Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 10 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 bao gồm 5 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.
TOP 5 Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa tập 2. Thông qua đề thi Vật lí 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức.
Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Người ta đẩy một cái thùng gỗ nặng 55 kg theo phương nằm ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Biết lực ma sát cản trở chuyển động có độ lớn Fms = 192,5 N. Gia tốc của thùng
A. 0,5 m/s2.
B. 1 m/s2.
C. 4 m/s2.
D. 3,5 m/s2.
Câu 2: Một vật có khối lượng 3 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Khi chịu tác dụng của lực F cùng phương chuyển động thì vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Lực ma sát trượt giữa vật và sàn là 6 N. (Lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F là
A. 6 N.
B. 9 N.
C. 15 N.
D. 12 N.
Câu 3: Vật m = 3 kg chuyển động lên mặt phẳng nghiêng góc 450 so với phương ngang dưới tác dụng của lực kéo F. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng (lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F khi vật trượt đều là:
A. 15 N.
B. 30 N.
C. 15√2N.
D. 15√3N.
Câu 4: Một ôtô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc không đổi 36 km/h trên đoạn đường nằm ngang AB dài 696 m. Lực phát động là 2000 N. Lực ma sát có độ lớn là
A. 1800 N.
B. 4000 N.
C. 2000 N.
D. 1820 N.
Câu 5: Công thức moment lực là
A. M = F.d
B. M = F:d
C. M = F2.d
D. M =
Câu 6: Một lực 4 N tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định tại O, khoảng cách AO là 50 cm. Độ lớn của moment lực này là
A. 200 N.m.
B. 2 N.m.
C. 20 N.m.
D. 8 N.m.
Câu 7: Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là
A. tổng các moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay) bằng 0.
B. moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực tiểu.
C. moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực đại.
D. tổng các moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực đại.
Câu 8: Khi ngẫu lực tác dụng lên vật
A. chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.
B. chỉ làm cho vật tịnh tiến chứ không quay.
C. làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.
D. làm cho vật đứng yên.
Câu 9: Một người dùng tay tác dụng lực F nâng vật là một thanh rắn đồng chất dài 1 m như hình dưới đây. Biết góc giữa thanh và sàn nhà là 300 và thanh rắn có trọng lượng 20 N. Độ lớn của lực F là
A. 10 N.
B. 20 N.
C. 10√3 N.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác nhưng không thể truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng có thể truyền từ vật nà y sang vật khác nhưng không tác dụng lực lên vật.
D. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác.
Câu 11: Khi đun nước bằng ấm điện thì có quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra?
A. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
C. Quang năng chuyển hóa thành điện năng.
D. Quang năng chuyển hóa thành hóa năng.
Câu 12: Đơn vị của công là
A. jun (J).
B. niutơn (N).
C. oát (W).
D. mã lực (HP).
Câu 13: Trường hợp nào sau đây trọng lực tác dụng lên ô tô thực hiện công phát động?
A. Ô tô đang xuống dốc.
B. Ô tô đang lên dốc.
C. Ô tô chạy trên đường nằm ngang.
D. Ô tô được cần cẩu cẩu lên theo phương thẳng đứng.
Câu 14: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α = 30o, kéo một vật và làm vật chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 5 m là
A. 216 J.
B. 115 J.
C. 0 J.
D. 250 J.
Câu 15: Công suất là
A. đại lượng đo bằng lực tác dụng trong một đơn vị thời gian.
B. đại lượng đo bằng công sinh ra trong thời gian vật chuyển động.
C. đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người hay thiết bị sinh công.
D. đại lượng đo bằng lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động.
Câu 16: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là
A. N.m/s.
B. W.
C. J.s.
D. HP.
Câu 17: Một vật chuyển động với vận tốc v dưới tác dụng của lực F không đổi. Công suất của lực F là:
A. P =Fvt.
B. P = Fv.
C. P = Ft.
D. P =Fv2.
Câu 18:Cần một công suất bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50 N lên độ cao 10 m trong thời gian 2 s?
A. 2,5W.
B. 25W.
C. 250W
D. 2,5kW.
Câu 19: Nếu một người sống 70 tuổi thì công của trái tim thực hiện là bao nhiêu? Một ôtô tải muốn thực hiện được công này phải thực hiện trong thời gian bao lâu? Coi công suất của xe ôtô tải là 3.105 W.
A. A= 662256000 J; t = 2207,52 (s).
B. A= 6622560000 J; t = 22075,2 (s).
C. A= 662256000 J; t = 220,752 (s).
D. A= 6622560 J; t = 22075,2 (s).
Câu20:Phát biểu nào sau đây là đúngkhi nói về động năng?
A. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động.
B. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó có độ cao so với mặt đất.
C. Động năng là đại lượng vectơ; có thể âm, dương hoặc bằng 0.
D. Động năng được xác định bởi biểu thức Wđ = mv2 .
……
Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lý 10
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Đáp án đúng là A.
Câu 2. Đáp án đúng là D.
Câu 3. Đáp án đúng là C.
Câu 4. Đáp án đúng là C.
Câu 5. Đáp án đúng là A.
Công thức moment lực là M = F.d
Trong đó:
+ M là moment lực, có đơn vị N.m;
+ F là lực tác dụng, có đơn vị N;
+ d là cánh tay đòn của lực đó, có đơn vị m.
Câu 6. Đáp án đúng là B.
Từ hình vẽ, ta thấy lực có độ lớn 4 N và cánh tay đòn d = 50 cm = 0,5m. Áp dụng công thức tính moment lực là M = F.d = 4.0,5 = 2 N.m
Câu 7. Đáp án đúng là A.
Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là: Tổng các moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay) bằng 0.
Câu 8. Đáp án đúng là A.
Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng đặt vào một vật. Khi ngẫu lực tác dụng lên vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.
Câu 9. Đáp án đúng là A.
Câu 10. Đáp án đúng là B.
Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác và luôn được bảo toàn.
Câu 11. Đáp án đúng là A.
Khi đun nước bằng ấm điện, điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 12. Đáp án đúng là A.
Đơn vị của công là: jun (J).
Câu 13. Đáp án đúng là A.
Ta thấy trong trường hợp A: 0 < α < 900 nên: trọng lực tác dụng lên ô tô sinh công phát động.
Câu 14. Đáp án đúng là A.
Câu 15. Đáp án đúng là C.
Công suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người hay thiết bị sinh công.
Câu 16. Đáp án đúng là C.
Câu 17. Đáp án đúng là B.
Khi vật chuyển động cùng hướng với lực và lực không đổi thì: P = Fv.
Câu 18. Đáp án đúng là C.
Câu 19. Đáp án đúng là B.
Đổi 70 năm = 70.86400.365 =2207520000 s.
Công thực hiện của trái tim là:
A = P.t = 3 . 2207520000 = 6622560000 (J)
Ô tô muốn thực hiện công này thì phải mất thời gian là:
t = 6622560000 : (3.105)= 22075,2 (s)
Câu 20. Đáp án đúng là A.
Câu 21. Đáp án đúng là A.
Câu 22. Đáp án đúng là D.
Câu 23. Đáp án đúng là B.
Khi bóng rơi xuống sàn thì thế năng chuyển hóa thành động năng, nhiệt năng, năng lượng âm thanh.
Câu 24. Đáp án đúng là A.
Câu 25. Đáp án đúng là A.
Câu 26. Đáp án đúng là C.
Câu 27. Đáp án đúng là B.
Câu 28. Đáp án đúng là C.
Trọng lượng của vật là:
P = 10.m = 10.40 = 400 (N)
Công của lực kéo (công toàn phần) là:
A = F.s = 480.5 = 2400 (J)
Công có ích để kéo vật:
Ai = P.s = 400.5 =2000 (J)
Công hao phí là:
Ahp = A – Ai = 2400 – 2000 = 400 (J)
…………
Ma trận đề thi giữa kì 2 Vật lý 10
T |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức, kĩ năng |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
|||
1 |
Công, năng lượng và năng suất |
1.1. Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng |
1 |
2 |
2 |
1 (TL) |
5 |
1 |
1.2. Công cơ học |
1 |
2 |
1 |
4 |
||||
1.3. Công suất |
1 |
1 |
1 |
3 |
||||
1.4. Động năng. Thế năng |
1 |
1 |
1 |
3 |
||||
1.5. Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng |
1 |
1 |
1 |
1 (TL) |
3 |
1 |
||
1.6. Hiệu suất |
1 |
1 |
1 |
3 |
||||
2 |
Động lượng |
2.1. Động lượng |
1 |
1 |
1 |
3 |
||
2.2. Định luật bảo toàn động lượng |
1 |
1 |
2 |
1 (TL) |
4 |
1 |
||
Tổng số câu |
28 |
3 |
||||||
Tỉ lệ điểm |
7,0 |
3,0 |
………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Lý 10
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 10 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.