Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (10 Môn) 62 Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 7 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 bao gồm tất cả các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Lịch sử Địa lí, … có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận đề kiểm tra.
TOP 62 đề thi học kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống mà Thcslytutrongst.edu.vn giới thiệu dưới đây các em tải về để ôn luyện tự giải đề trước khi bước vào kì thi chính thức. Qua đó nắm vững kiến thức thật nhuần nhuyễn vận dụng vào bài thi học kì 1 sắp tới. Ngoài đề thi học kì 1 các em tham khảo thêm bảng ma trận đề thi học kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7
- 2. Đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 7 Global Success
- 3. Đề thi học kì 1 môn GDCD 7
- 4. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 7
- 5. Đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7
1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7
1.1 Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1
I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NỖI NIỀM VỚI MẸ MIỀN TRUNG
(…) Thương lắm mẹ miền Trung – mẹ tôi trong những ngày lũ lụt. Cái cột, cái kèo vẹo xiêu, cái thúng cái mủng nhẹ trôi chìm trong xoáy nước. Gia tài mẹ có gì nhiều nhặn đâu, tất cả đã dồn vào cho đàn con, tất cả đều chỉ ở cây cối quanh trong vườn. Những dây bầu dây bí, những cây chanh cây bưởi những luống rau khóm hành và rộng ra hơn là những vạt lúa uốn câu đang đòng đòng bén sữa – Sữa mẹ hay sữa lúa? Gia tài mẹ có gì đâu là mớ tép riu là con cá bống quẫy đuôi lách chách búng vào chiều lạnh để ăn cái đậm đà phù sa chân ruộng. Mẹ bòn mót chắt lọc để bữa cơm có thêm tiếng xuýt xoa hôi hổi nóng của bát canh rau tập tàng, để được mời lên đặt xuống. Gia tài của mẹ có gì đâu, là sợi dây trầu bền bỉ leo từng ngấn thân cau giờ như ngấn lụt, ngấn của bàng hoàng, ngấn riết vào ký ức trí nhớ như vân gỗ thân cây xoắn vào nhau bện thừng, bện lũ bện cả bao món nợ chất chồng. Chạn bếp, chạn gỗ có cao được thêm nữa đâu. Mái tranh ngấm mưa thì đã mục, mái ngói ngấm nước thì đã bục. Và mái trời đâu chỉ còn chở che mà xé toang mái rách, mà rạch đêm sấm chớp. Chỉ còn lại mái ấm cuộc đời, mái ấm tình người là muôn đời muôn thuở bền chặt…
( Trích tùy bút “Nỗi niềm với mẹ miền Trung” của Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự.
B. Biểu cảm.
C. Miêu tả.
D. Nghị luận.
Câu 2: Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với đối tượng nào?
A. Mẹ.
B. Bà.
C. Chị gái
D. Ba.
Câu 3: Trong các từ sau đây, đâu là từ ngữ địa phương thuộc miền Trung?
A. Mái tranh.
B. Cái mủng.
C. Cái cột.
D. Sợi dây trầu.
Câu 4: Đối tượng trong đoạn trích được tái hiện tập trung vào thời điểm nào?
A. Những ngày nắng oi ả.
B. Những ngày bình yên.
C. Những ngày bão tố.
D. Những ngày lũ lụt.
Câu 5: Từ “mái” trong cụm từ “mái ấm cuộc đời, mái ấm tình người” được hiểu như thế nào?
A. Phần che phủ phía trên cùng của ngôi nhà.
B. Dụng cụ dùng để bơi thuyền, bằng gỗ, một đầu tròn, một đầu dẹp và rộng bản.
C. Dùng để chỉ tình yêu thương, sự ấm áp.
D. Thuộc giống cái, phân biệt với trống.
Câu 6. Em hiểu gì về hoàn cảnh của mẹ qua câu văn: “Gia tài của mẹ có gì đâu, là sợi dây trầu bền bỉ leo từng ngấn thân cau giờ như ngấn lụt, ngấn của bàng hoàng, ngấn riết vào ký ức trí nhớ như vân gỗ thân cây xoắn vào nhau bện thừng, bện lũ bện cả bao món nợ chất chồng.”?
A. Nghèo khó, gian khổ, phải đối diện với khó khăn, vất vả.
B. Đáng thương, tội nghiệp.
C. Đau khổ, bi kịch.
D. Sóng gió, bấp bênh, không nơi nương tựa.
Câu 7. Thông qua đoạn trích, người mẹ hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp nào?
A. Cần cù, chịu thương, chịu khó.
B. Tần tảo nuôi con.
C. Giản dị, đôn hậu.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 8: Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu: “Thương lắm mẹ miền Trung – mẹ tôi trong những ngày lũ lụt.”?
A. Để đánh dấu bộ phận, giải thích chú thích trong câu.
B. Nối các từ nằm trong một liên danh.
C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê.
D. Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 9: Theo em, thông qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với “mẹ miền Trung”?
Câu 10: Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung, em hãy thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về hình ảnh những người mẹ ở quê hương mình bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu).
II. VIẾT (4,0 điểm)
Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người thân mà em yêu quý.
1.2 Đáp án đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC-HIỂU |
6,0 |
|
1 |
B |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
B |
0,5 |
|
4 |
D |
0,5 |
|
5 |
C |
0,5 |
|
6 |
A |
0,5 |
|
7 |
B |
0,5 |
|
8 |
D |
0,5 |
|
9 |
HS có thể thể hiện suy nghĩ của mình, tuy nhiên có thể theo một số gợi ý sau: – Tình yêu thương vô bờ bến với hình ảnh người mẹ. Lòng biết ơn sâu sắc cho những hi sinh, vất vả, cực nhọc của mẹ. – Niềm tự hào về mẹ, về mảnh đất miền Trung. |
1,0 |
|
10 |
HS thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ tốt đẹp, giàu tính nhân văn về hình ảnh người mẹ gắn với quê hương mình, có thể theo một số gợi ý sau: yêu thương, tự hào, biết ơn,… |
1,0 |
|
II |
VIẾT: Cảm nghĩ của em về người thân mà em yêu quý |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu đề bài: Viết bài văn biểu cảm về con người |
0,25 |
||
c. Nêu được cảm xúc của bản thân về người thân mà em yêu quý. HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: – Giới thiệu, cảm xúc chung về người thân mà em yêu quý nhất + Nêu cảm nghĩ của em về và tính cách của người thân + Kỉ niệm sâu sắc của người thân đó đối với em. + Tình cảm của em đối với người thân mà em yêu quý. + Suy nghĩ, lời hứa hẹn. – Khẳng định lại tình cảm của em đối với người thân. |
3,0 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, có tìm tòi, phát hiện độc đáo, mới lạ. |
0,25 |
||
Cộng |
10 |
1.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 Văn 7
tTT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
Đọc-hiểu |
– Truyện ngắn – Tùy bút |
Nhận biết: – Nhận biết được phương thức biểu đạt, lời kể trong văn bản. – Xác định được từ loại, BPTT, thành phần câu. Thông hiểu: – Hiểu được ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. Vận dụng: – Lựa chọn thái độ sống và giải thích lí do. – Rút được bài học cho bản thân |
5TN |
3TN |
TL |
||
Viết |
Văn biểu cảm |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm về một người thân. |
1TL* |
||||
Tổng |
5TN |
3TN |
TL |
1TL* |
|||
Tỉ lệ (%) |
25 |
15 |
20 |
40 |
|||
Tỉ lệ chung |
40 |
60 |
2. Đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 7 Global Success
2.1 Đề thi tiếng Anh lớp 7 học kì 1 Global success
PHÒNG GD&ĐT……. TRƯỜNG THCS……… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Tiếng Anh-Lớp 7 Thời gian: 60 phút (Không tính thời gian giao bài) |
I. LISTENING. (2.0ms)
Part 1: Decide these statements below are True or False.
1. The customers want two tables.
2. The two customers order the same starter.
3. Both of them order the Thai chicken for their main course.
4. The customers order juice and mineral water. …………
Part 2: Fill in each blank with ONE SUITABLE WORD.
5. A table _____ two, please.
6. Are you ______ to order?
7. What would you ______ for your starter?
8 I’d like French onion _______, please.
II. LANGUAGE. (2.0ms)
Part 1: Choose a word which has the underlined part pronounced differently from the rest. (0.5m)
9. A. tutor B. sport C. fork D. pork NB
10. A. needed B. wanted C. decided D. played NB
Part 2: Choose the best answer (A, B, C, or D) to complete the sentences. (1.0m)
11. City life is quite different……………………..life in the country. NB
A. on
B. from
C. at
D. about
12. We has flown to Hanoi several times, …………………….. last summer we went there by train. TH
A.so
B. or
C. and
D. but
13. She hasn’t got any eggs but she has got……………………..milk. TH
A. some
B. any
C. an
D. a
14. Because I was sitting in the back row of the theater, I could hardly see the…………………… TH
A. painters B. musicians C. composers D. writers
Part 3: Give the correct form of the words in brackets. (0.5m)
15. My children like (read) …………………….. books in the living room every day. NB
16. This film is (interesting) ……………………..than the one we saw last week. TH
III. READING. (2.0ms)
Part 1: Read the following passage about a common disease and circle A, B, C or D to complete the blank. (1.0m)
Headache is a very common disease. The symptoms (17) …… NB ……… a headache are various. People may (18) …… NB ……… pains only one side of the head. Sometimes when the pain goes away, the head is sore. People have a headache (19) …… TH ……… they work too hard or they are too nervous about something. Medicine can help cure the disease but people usually have to do more than taking tablets. They can prevent headaches by changing their diets or their (20) … VD ………… or simply by going to bed.
17. A. on B. in C. of D. at
18. A. has B. have C. had D. having
19. A. when B. but C. so D. and
20. A. lives B. lifestyles C. hobbies D. works
Part 2: Read the following passage about meals and decide the statements are True (T) or False (F). (1.0m)
Vietnamese people of have three meals a day – breakfast, lunch and dinner. People in the countryside usually have rice with meat or fish and vegetables for breakfast but people in the cities often have light breakfast with a bowl of Pho or instant noodles or sticky rice before going to work for lunch, they often have rice, meat, fish and vegetables. People in the countryside often have lunch at home but people in the cities often have lunch at the canteens or at the food stalls. Most people prepare their dinner at home. They eat many kinds of meat, seafood, fish, fresh vegetables and rice. Many people say dinner is the main and the best meal of the day.
Statements |
True |
False |
21. Vietnamese people often have three meals a day. NB |
||
22. People in the cities often have big breakfast before going to work. TH |
||
23. People in the countryside often have lunch at the canteens or at the food stalls. NB |
||
24. According to many people, the main and the best meal of the day is dinner. VD |
IV. WRITING. (2.0ms)
Part 1: Find a mistake from the underlined parts (A, B, C or D) for sentences. (0.5m)
25. A film is (A )usually (B)not (C)as long with. (D) a play. NB
26. Two days ago (A), he see (B) a movie on (C) Netflix with his parents. (D)NB
Part 2: Arrange the words to make complete sentences. (0.5m)
27. A lot of / have / vitamins. / fruit / vegetables / and/ TH
→ …………………………………………………………………………
28. Lan and / the Temple of Literature / last week./ visited / her father / TH
→ …………………………………………………………………………
Part 3: Rewrite the sentences using the words given that has the same meaning. (0.5m)
29. I am interested in going to the cinema with my friends at weekends. VD
→ I fancy ………………………………………………………………………………
30. Walking here is dangerous because this lane is for cycling only. VD
→We shouldn’t…………………………………….
Part 4: Use the following sets of words and phrases to write complete sentences. (0.5m)
31. It / be /a good idea / eat / different kinds / fruit / vegetable / every day. VDC
→………………………………………….
32. My brother / enjoy / play / piano / when / he be young /. VDC
→………………………………………….
V. SPEAKING. (2,0ms)
Yêu cầu:
– Mỗi thí sinh phải trả lời đủ 03 phần (phần I, II và III). Nội dung từng phần Giám khảo tự chọn cho phù hợp với đối tượng học sinh.
– Tùy theo nội dung câu trả lời Giám khảo ghi điểm hoc sinh theo từng phần và cộng 03 phần là 2,0 điểm (Phần câu hỏi ví dụ có tính chất tham khảo).
I. Introduction: 0,5m (2 minutes)
II. Talk about one of these topic: 1,0m (3 minutes)
1. Hobbies
2. Healthy living
3. Community service
4. Music and arts
5. Food and drink
6. A visit to a school
III. Free talk: 0,5m (2 minutes)
2.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 7
Parts |
Answer keys |
Marks |
I.LISTENING (2.0ms) |
1-F, 2-F, 3-T, 4-T 5,For 6. Ready 7. Like 8-soup |
1.0m (0.25 x 4) 1.0m (0.25 x 4) |
II.LANGUAGE (2.0ms) |
Part 1: Choose a word which has the underlined part pronounced differently from the rest. 9. A 10. D Part 2: Choose the best answer (A, B, C, or D) to complete the sentences. 11. B 12. D 13. A 14. B Part 3: Give the correct form of the words in brackets. 15. reads 16. more interesting |
0.5m (0.25 x 2) 1.0m (0.25 x 4) 0.5m (0.25 x 2) |
III. READING (2.0ms) |
1.0m (0.25 x 4) 1.0m (0.25 x 4) |
|
IV. WRITING: (2.0ms) |
Part 1: Find a mistake from the underlined parts (A, B, C or D) for sentences. 25. C 26. B Part 2: Arrange the words to make complete sentences. 27. Fruit and vegetables have a lot of vitamins. 28. Lan and her father visited the Temple of Literature last week. Part 4: Use the following sets of words and phrases to write complete sentences. 31. It is a good idea to eat different kinds of fruit and vegetables every day. 32. My brother enjoyed playing the piano when he was very young. |
0.5m (0.25 x 2) 0.5m (0.25 x 2) 0.5m (0.25 x 2) 0.5m (0.25 x 2) |
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 tiếng Anh 7
TT |
Kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
Tỉ lệ (%) |
Thời gian (phút) |
Tỉ lệ (%) |
Thời gian (phút) |
Tỉ lệ (%) |
Thời gian (phút) |
Tỉ lệ (%) |
Thời gian (phút) |
Tỉ lệ (%) |
Thời gian (phút) |
||
1 |
Listening |
10 |
3 |
5 |
3 |
5 |
2 |
20 |
8 |
||
2 |
Language |
10 |
3 |
10 |
7 |
20 |
10 |
||||
3 |
Reading |
10 |
4 |
5 |
4 |
5 |
5 |
20 |
13 |
||
4 |
Writing |
5 |
5 |
5 |
4 |
5 |
5 |
5 |
3 |
20 |
17 |
5 |
Speaking |
5 |
5 |
5 |
2 |
5 |
3 |
5 |
2 |
20 |
12 |
Tổng |
40 |
20 |
30 |
20 |
20 |
15 |
10 |
5 |
100 |
60 |
|
Tỉ lệ (% ) |
40 |
30 |
20 |
10 |
100 |
||||||
Tỉ lệ chung (%) |
70 |
30 |
100 |
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA
CUỐI KỲ 1 THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức/kỹ năng |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng Số CH |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
I |
LISTENING |
1. Nghe một đoạn hội thoại/ độc thoại trong 1.5 phút (khoảng 80 – 100 từ) để trả lời các dạng câu hỏi có liên quan đến các chủ đề: – Hobbies – Healthy living – Community service – Music and arts – Food and drink – A visit to a school |
Nhận biết: – Nghe lấy thông tin chi tiết. |
2 |
2 |
||||||||
Thông hiểu: – Hiểu nội dung chính của đoạn độc thoại/ hội thoại để tìm câu trả lời đúng. |
1 |
1 |
|||||||||||
Vận dụng: – Nắm được ý chính của bài nghe để đưa ra câu trả lời phù hợp. – Tổng hợp thông tin từ nhiều chi tiết, loại trừ các chi tiết sai để tìm câu trả lời đúng. |
1 |
1 |
|||||||||||
2. Nghe một đoạn hội thoại/ độc thoại khoảng 1.5 phút (khoảng 80 – 100 từ) liên quan đến các chủ đề: – Hobbies – Healthy living – Community service – Music and arts – Food and drink – A visit to a school |
Nhận biết: – Nghe lấy thông tin chi tiết. |
2 |
2 |
||||||||||
Thông hiểu: – Hiểu nội dung chính của đoạn độc thoại/ hội thoại để tìm câu trả lời đúng. |
1 |
1 |
|||||||||||
Vận dụng: – Nắm được ý chính của bài nghe để đưa ra câu trả lời phù hợp. – Tổng hợp thông tin từ nhiều chi tiết, loại trừ các chi tiết sai để tìm câu trả lời đúng. |
1 |
1 |
|||||||||||
II. |
LANGUAGE |
1. Pronunciation Các nguyên âm đơn / ə / and / ɜː / /ɒ/ and /ɔ: / Các phụ âm / f / and / v / /t /, /d/ and /Id/ /∫ / and /ʒ/ /tʃ/ and /dʒ/ |
Nhận biết: – Nhận biết các âm thông qua các từ vựng theo chủ đề đã học. |
2 |
2 |
||||||||
Thông hiểu: – Phân biệt được các âm trong phần nghe. |
|||||||||||||
Vận dụng: – Hiểu và vận dụng vào bài nghe/nói. |
|||||||||||||
2. Vocabulary Từ vựng đã học theo chủ điểm: – Hobbies – Healthy living – Community service – Music and arts – Food and drink – A visit to a school |
Nhận biết: – Nhận ra, nhớ lại, liệt kê được các từ vựng theo chủ đề đã học. |
2 |
2 |
||||||||||
Thông hiểu: – Hiểu và phân biệt được các từ vựng theo chủ đề đã học. – Nắm được các mối liên kết và kết hợp của từ trong bối cảnh và ngữ cảnh tương ứng. |
1 |
1 |
|||||||||||
Vận dụng: – Hiểu và vận dụng được từ vựng đã học trong văn cảnh (danh từ, động từ, tính từ và trạng từ…) |
|||||||||||||
3. Grammar Các chủ điểm ngữ pháp: – Present simple – Simple sentences – Past simple – Comparisons: like, different from, (not) as … as – some, a lot of, lots of – Prepositions of time and place |
Nhận biết: – Nhận ra được các kiến thức ngữ pháp đã học. |
1 |
1 |
||||||||||
Thông hiểu: – Hiểu và phân biệt các chủ điểm ngữ pháp đã học. |
1 |
1 |
1 |
1 |
|||||||||
Vận dụng: – Hiểu và vận dụng các kiến thức ngữ pháp đã học vào bài nghe/ nói/ đọc/ viết. |
|||||||||||||
III. |
READING |
1. Cloze test Hiểu được bài đọc có độ dài khoảng 80-100 từ về các chủ điểm: – Hobbies – Healthy living – Community service – Music and arts – Food and drink – A visit to a school |
Nhận biết: – Nhận ra được các thành tố ngôn ngữ và liên kết về mặt văn bản. |
2 |
2 |
||||||||
Thông hiểu: – Phân biệt được các đặc trưng, đặc điểm các thành tố ngôn ngữ và liên kết về mặt văn bản. |
1 |
1 |
|||||||||||
Vận dụng: – Sử dụng các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng trong các tình huống mới. |
1 |
1 |
|||||||||||
2. Reading comprehension Hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết đoạn văn bản có độ dài khoảng 100-120 từ, xoay quanh các chủ điểm: – Hobbies – Healthy living – Community service – Music and arts – Food and drink – A visit to a school |
Nhận biết: – Thông tin chi tiết |
2 |
2 |
||||||||||
Thông hiểu: – Hiểu ý chính của bài đọc và chọn câu trả lời phù hợp. – Hiểu được nghĩa tham chiếu. – Loại trừ các chi tiết để đưa ra câu trả lời phù hợp |
1 |
1 |
|||||||||||
Vận dụng: – Đoán nghĩa của từ trong văn cảnh. – Hiều, phân tích, tổng hợp ý chính của bài để chọn câu trả lời phù hợp. |
1 |
1 |
|||||||||||
IV. |
WRITING |
1. Error identification Xác định lỗi sai về: – Present simple – Simple sentences – Past simple – Comparisons: like, different from, (not) as … as – some, a lot of, lots of – Prepositions of time and place |
Nhận biết: – Nhận diện lỗi về ngữ pháp và từ loại trong câu. |
2 |
2 |
||||||||
2. Sentence transformation Viết lại câu dùng từ gợi ý hoặc từ cho trước sử dụng present simple, past simple, verbs of liking and comparison: (not) as … as |
Thông hiểu: – Sử dụng các từ đã để sắp xếp thành câu hoàn chỉnh. |
2 |
2 |
||||||||||
Vận dụng: – Hiểu câu gốc và sử dụng các từ gợi ý để viết lại câu sao cho nghĩa không thay đổi. |
2 |
2 |
|||||||||||
3. Sentence building Sử dụng từ/ cụm từ gợi ý để viết câu sử dụng present simple và past simple. |
Vận dụng cao: – Sử dụng các từ, cụm từ đã cho để viết thành câu hoàn chỉnh. |
2 |
2 |
||||||||||
V. |
SPEAKING |
(Phần SPEAKING tổ chức thi buổi riêng) + Nội dung: – Hỏi – đáp và trình bày về các nội dung liên quan đến các chủ điểm: – Hobbies – Healthy living – Community service – Music and arts – Food and drink – A visit to a school – Sử dụng được một số chức năng giao tiếp cơ bản như hướng dẫn, bày tỏ ý kiến, hỏi thông tin và cung cấp thông tin, … + Kỹ năng: – Kỹ năng trình bày một vấn đề; sử dụng ngôn ngữ cơ thể và các biểu đạt trên khuôn mặt phù hợp; kỹ năng nói trước đám đông… + Ngôn ngữ và cấu trúc: – Ưu tiên sử dụng những cấu trúc: – Present simple – Simple sentences – Past simple – Comparisons: like, different from, (not) as … as – some, a lot of, lots of – Prepositions of time and place Các chủ đề nói: – Hobbies – Healthy living – Communitive service – Music and arts – Food and drink – A visit to a school |
|||||||||||
1. Introduction |
Nhận biết: – Giới thiệu các thông tin về bản thân/ sở thích/ về thầy cô, mái trường/ môn học yêu thích. |
5% |
|||||||||||
2. Topic speaking |
Thông hiểu: – Sử dụng kiến thức ngôn ngữ đã học để nói theo chủ đề. Vận dụng: – Sử dụng từ vựng và cấu trúc linh hoạt, diễn tả được nội dung cần nói theo những cách khác nhau. Phát âm tương đối chuẩn. |
5% 5% |
|||||||||||
3. Q&A |
Vận dụng cao: – Hiểu và trả lời được câu hỏi của giám khảo và trả lời một cách linh hoạt. Sử dụng ngôn ngữ |
5% |
|||||||||||
Tổng |
13 |
1 |
7 |
3 |
4 |
2 |
2 |
24 |
8 |
……………
3. Đề thi học kì 1 môn GDCD 7
3.1 Đề thi học kì 1 GDCD 7
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn……
A. sự yêu mến của mọi người đối với mình.
B. phẩm chất tốt đẹp mình trước mọi người.
C. niềm tin của mình đối với mọi người.
D. niềm tin của mọi người đối với mình
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín?
A. Giữ đúng lời hứa của mình.
B. Buôn bán hàng chất lượng.
C. Hay trễ hẹn với bạn bè.
D. Nói đi đôi với làm.
Câu 3. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được….
A. lưu truyền từ đời này sang đời khác.
B. lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. lưu truyền qua nhiều thế hệ khác nhau.
D. lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.
B. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm.
C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.
D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà.
Câu 5. Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Nhã nhạc cung đình Huế.
B. Trống đồng Đông Sơn.
C. Bến Nhà Rồng.
D. Khu di tích Mĩ Sơn.
Câu 6. Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bản thân là……..
A. áp lực từ học tập.
B. các mối quan hệ bạn bè.
C. kỳ vọng của gia đình.
D. suy nghĩ tiêu cực.
Câu 7. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng?
A. Suy giảm trí nhớ.
B. Không tập trung công việc.
C. Vui vẻ, tự tin.
D. Tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn.
Câu 8. Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.
Câu 9. Học tập tự giác, tích cực, giúp ta…….
A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.
Câu 10. Giữ chữ tín là……..
A. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.
B. chỉ hứa nhưng không làm.
C. yêu thương, tôn trọng mọi người.
D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
Câu 11. Người biết học tập tự giác, tích cực………
A. là những người học kém.
B. phải chịu nhiều thiệt thòi.
C. đạt kết quả cao,được mọi người yêu quý.
D. không được ai tin tưởng.
Câu 12. Phương án nào dưới đây không phải là ý nghĩa của giữ chữ tín?
A. Được mọi người quý mến, kính nể.
B. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.
C. Giúp chúng ta hoàn thiện bản thân.
D. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người.
Câu 13. Di sản văn hoá bao gồm……
A. di sản văn hoá tỉnh thần và di sản văn hoá vật thể.
B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tỉnh thần.
D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.
Câu 14. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về……
A. tiền bạc.
B. giao tiếp xã hội.
C. mối quan hệ xã hội.
D. sức khỏe tinh thần và thể chất.
Câu 15. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây?
A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.
B. Yêu thương con người.
C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
D. Khoan dung.
Câu 16. Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của….
A. học sinh lười học.
B. cơ thể bị căng thẳng.
C. học sinh chăm học.
D. người trưởng thành.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 17 (3,0 điểm). Vì sao con người lại bị căng thẳng tâm lý? Em sẽ làm gì khi sắp đến kì kiểm tra mà bài tập thì quá nhiều, không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng, lo âu, mất ngủ?
Câu 18 (2,0 điểm). Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:
a) Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tượng, thân cây,
b) T nhắc nhở các bạn trong xóm không nên chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử.
c) Cuối tuần, M thường rủ các bạn tới nhà bác K – một nghệ nhân hát chèo – để học hát.
d) N tích cực học ngoại ngữ để có thể giới thiệu về những danh lam thắng cảnh của quê hương mình với du khách nước ngoài.
Câu 19 (1,0 điểm). Cho tình huống: T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ “Chắc C đã đọc truyện rồi” nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả.”
Theo em, bạn T có phải là người biết giữ chữ tín không? Vì sao?
3.2 Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 7
I. TRẮC NGHIỆM(4.0 điểm) mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | D | C | B | A | A | D | C | C | A | D | C | D | B | D | A | B |
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu hỏi |
Nội dung |
Điểm |
Câu 17 (3,0điểm) |
– Nguyên nhân gây căng thẳng có thể đến từ bên ngoài như: – áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kỳ vọng gia đình,…. -Hoặc có thể đến từ bản thân như: -Tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ, + em sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tâm lí căng thẳng. -Sau đó lựa chọn giải pháp ứng phó như thư giãn bản thân bằng việc chạy bộ, đi bộ, hít thở sâu, suy nghĩ tích cực, hoặc tìm sự giúp đỡ của cha mẹ, người thân, thân cô giáo, bạn bè,… |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 18 (2,0 điểm) |
– Hành vi của H không đúng và vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. – Hành vi của T đúng, vì T đã góp phần bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa sạch đẹp. – Hành vi của M đúng, vì M đã góp phần bảo tồn, phát triển làn điệu hát chèo của quê hương. – Hành vi của N đúng, vì N đã góp phần giới thiệu di sản văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 19 (1,0 điểm) |
Bạn T là người không biết giữ chữ tín vì đã hứa sẽ trả bạn sau 1 tuần nhưng lại không trả đúng hẹn vì lí do cá nhân. Bạn T không biết coi trọng lời hứa và lòng tin của mọi người với mình. |
0,5 điểm 0,5 điểm |
3.3 Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 7
TT |
Chủ đề |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỉ lệ |
Tổngcâu/ điểm |
||||||
TN |
TL |
TL |
TL |
TN |
TL |
||||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
1. Học tập tự giác, tích cực |
4 câu |
10% |
4,0 |
||||||
2. Giữ chữ tín |
4 câu |
1câu |
10% |
10% |
5,0 |
||||||
3. Bảo tồn di sản văn hóa |
4 câu |
1câu |
10% |
20 % |
5,0 |
||||||
Giáo dục Kỹ năng |
4. Ứng phó với tâm lí căng thẳng |
4 câu |
1câu |
10% |
30% |
5,0 |
|||||
Tổng |
16 câu |
1 câu |
1 câu |
1 câu |
100% |
19/10 |
4. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 7
4.1 Đề thi cuối kì 1 môn Công nghệ 7
TRƯỜNG THCS………… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: CÔNG NGHỆ 7 Năm học 2023 – 2024 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề gồm có 03 trang) |
I.Trắc nghiệm (Chọn đáp án đúng nhất)
Câu 1 [NB]: Vai trò nào sau đây là vai trò của trồng trọt?
A. Cung cấp thịt
B. Cung cấp gỗ.
C. Cung cấp sữa
D. Cung cấp sữa
Câu 2 [NB]: Những nhóm cây trồng nào sau đây đều là công nghiệp?
A. Chè, cà phê, cao su.
B. Bông, hồ tiêu, vải.
C. Hoa hồng, hoa cúc, hoa lan.
C. Bưởi, nhãn, chôm chôm.
Câu 3:[TH] “Cây thì là” thuộc nhóm cây trồng nào sau đây?
A. Cây thuốc.
B. Cây rau.
C. Cây gia vị.
D. Cây hoa.
Câu 4 [TH] Ở miền Bắc của Việt Nam vào vụ thu đông cây lúa thường đường trồng dưới hình thức nào?
A. Trồng trọt trong nhà có mái che.
B. Trồng trọt ngoài tự nhiên.
C. Trồng trọt kết hợp
Câu 5: [NB] Ở Việt Nam có mấy phương thức trồng trọt phổ biến?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D.4.
Câu 6 [NB] Phẩm chất: yêu thích thiên nhiên, yêu thích công việc chăm sóc cây trồng, thích khám phá quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng là của kĩ sư:
A. trồng trọt.
B. bảo vệ thực vật.
C. chọn giống cây trồng.
Câu 7 [NB] Thành phần rắn của đất trồng có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
B. Cung cấp nước cho cây trồng.
C. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng.
D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.
Câu 8 [TH] Làm cho đất tơi xốp là cách cải tạo thành phần nào của đất trồng?
A. Phần rắn.
B. Phần lỏng.
C. Phần khí.
Câu 9: [NB] Để làm nhỏ đất ta cần sử dụng cách làm đất nào sau đây?
A. Cày đất.
B. Bừa và đập đất.
C. Lên luống.
Câu 10: [TH] Phân bón nào sau đây thường được sử dụng khi bón lót?
A. Phân đạm.
B. Phân Ka Li.
C. Phân hữu cơ.
D. Phân đạm và phân kali.
Câu 11 [NB] Khi trồng cây con, để giúp cây đứng vững cần phải:
A. bón phân cho cây ngay sau khi trồng.
B. vun gốc ngay sau khi trồng.
C. đào hố thật sâu.
D. trồng cây với mật độ thật dày.
Câu 12 [NB] Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào làm ảnh hưởng đến môi trường, cây trồng, sức khỏe con người?
A. Biện pháp sinh học.
B. Biện pháp canh tác
C. Biện pháp thủ công
D. Biện pháp hóa học.
Câu 13: [TH] Để cây rau phát triển nhanh sau một thời gian gieo trồng em sẽ bón loại phân nào sau đây?
A. Phân lân.
B. Phân hữu cơ
C. Phân đạm.
D. Phân chuồng.
Câu 14 [NB] Tỉa cây nhằm mục đích gì?
A. Giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.
B. Loại bỏ các cây trồng bị sâu bệnh.
C. Đảm bảo mật độ cây trồng trên đồng ruộng.
D. Nâng cao chất lượng nông sản.
Câu 15: [TH] Dùng vợt bắt côn trùng là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào sau đây?
A. Biện pháp canh tác.
B. Biện pháp thủ công.
C. Biện pháp hóa học.
D. Biện pháp sinh học.
Câu 16:[NB] Khi thu hoạch cần đảm bảo yêu cầu:
A. nhanh gọn.
B. cẩn thận.
C. nhanh gọn, cẩn thận, đúng lúc .
D đảm bào tổn thất nhỏ nhất và chất lượng tốt nhất.
Câu 17: [NB] Có mấy phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt phổ biến:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18: [NB] Hình thức nhân giống vô tính là hình thức tạo ra cây giống trực tiếp từ bộ phận nào của cây mẹ?
A. Thân và lá.
B. Lá và rễ.
C. Thân và hạt.
D. Thân, lá, rễ.
Câu 19: [TH] Cây mía thường được được sử dụng phương pháp nhân giống vô tính nào sau đây?
A. Giâm cành.
B. Ghép.
C. Chiết.
D. Nuôi cấy mô.
Câu 20:[NB] Thành phần không phải sinh vật trong hệ sinh thái rừng là:
A. đất.
B. nấm.
C. động vật.
D. vi khuẩn.
Câu 21: [TH] Vì sao rừng lại có tác dụng chống xói mòn đất?
A. Lá cây lấy khí CO2 nhả khí O2.
B. Cây rừng cản trở dòng chảy, tốc độ của nước.
C. Cây rừng cung cấp gỗ cho con người.
D. Cây rừng giúp động vật có nơi cư trú.
Câu 22: [NB] Ở nước ta có mấy loại rừng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: [TH] Cây phi lao là cây trồng được trồng với mục đích:
A. phòng hộ.
B. sản xuất.
C. đặc dụng.
Câu 24: [ NB] Thời vụ trồng rừng ở miền Bắc nước ta thường vào mùa nào?
A. Mùa xuân và mùa hè.
B. Mùa hè và mùa thu.
C. Mùa thu và mùa đông.
D. Mùa xuân và mùa thu.
Câu 25:[NB] Trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm mấy bước cơ bản?
A. 4 bước.
B. 5 bước.
C. 6 bước.
D. 7 bước.
Câu 26: [TH] Rạch bỏ bỏ bầu là bước làm của phương pháp trồng rừng nào?
A. Trồng rừng bằng cây con có bầu.
B. Trồng rừng bằng cây con rễ trần.
C. Trồng rừng bằng gieo hat.
C. Trồng rừng cây con.
Câu 27: [NB Đề thu hoạch lạc chúng ta cần dùng phương pháp thu hoạch nào?
A. Hái
B. Nhổ.
C. Đào.
D. Cắt.
Câu 28: [TH] Cây khoai tây trồng bằng:
A. đoạn thân.
B. củ.
C. đoạn thân.
D. gieo hạt.
II.Tự luận:
Câu 29: (2 điểm) Trong đợt trồng cây của “Dự án trồng rau an toàn” , nhóm 2 lớp 7A đã gieo hạt cải ngọt rất dày làm cho cây mọc lên thân cây rất còi. Em sẽ chọn biện pháp chăm sóc cây trồng nào để cải thiện điều đó, đồng thời cần phải bón thêm loại phân bón nào để cây trồng phát triển tốt hơn ? Giải thích
Câu 30: (1 điểm ) Hiện nay do khí thải của các nhà máy, sinh hoạt của con người đã làm cho tầng ozôn của chúng ta bị thủng. Theo em việc trồng rừng sẽ có vai trò như thế nào để “vá” lại tầng ozôn của chúng ta?
4.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ 7
I. Trắc nghiệm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
B |
A |
C |
C |
C |
A |
A |
C |
B |
C |
B |
D |
C |
C |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
B |
C |
D |
D |
A |
A |
B |
C |
A |
D |
C |
A |
B |
B |
II. Tự luận
Đáp án |
Điểm |
Câu 29 (2.0 điểm) Biện pháp chăm sóc cây trồng trong trường hợp này là tỉa bớt cây cải đi. Vì cây cải đang mọc dày ta cần phải tỉa bớt đi để đảm bảo mật độ khoảng cách của cây trồng giúp cây trồng sinh trưởng tốt. Ngoài ra trong giai đoạn này cần bón phân đạm hoặc phân hữu đã hoai mục cho cây để cây trồng sinh trường phát triển tốt. |
0.5 1 0.5 |
Câu 30 (1.0 điểm) Rừng có tác dụng điều hòa không khí Giúp cho lỗ thũng tầng ozôn hẹp lại |
0.5 0.5 |
4.3 Ma trận đề thi học kì 1 môn Công nghệ 7
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
%Tổng điểm |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Số câu hỏi |
Thời gian |
|||||||||
Số CH |
TG |
Số CH |
TG |
Số CH |
TG |
Số CH |
TG |
TN |
TL |
|||||
1 |
Giới thiệu về trồng trọt |
1.1. Vai trò và triển vọng của trồng trọt |
1 |
0.75 |
0 |
1 |
0 |
0.75 |
2.5 |
|||||
1.2. Các nhóm cây trồng phổ biến |
1 |
0.75 |
1 |
1.5 |
2 |
0 |
2.25 |
5 |
||||||
1.3. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam |
1 |
0.75 |
1 |
1.5 |
2 |
0 |
2.25 |
5 |
||||||
1.4 Một số ngành nghề trồng trọt |
1 |
0.75 |
0 |
1 |
0 |
0.75 |
2.5 |
|||||||
2 |
Làm đất trồng cây |
2.1. Thành phần và vai trò của đất trồng |
1 |
0.75 |
1 |
1.5 |
2 |
0 |
2.25 |
5 |
||||
2.2. Làm đất và bón phân lót |
1 |
0.75 |
1 |
1.5 |
2 |
0 |
2.25 |
5 |
||||||
3 |
Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng |
3.1. Kĩ thuật gieo trồng |
1 |
0.75 |
1 |
1.5 |
2 |
0 |
2.25 |
5 |
||||
3.2. Chăm sóc cây trồng |
1 |
0.75 |
1 |
1.5 |
1 |
8.5 |
2 |
1 |
10.75 |
25 |
||||
3.3. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng |
1 |
0.75 |
1 |
1.5 |
2 |
0 |
2.25 |
5 |
||||||
4 |
Thu hoạch sản phầm trồng trọt |
4.1. Mục đích yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt |
1 |
0.75 |
0 |
1 |
0 |
0.75 |
2.5 |
|||||
4.2. Một số phương pháp thu hoạch phổ biến trong trồng trọt |
1 |
0.75 |
1 |
1.5 |
2 |
0 |
2.25 |
5 |
||||||
5 |
Nhân giống vô tính |
5.1.Khái niệm nhân giống vô tính |
1 |
0.75 |
0 |
1 |
0 |
0.75 |
2.5 |
|||||
5.2. Một số phương pháp nhân giống vô tính |
0 |
1 |
1.5 |
1 |
0 |
1.5 |
2.5 |
|||||||
6 |
Giới thiệu về rứng |
6.1. Rừng và vai trò của rừng |
1 |
0.75 |
1 |
1.5 |
1 |
6.5 |
2 |
1 |
8.75 |
15 |
||
6.2. Các loại rừng phổ biến ở Việt Nam |
1 |
0.75 |
1 |
1.5 |
2 |
0 |
2.25 |
5 |
||||||
7 |
Trồng rừng |
7.1.Thời vụ trồng rừng |
1 |
0.75 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0.75 |
2.5 |
||||
7.2.Các phương pháp trồng rừng phổ biến. |
1 |
0.75 |
1 |
1.5 |
2 |
0 |
2.25 |
5 |
||||||
Tổng |
16 |
12 |
12 |
18 |
2 |
15 |
0 |
0 |
28 |
2 |
45 |
100 |
||
Tỉ lệ (%) |
40 |
30 |
30 |
0 |
||||||||||
Tỉ lệ chung (%) |
70 |
30 |
5. Đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7
5.1 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7
A. Phần lịch sử (5 điểm)
I.TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm) :Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì ?
A. Bắc Bình Vương.
B. Vạn Thắng Vương.
C. Bình Định Vương.
D. Bố Cái Đại Vương
Câu 2: Tình trạng cát cứ của 12 sứ quân là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời nào ?
A. Nhà Ngô.
B. Nhà Đinh.
C. Nhà Lý.
D. Nhà Trần.
Câu 3: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân tộc?
A. Bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc
B. Xưng Vương.
C. Đóng đô ở Cổ Loa.
D. Đặt tên quốc hiệu.
Câu 4: Thời kỳ phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia là ?
A. Thế kỷ XIII.
B. Thời kỳ Chân Lạp.
C. Thời kỳ kinh đô Cam-pu-chia đóng ở Ăng-co (IX-XV)
D. Từ khi chuyển kinh đô về phía nam Biển Hồ (Phnom Pênh ngày nay).
Câu 5: Thạt Luổng là công trình kiến trúc của nước nào ?
A. Ấn Độ
B. Cam-pu-chia
C. Thái Lan
D. Lào
Câu 6: Ai là người thống nhất các mường Lào (1353), đặt tên nước là Lan Xang?
A. Giay-a-vac-manII.
B. Giay-a-vác-manVII.
C. Pha Ngừm.
D. Chan-đa-gup-ta II.
Câu 7: Sau thời kỳ phân tán (thế kỷ III TCN-thế kỷ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều nào?
A. Đê li.
B. Gúp-ta.
C. Mô-gôn.
D. Hác-sa.
Câu 8: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là ?
A.Địa chủ và nông dân.
B. Lãnh chúa và nông nô.
C. Quý tộc và nông nô.
D. Lãnh chúa và nông dân
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1( 2 điểm): Hãy hoàn thành bảng thông tin (theo mẫu dưới đây) về sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co.
Nội dung |
Biểu hiện |
Chính trị, xã hội |
|
Kinh tế |
|
Đối ngoại |
Câu 2 (1 điểm): Đây là ai? Vua nào thuở bé chăn trâu
Trận tiền cứ lấy bông lau làm cờ
Lớn lên xây dựng cơ đồ
Mười hai sứ tướng vậy mà đều thua?
(Câu đố về nhân vật lịch sử, Đỗ Cao sưu tầm biên soạn, NXB Hà Nội)
Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật lịch sử đó?
B. Phần Địa lí (5 điểm)
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
(Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25đ)
Câu 1: So với các châu lục khác trên thế giới, châu Âu có diện tích
A. Lớn nhất.
B. Nhỏ nhất.
C. Lớn thứ tư.
D. Lớn thứ năm.
Câu 2. Dân cư châu Âu có
A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều thấp.
B. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều cao.
C. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao.
D. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi cao và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên thấp.
Câu 3: Châu Á có diện tích (kể cả các đảo) khoảng bao nhiêu?
A. Khoảng 44,4 triệu km2.
B. Khoảng 14,4 triệu km2.
C. Khoảng 34,4 triệu km2.
D. Khoảng 54,4 triệu km2.
Câu 4: Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu là
A. vùng núi cao, đồ sộ
B. vùng đồi núi thấp.
C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
D. đồng bằng nhỏ hẹp.
Câu 5: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là gì?
A. Phật giáo và Ki-tô giáo.
B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
C. Ki-tô giáo và Hồi giáo.
D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 6: Các khoáng sản quan trọng nhất ở châu Á bao gồm những loại nào?
A. Dầu mỏ, than đá.
B. Sắt, crôm.
C. Một số kim loại màu như đồng, thiếc,…
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Ấn Độ thuộc khu vực nào của châu Á?
A. Đông Nam Á.
B. Nam Á.
C. Bắc Á.
D. Trung Á.
Câu 8: Khí hậu khu vực Bắc Á như thế nào?
A. Mát mẻ quanh năm.
B. Ẩm ướt.
C. Ôn hòa.
D. Lạnh giá, khắc nghiệt.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Nêu ý nghĩa của đặc điểm đặc điểm địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
Câu 2 (1,5 điểm). Nêu được các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật châu Á.
—–HẾT—–
5.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 7
TRƯỜNG THCS ………… |
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
A. Phần lịch sử
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
D |
C |
D |
C |
B |
B |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Biểu điểm |
|||||||
1 |
a.Hoàn thành bảng |
||||||||
|
2.0 |
||||||||
2 |
Vua nào thuở bé chăn trâu Trận tiền cứ lấy bông lau làm cờ Lớn lên xây dựng cơ đồ Mười hai sứ tướng vậy mà đều thua? |
1.0 |
|||||||
– Những câu thơ trên nói tới Đinh Bộ Lĩnh. -Hs viết đoạn văn giới thiệu + Giới thiệu về tiểu sử của ông: Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình), là con trai của Đinh Công Trứ.Hồi nhỏ, ông thường cùng đám bạn chăn trâu, chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bông lau làm cờ. + Công lao của ông: Chấm dứt tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh. |
0.25 0.75 |
B. Phần Địa lí (5 điểm)
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
C |
A |
A |
B |
D |
B |
D |
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) |
Ý nghĩa của đặc điểm địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á: + Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế. + Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,… + Địa hình núi, cao nguyên và sơn nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản. + Địa hình đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư. + Địa hình núi cao hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. + Địa hình bị chia cắt mạnh => khi khai thác cần chú ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất. |
0,15 0,15 0,3 0,3 0,3 0,3 |
Câu 2 (1,5 điểm) |
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật châu Á: – Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. – Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. – Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã. – Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. – Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. |
Nêu từ 3 ý trở lên đạt điểm tối đa |
—Hết—
5.3 Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
STT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
||||||||
Nhận biết (TN) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
|||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||||
Phân môn lịch sử |
||||||||||||
1 |
Tây Âu từ thế kỷ V đến nửa đầu thế kỷ XVI (2.5%) |
Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu |
1 |
2.5% |
||||||||
2 |
Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại (2.5%) |
Ấn Độ từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ XIX |
1 |
2.5% |
||||||||
3 |
Đông Nam Á từ nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVI (25%) |
Vương quốc Lào |
2 |
5% |
||||||||
Vương quốc Cam-pu-chia |
1 |
1 |
20% |
|||||||||
4 |
Đất nước dưới thời các vương triều Ngô-Đinh-Tiền Lê (939-1009) (17.5%) |
Đất nước buổi đầu đôc lập (939-967) |
3 |
1 |
17.5 % |
|||||||
Số câu |
8 |
1 |
1/2 |
1/2 |
||||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
|||||||
Tổng |
35% |
15% |
Phân môn địa lí |
|||||||||||
1 |
CHÂU ÂU |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên – Khái quát về Liên minh châu Âu (EU) |
2TN* |
5%= 0,5 điểm |
|||||||
2 |
CHÂU Á |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội – Bản đồ chính trị châu Á; các khu vực của châu Á – Các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á |
6TN |
1TL |
1TL |
45%=4,5 điểm |
|||||
Tổng |
8TN |
1TL |
1TL |
||||||||
Tỉ lệ % |
20% |
15% |
15% |
0% |
50% |
||||||
Tỉ lệ chung |
35% |
15% |
50% |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ 7
TT |
Nội dung kiến thức/Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức/ kĩ năng |
Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
PHẦN LỊCH SỬ |
||||||||
1 |
Tây Âu từ thế kỷ V đến nửa đầu thế kỷ XVI |
Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu |
Nhận biết – Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu Thông hiểu – Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu. – Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo Vận dụng – Phân tích được vai trò của thành thị trung đại. |
1 TN |
||||
2 |
Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại |
Ấn Độ từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ XIX |
Nhận biết – Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ – Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gupta, Delhi và đế quốc Mogul. Thông hiểu – Giới thiệu được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX Vận dụng – Nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX |
1 TN* |
||||
3 |
Đông Nam Á từ nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVI |
Vương quốc Lào |
Nhận biết – Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Lào. – Nêu được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. Thông hiểu – Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào. Vận dụng – Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. |
2 TN |
||||
Vương quốc Campuchia. |
Nhận biết – Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Campuchia. – Nêu được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor. Thông hiểu – Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Campuchia. Vận dụng – Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor. |
1TN* |
1TL |
|||||
4 |
Đất nước dưới thời các vương triều Ngô-Đinh-Tiền Lê (939-1009) |
Đất nước buổi đầu độc lập (939-967) |
Nhận biết – Nêu được những nét chính về thời Ngô – Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh – Nêu được đời sống xã hội, văn hoá thời Ngô – Đinh – Tiền Lê Thông hiểu – Mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn (981): – Giới thiệu được nét chính về tổ chức chính quyền thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. Vận dụng: Hs giải đáp được câu đố về Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và viết được 1 đoạn văn giới thiệu về Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh. |
3TN* |
1/2TL |
1/2TL |
||
Số câu/loại câu |
8 TN |
1 TL |
1/2TL |
1/2TL |
||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
||||
Tổng |
35% |
15% |
Phân môn địa lí |
|||||||
1 |
CHÂU ÂU |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên – Khái quát về Liên minh châu Âu (EU) |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. – Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga). – Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới lạnh; đới ôn hòa. – Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu. Thông hiểu – Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng bằng, khu vực miền núi. – Phân tích được đặc điểm phân hoá khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu vực ven biển với bên trong lục địa. – Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. Vận dụng – Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu. |
2TN* |
|||
2 |
CHÂU Á |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội – Bản đồ chính trị châu Á; các khu vực của châu Á – Các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. – Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản. – Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn. – Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á. – Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á. – Trình bày được đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sinh vật) của một trong các khu vực ở châu Á. Thông hiểu – Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Vận dụng – Nêu được các biện pháp bảo vệ tự nhiên châu Á. Vận dụng cao – Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á (ví dụ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore). |
6TN |
1TL |
1TL |
|
Tổng |
8 TN |
1TL |
1TL |
||||
Tỉ lệ % |
20 |
15 |
15 |
0 |
|||
Tỉ lệ chung |
35 % |
15 % |
………….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 1 lớp 7 sách Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (10 Môn) 62 Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 7 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.