
Câu 3: (0,5 điểm) Việc sáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốc gia Đông Nam Á có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 4. (1,5 điểm) Phân tích đặc điểm địa hình châu Âu.
Câu 5. (1,5 điểm)
a)Trình bày giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.
b)Cho ví dụ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến châu Âu trong thời gian gần đây.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 7
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
A |
A |
B |
A |
A |
C |
C |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
B |
D |
B |
D |
C |
D |
A |
B.TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1:(1,5 điểm) |
Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí? – Hệ quả tích cực: + Tìm ra những con đường hàng hải mới, vùng đất mới, thị trường mới thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. + Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu… thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển – Hệ quả tiêu cực: làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa… |
1,0 đ 0,5 đ |
Câu 2: (1 điểm) |
Kể tên các tiểu thuyết được xếp vào “ Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc ? – Thuỷ Hử (Thi Nại Am) – Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung) – Tây du ký (Ngô Thừa Ân) – Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần) |
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ |
Câu 3:(0,5 điểm) |
Nhiều quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng có ý nghĩa như thế nào ? Sự ra đời của chữ viết sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hóa khác (ví dụ: văn học, sử học…) và tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn sau. |
0,5 đ |
Câu 4:(1,5 điểm) |
Đặc điểm địa hình châu Âu: Châu Âu có 2 khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi -Đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích châu lục, gồm đồng bằng Bắc Âu, đồngbằng Đông Âu… -Miền núi: + Núi già: phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, gồm các dãy: Xcan-đi-na-vi, U-ran. Phần lớn là núi có độ cao trung bình hoặc thấp + Núi trẻ: Phân bố chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy: An-pơ, Các-pát, Ban-căng. Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2000 m. An-pơ là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu |
0.5đ 0.5đ 0.5đ |
Câu 5:(1,5 điểm) |
a. Trình bày giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu. – Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển. – Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao. – Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo dần thay thế năng lượng hóa thạch. – Có các biện pháp giảm lượng khí thải trong thành phố. (Lưu ý: Nếu HS nêu được từ 3/4 giải pháp trở lên thì cho điểm tối đa) |
1 đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ |
b. Cho ví dụ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến châu Âu trong thời gian gần đây – Nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, cháy rừng ở Nam Âu. – Mưa lũ ở Tây và Trung Âu. |
0.25đ 0.25đ |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 7
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơnvị kiến thức |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu |
1TN* |
1 TL |
1 TL |
2,5% 0,25 điểm |
|||||
2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu |
1 TL* |
1 TL |
15% 1,5 điểm |
||||||||
3. Phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo |
2TN* |
1 TL |
1 TL |
5% 0,5 điểm |
|||||||
2 |
TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI |
1. Trung Quốc từ TK VII đến giữa TK XIX |
1TN* |
1 TL* |
1 TL |
12,5% 1,25 điểm |
|||||
2. Ấn Độ từ TK IV đến giữa TK XIX |
2TN* |
1TL |
1 TL |
5% 0,5 điểm |
|||||||
3 |
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI |
1 TL |
1 TL |
1TL* |
5% 0,5 điểm |
|||||
2. Vương quốc Campuchia |
1TN* |
1 TL |
1 TL |
2,5% 0,25 điểm |
|||||||
3. Vương quốc Lào |
1TN* |
1 TL |
1 TL |
2,5% 0,25 điểm |
|||||||
4 |
ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI CÁC TRIỀU NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (939-1009) |
4. Đất nước buổi đầu độc lập (939 – 967) |
3TN |
2TL |
|||||||
5 |
CHÂU ÂU |
1. Vị trí địa lí. Đặc điểm tự nhiên châu Âu |
2 TN* |
1TL* |
20 % 2.0 điểm |
||||||
2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu |
4 TN* |
10 % 1.0 điểm |
|||||||||
3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu |
½ TL* (a) |
½ TL* (b) |
15 % 1.5 điểm |
||||||||
4. Liên minh châu Âu |
2TN* |
5 % 0.5 điểm |
|||||||||
Tổng |
16 TN(4đ) |
2TL(3đ) |
1,5 TL(2đ) |
1,5 TL(1đ) |
21 câu(10đ) |
||||||
Tỉ lệ chung |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu 3. Phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo |
Nhận biết: – Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu – Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hoá Phục hưng – Nêu được nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo Thông hiểu: – Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu. – Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo – Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí – Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế – xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. – Mô tả khái quát được nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo – Giải thích được nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo – Nêu được tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu. – Xác định được những biến đổi chính trong xã hội và sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu Vận dụng: – Phân tích được vai trò của thành thị trung đại. – Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới – Nhận xét được ý nghĩa và tác động của phong trào văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu Vận dụng cao: – Liên hệ được tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến ngày nay. |
3TN* |
1TL 1TL 1TL* 1TL 1TL 1TL 1TL |
4 TL |
1TL |
TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI |
1. Trung Quốc từ TK VII đến giữa TK XIX 2. Ấn Độ từ TK IV đến giữa TK XIX |
Nhận biết: – Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường – Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ – Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gupta, Delhi và đế quốc Mogul. Thông hiểu: – Mô tả được sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh – Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, văn học, kiến trúc,…) – Giới thiệu đượcmột số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX Vận dụng: – Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh). – Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, văn học, kiến trúc,…) – Nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX Vận dụng cao: – Liên hệ được 1 số thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX(Nho giáo, sử học, kiến trúc,…) có ảnh hưởng đến hiện nay. |
3TN* |
3TL |
1TL 1TL* 1TL |
1TL |
|
3 |
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI 2. Vương quốc Campuchia 3. Vương quốc Lào |
Nhận biết: – Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. – Giới thiệu được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. – Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Campuchia. – Nêu được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor. – Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Lào. – Nêu được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. Thông hiểu: – Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. – Giới thiệu được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. – Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Campuchia. – Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào. Vận dụng: – Nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. – Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor. – Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. Vận dụng cao: -Liên hệ được 1 số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI có ảnh hưởng đến hiện nay. |
2TN* |
1TL |
1TL |
1TL* |
4 |
ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI CÁC TRIỀU NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (939-1009) |
1. Việt Nam từ năm 938 đến năm 1009: thời Ngô – Đinh – Tiền Lê |
Nhận biết – Nêu được những nét chính về thời Ngô – Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh – Nêu được đời sống xã hội, văn hoá thời Ngô – Đinh – Tiền Lê Thông hiểu – Mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn (981): – Giới thiệu được nét chính về tổ chức chính quyền thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. |
3TN |
2TL |
||
5 |
Châu Âu |
1. Vị trí địa lí. Đặc điểm tự nhiên châu Âu |
Nhận biết: – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. – Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa. Thông hiểu: – Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng bằng, khu vực miền núi. – Phân tích được đặc điểm phân hoá khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu vực ven biển với bên trong lục địa. |
2TN* |
1TL* |
||
2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu |
– Nhận biết: Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu. |
4 TN* |
|||||
3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu |
Vận dụng: Trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu: + Ô nhiễm không khí. + Ô nhiễm nước Vận dụng cao: Cho ví dụ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến châu Âu. |
½ TL* (a) |
½ TL* (b) |
||||
4. Liên minh châu Âu |
Nhận biết: – Nêu khái quát (mức độ đơn giản) về Liên minh châu Âu. |
2TN* |
|||||
Số câu/ Loại câu |
16 câu TNKQ |
2 câu TL |
1,5 câu TL |
1,5 câu TL |
|||
Tỉlệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 – Đề 3
Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử 7
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7
(PHÂN MÔN LỊCH SỬ)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Lĩnh vực nào đạt thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Văn học, triết học.
B. Khoa học – kĩ thuật.
C. Nghệ thuật, Lịch sử – Địa lí học.
D. Văn học, Nghệ thuật.
Câu 2: Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Anh.
B. I-Ta_li-a.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 3: Bức hoạ Nàng La Giô – công – đơ là kiệt tác nghệ thuật của hoạ sĩ nổi tiếng nào?
A. Lê-ô-na-đơ Vanh-xi.
B. Mi-ken-lăng-giơ.
C. W. Sếch-xpia.
D. M. Xéc-van-tét.
Câu 4: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là
A. ca múa.
B. tiểu thuyết.
C. thơ.
D. kịch nói.
Câu 5: Dưới Vương triều Gup ta, tôn giáo nào phát triển nhất?
A. Đạo Phật.
B. Đạo Thiên Chúa.
C. Đạo Tin lành.
D. Đạo Hin – đu.
Câu 6: Dưới thời phong kiến, ở Ấn Độ Vương triều nào được xem là thịnh vượng nhất?
A. Gúp- ta.
B. Đê li.
C. Môn gôn.
D. Nanda.
Câu 7: Thành tựu kiến trúc nổi bật của Trung Quốc là
A. Vạn Lí Trường Thành.
B. đền Ăng-co-Vát.
C. đền Ăng-co- Thom.
D. đền Taj Mahal.
Câu 8: Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào?
A. TK X đến TK XV
B. TK XV đến TK XVI.
C. TK XV đến TK XVII.
D. TK XVI đến TK XVIII.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
Câu 2: (1. 0 điểm) Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ TK VII đến TK XIX em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Câu 3: (0,5 điểm) Việc sáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốc gia Đông Nam Á có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống ?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đ/A |
D |
B |
A |
D |
A |
C |
A |
C |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu |
Đáp án/điểm |
Câu 1: (1,5 điểm) Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí? |
– Hệ quả tích cực: (1điểm) + Tìm ra những con đường hàng hải mới, vùng đất mới, thị trường mới thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. + Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu… thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển. – Hệ quả tiêu cực: (0,5điểm) – Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa… |
Câu 2: (1,5 điểm) a. (1 điểm) Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ TK VII đến TK XIX em ấn tượng với thành tựu nào nhất?Vì sao? |
– Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, em ấn tượng với thành tựu về Văn học. Vì: + Nền văn học Trung Quốc rất phong phú, đa dạng về thể loại : thơ Đường luật, kịch, tiểu thuyết chương hồi…Văn hóa Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn tới nền văn học của Việt Nam thời trung đại. (0,5 điểm) + Trung Quốc có nhiều tác phẩm văn học đồ sộ: Tam quốc diễn (nghĩa của La Quán Trung); Hồng Lâu Mộng (của Tào Tuyết Cần)… Những tác phẩm này trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều bộ phim mà hiện nay chúng ta vẫn xem, chẳng hạn như phim Tây Du Kí…(0,5 điểm) |
b. (0,5 điểm) Việcsáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốcgia Đông Nam Á có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống ? |
Sự ra đời của chữ viết sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hóa khác (ví dụ: văn học, sử học…) và tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn sau. |
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử 7
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7
(PHÂN MÔN LỊCH SỬ)
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu |
1 TN |
2,5% |
|||||||
2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu |
1 TL |
15% |
|||||||||
3. Phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo |
1 TN |
1 TL* |
2,5% |
||||||||
2 |
TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI |
1. Trung Quốc từ TK VII đến giữa TK XIX |
2 TN |
1 TL |
1 TL* |
12,5% |
|||||
2. Ấn Độ từ TK IV đến giữa TK XIX |
2 TN |
5% |
|||||||||
3 |
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI |
1TL |
5% |
|||||||
2. Vương quốc Campuchia |
1 TN |
1 TL* |
2,5% |
||||||||
3. Vương quốc Lào |
1 TN |
2,5% |
|||||||||
Tổng |
8 TN |
1 TL |
1 TL (a) |
1 TL (b) |
5. 0 |
||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||||
Tỉ lệ chung |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7
(PHÂN MÔN LỊCH SỬ)
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu |
Nhận biết – Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu Thông hiểu – Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu. – Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo Vận dụng – Phân tích được vai trò của thành thị trung đại. |
1TN |
|||
2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu |
Thông hiểu – Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí Vận dụng – Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới |
1TL |
|||||
3. Phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo |
Nhận biết – Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hoá Phục hưng Thông hiểu – Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế – xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Vận dụng – Nhận xét được ý nghĩa và tác động của phong trào văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu |
1TN |
1TL* |
||||
2 |
TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI |
1. Trung Quốc từ TK VII đến giữa TK XIX |
Nhận biết – Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường Thông hiểu – Mô tả được sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh – Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,. . . ) Vận dụng – Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,. . . ) – Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh |
2TN |
1TL* |
1TL |
|
2. Ấn Độ từ TK IV đến giữa TK XIX |
Nhận biết: – Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ – Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gupta, Delhi và đế quốc Mogul. Thông hiểu: – Giới thiệu được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX – Nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX |
2TN |
|||||
3 |
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI |
Thông hiểu – Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. – Giới thiệu được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. Vận dụng – Nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. Vận dụng cao: -Liên hệ được 1 số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI có ảnh hưởng đến hiện nay. |
1TL |
|||
2. Vương quốc Campuchia |
Nhận biết – Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Campuchia. – Nêu được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor. Thông hiểu – Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Campuchia. Vận dụng – Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor. |
1TN |
1TL* |
||||
3. Vương quốc Lào |
Nhận biết: – Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Lào. – Nêu được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. Thông hiểu: – Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào. Vận dụng: – Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. |
1TN |
|||||
Số câu/ Loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu TL |
1 câu TL |
|||
Tỉ lệ % |
20% |
15% |
10% |
5% |
………………
Tải file về để xem thêm trọn bộ Đề kiểm tra giữa kì môn Lịch sử – Địa lý 7 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7 (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.