Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 2 Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 (Có đáp án, ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 2 Đề thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí lớp 8 được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 2 đề thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa học kì 1 môn Toán 8 Cánh diều, đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 sách Cánh diều.
Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều – Đề 1
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8
A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Người giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Nghị viện chống lại phe Bảo hoàng trong cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là
A. G. Oa-sinh-tơn.
B. Ô. Crôm-oen.
C. G. Rút-xô.
D. M. Rô-be-spie.
Câu 2. Văn kiện nào dưới đây đã xác định quyền con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Tuyên ngôn Giải phóng.
B. Tuyên ngôn Độc lập.
C. Tuyên ngôn hòa bình.
D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh (1642 – 1688)?
A. Diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng.
B. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
D. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 4. Sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đánh dấu bởi sự kiện nào?
A. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).
B. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).
C. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).
D. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).
Câu 5. Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh đã vươn lên trở thành
A. “công xưởng của thế giới”.
B. “nông trường của thế giới”.
C. “cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới”.
D. “cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới”.
Câu 6. Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX), phát minh kĩ thuật nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
A. Động cơ đốt trong.
B. Máy kéo sợi Gien-ni.
C. Máy tính điện tử.
D. Máy hơi nước.
Câu 7. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin.
D. Cam-pu-chia.
Câu 8. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.
B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.
C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).
D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.
Câu 9. Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, sử gọi là
A. Nam triều.
B. Bắc triều.
C. chính quyền Đàng Ngoài.
D. chính quyền Đàng Trong.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến sự thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Xung đột Nam – Bắc Triều và Trịnh – Nguyễn phân tranh.
B. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.
C. Cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.
D. Quân Thanh xâm chiếm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.
Câu 11. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Bãi Cát Vàng.
B. Bạch Long Vĩ.
C. Vạn Lý Hoàng Sa.
D. Vạn Lý Trường Sa.
Câu 12. Những hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVII – XVIII đã có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
B. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.
C. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.
D. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
b) Đánh giá vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
B – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Phần biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng bao nhiêu?
A. 300 nghìn km2
B. 500 nghìn km2
C. 1 triệu km2
D. 2 triệu km2
Câu 2. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào ở nước ta?
A. Thừa Thiên Huế
B. Đà Nẵng
C. Quảng Nam
D. Quảng Ngãi
Câu 3. Nơi hẹp nhất theo chiều tây – đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Quảng Bình
D. Quảng Trị
Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi ở nước ta?
A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ
B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ
C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ
D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ
Câu 5. Địa hình nước ta có hướng chủ yếu nào sau đây?
A. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
B. Tây Đông
C. Tây Bắc – Đông Nam
D. Vòng cung
Câu 6. Đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở Việt Nam?
A. Chư-Yang-sin.
B. Pu-sai-lai-leng.
C. Phan-xi-păng.
D. Tây Côn Lĩnh.
Câu 7. Phạm vi của vùng núi Đông Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 8. Phạm vi của vùng núi Tây Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 9. Phạm vi của vùng núi Trường Sơn Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 10. Than đá phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 11. Bô-xít phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 12. A-pa-tit phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lý 8
A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
1- B |
2- B |
3- C |
4- A |
5- A |
6- D |
7- C |
8- B |
9- B |
10- A |
11- B |
12- A |
II Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
♦ Yêu cầu a) Ý nghĩa lịch sử
+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.
+ Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
+ Với việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.
♦ Yêu cầu b)
– Vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ:
+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.
B – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
1- C |
2- B |
3- C |
4- D |
5- A |
6- C |
7- A |
8- B |
9- C |
10- A |
11- C |
12- B |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
– Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia) và có chung Biển Đông với nhiều nước.
– Hệ tọa độ địa lí:
+ Tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc – nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông – tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.
+ Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50’B và phía Tây 101°Đ.
– Vị trí địa lí nước ta có các đặc điểm nổi bật là:
+ Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa.
+ Nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
+ Nằm trng khu vực có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu.
=> Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều – Đề 2
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8
A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
* Phân môn Lịch sử
( Khoanh tròn chữ cái đầu ý trả lời đúng, mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm)
Câu 1. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được ví như cái gì?
A. “cái máy khổng lồ hút sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu”
B. “cái quạt khổng lồ thổi sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu”
C. “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Á”
D. “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu”
Câu 2. Ngày 14/7/1789, ở Pháp diễn ra sự kiện gì?
A. Quần chúng tấn công, chiếm pháo đài nhà tù Ba-xti.
B. Nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh
C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế
D. Thiết lập nền cộng hoà đầu tiên
Câu 3. Đâu không phải là Kết quả của Cách mạng tư sản Pháp?
A. Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
B. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa
C. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa
D. Xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 4. Đâu là nguyên nhân nào khiến Đông Nam Á trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
A. Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Đông Nam Á có nền kinh tế, văn hoá phát triển.
C. Đông Nam Á có hệ thống giao thông thuận lợi.
D. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 5. Từ giữa thế kỉ XVI, ở Phi-lip-pin, thực dân Tây Ban Nha đã làm gì??
A. Chiếm một số hòn đảo ở phía Đông
B. Tranh chấp ảnh hưởng với Anh, Hà Lan
C. Xâm chiếm hầu hết và đặt ách thống trị suốt 350 năm
D. Tranh giành phạm vi ảnh hưởng với Bồ Đào Nha và Pháp
Câu 6. Tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây như thế nào?
A. Thực dân đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng.
B. Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
C. Du nhập văn hoá phương Tây, làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống
d. Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị
Câu 7. Sự kiện nào không phải là sự kiện trong công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên.
B. Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.
C. Nguyễn Kim qua đời, Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền.
D. Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ .
Câu 8. Chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là
A. Chúa Trịnh ở Đàng Trong.
B. Chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài.
C. Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
D. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
B.PHẦN ĐỊA LÍ:
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Theo chiều đông – tây, phần đất liền nước ta mở rộng khoảng bao nhiêu kinh độ?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 2: Vị trí phần đất liền Việt Nam nằm trong khoảng những vĩ độ nào?
A. 8034’B đến 23023’B.
B. 8034’B đến 23033’B.
C. 8034’B đến 23053’B.
D. 8054’B đến 53023’B.
Câu 3: Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển nào?
A. Biển Xu-lu.
B. Biển Đông.
C. Biển Gia-va.
D. Biển Hoa Đông.
Câu 4. Trên đất liền, phía bắc nước ta có chung đường biên giới với quốc gia nào sau đây?
A. Lào.
B. Thái Lan .
C. Cam-pu-chia.
D. Trung Quốc.
Câu 5. Địa hình đồng bằng nước ta chiếm
A. ¾ diện tích phần đất liền.
B. 2/3 diện tích phần đất liền.
C. 1/4 diện tích phần đất liền.
D. 1/3 diện tích đất liền.
Câu 6. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo?
A. Địa hình cacxtơ.
B. Địa hình đồng bằng
C. Địa hình cao nguyên.
D. Địa hình đê sông, đê biển.
Câu 7: Địa hình của Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì?
A. Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao.
B. Đồng bằng bị chia cắt bởi hệ thống đê chống lũ, tạo thành những ô trũng.
C Bị các nhánh núi đâm ngang sát biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp và ít màu mỡ.
D. Cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.
Câu 8. Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi nào của nước ta?
A. Vùng núi Tây Bắc.
B. Vùng núi Đông Bắc.
C. Vùng núi Trường Sơn Bắc.
D. Vùng núi Trường Sơn Nam.
B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
*Phân môn Lịch sử
Câu 1. (0,5 điểm)
Tìm hiểu và cho biết: Những câu nào trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Mỹ được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2 – 9 – 1945)?
Câu 2. (1,0 điểm)
Hãy chọn và lập bảng hệ thống 2 thành tựu tiêu biểu nhất của cách mạng công nghiệp ở nước Anh từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX? (theo mẫu)
Năm |
Người phát minh |
Tên phát minh |
Câu 3.(1,5 điểm) Dựa vào kiến thức bài 5. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn, em hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều và cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn?
*Phân môn Địa lí
Câu 1 (1,5 điểm).
a. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng gì đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu ở nước ta.
b. Trình bày đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu của Việt Nam.
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Em hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở một trong những khu vực đồi núi của nước ta.
b. Liên hệ phân tích những thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương em.
Đáp án đề thi Lịch sử – Địa lý lớp 8 giữa kì 1
* Phân môn Lịch sử
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
A |
B |
A |
C |
B |
C |
D |
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
||||||||
Câu 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu văn sau trong bản Tuyên ngôn Độc Lập của Hợp chúng quốc Mỹ cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2 – 9 – 1945) |
0,5 |
|||||||||
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” |
0,5 |
|||||||||
Câu 2. Lập bảng hệ thống 2 thành tựu tiêu biểu nhất của cách mạng công nghiệp ở nước Anh từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX |
1,0 |
|||||||||
( Lưu ý: Giáo viên linh động chấm theo sự hiểu biết của HS, nếu HS chọn 2 thành tựu khác của nước Anh GV vẫn cho điểm) |
0,5 0,5 |
|||||||||
Câu 3.Nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều và nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn |
1,5 |
|||||||||
– Nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều + Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê ra sức chống đối, nhằm khôi phục lại vương triều Lê (Bắc triều). + Năm 1533, ở Thanh Hóa, Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều (Nam triều) – Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn: + Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, con rể Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền. Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn ngày càng gay gắt. + Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa để tìm cách xây dựng sự nghiệp. Nguyễn Phúc Nguyên tiếp tục củng cố địa vị, cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh. |
0,5 0,25 0,5 0,25 |
B. PHẦN ĐỊA LÍ:
I. Trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
C |
D |
B |
A |
II. Tự luận
Câu |
Nội dung chính |
Điểm |
1 (1,5 điểm) |
a. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm khí hậu: – Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt. – Phần đất liền hẹp ngang, nằm kề Biển Đông đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển; chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương. |
0,25 0,25 |
b. Đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu: – Than đá: Trữ lượng 7 tỉ tấn, chủ yếu ở Quảng Ninh. – Dầu mỏ và khí tự nhiên: Trữ lượng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam. – Bô-xit: Trữ lượng 9,6 tỉ tấn, tập trung ở Tây Nguyên và một số tỉnh phía bắc. – Sắt: Trữ lượng 1,1 tỉ tấn, chủ yếu ở Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. – A-pa-tít: Trữ lượng 2 tỉ tấn, tập trung ở Lào Cai. – Ti-tan: Trữ lượng 663 triệu tấn, phân bố rải rác ven biển. – Đá vôi: Trữ lượng 8 tỉ tấn, chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. |
1,0 |
|
2 (1,5 điểm) |
a. Lấy ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở một trong những khu vực đồi núi của nước ta. (HS lấy đúng ví dụ) Tham khảo: Vùng núi Đông Bắc: – Thế mạnh: Lâm sản phong phú thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp; đồng cỏ tự nhiên rộng lớn phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cây công nghieẹp lâu năm và cây ăn quả; khoáng sản phong phú đa dạng là cơ sở để phát triển ngành khai khoáng, luyện kim; khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng đặc sắc là cơ sở để phát triển du lịch. – Hạn chế: Địa hình bị chia cắt, khó khăn giao thông, cần chú ý phòng chống thiên tai như lũ quét, sạt lở… |
1,0 |
b. Liên hệ phân tích thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế địa phương – Địa phương em thuộc khu vực đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào, dân cư đông đúc thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế…, đặc biệt là ngành trồng trọt. Địa phương em nổi tiếng trong việc trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, ổi, vải… |
0,5 |
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8
* Phân môn Lịch sử
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng% điểm | |||
Nhận biết (TN) | Thông hiểu(TL) | Vận dụng(TL) | Vận dụng cao(TL) | ||||
1 |
CHỦ ĐỀ1. CHÂUÂUVÀBẮCMỸTỪNỬASAUTHẾKỈXVIĐẾNTHẾKỈXVII |
Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ Bài 2: Cách mạng công nghiệp |
3 TN (câu 1,2,3) |
1 TL (câu 2) |
1TL (câu 1) |
Câu: 5 2,25 (22,5%) |
|
2 |
CHỦ ĐỀ 2. ĐÔNGNAMÁTỪNỬASAUTHẾKỈXVIĐẾN GIỮA THẾKỈXIX |
Nội dung 1: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX |
3 TN (câu 4,5,6) |
Câu: 3 0,75 (7,5%) |
|||
3 |
CHỦ ĐỀ 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII |
Bài 4: Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII |
2 TN (câu 7,8) |
TL (câu 3) |
Câu: 3 2,0 (20) |
||
Tổng |
8TN |
1TL |
1TL |
1TL |
11 |
||
Tỉ lệ % |
20% |
15% |
10% |
5% |
50 |
||
Tỉ lệ chung |
35% |
15% |
50 |
* Phân môn Địa lý
TT |
Chủ đề/bài học |
Nội dung/ Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
Phân môn Địa lí |
||||||||
1 |
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ (3 tiết) |
– Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ – Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí. Thông hiểu – Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. |
4TN |
1TLa |
15% 1,5 điểm |
||
2 |
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (9 tiết) |
– Đặc điểm chung của địa hình – Các khu vực địa hình. Đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình – Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế – Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu |
Nhận biết – Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người. – Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. Thông hiểu – Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. – Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. Vận dụng – Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế. Vận dụng cao: – Liên hệ phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương em |
2TN 2TN |
1TL*b 1TL*b |
1TLa |
1TLb |
35% 3,5 điểm |
Số câu/loại câu |
8 câu TN |
1 câu TL |
½ câu TL |
½ câu TL |
10 câu (8TN, 2TL) |
|||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
|||
Tổng môn LS ĐL |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 2 Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 (Có đáp án, ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.