Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 12 Đề kiểm tra cuối kì 1 GDKT&PL 10 (Có đáp án, ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi học kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 – 2024 sách mới gồm 12 đề kiểm tra, đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề thi cuối kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 12 đề thi kiểm tra học kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 10.
1. Đề thi Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 học kì 1 Kết nối tri thức
1.1 Đề thi học kì 1 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ như thế nào với nhau?
A. Thống nhất, tác động qua lại với nhau.
B. Mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau.
C. Tách rời, không liên quan tới nhau.
D. Rời rạc, bài xích lẫn nhau.
Câu 2. Phương án nào sau đây thuộc thị trường tư liệu sản xuất?
A. Thị trường máy gặt.
B. Thị trường tủ lạnh.
C. Thị trường bảo hiểm.
D. Thị trường vàng.
Câu 3. Phương án nào sau đây không thuộc một trong những chức năng của thị trường?
A. Chức năng thừa nhận.
B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
D. Chức năng điều khiển.
Câu 4. Cơ chế thị trường có ưu điểm: Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và
A. tăng trưởng kinh tế.
B. đa dạng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.
C. phân hóa giai cấp.
D. khai hóa văn minh.
Câu 5. Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là
A. giá trị hàng hóa.
B. giá trị sử dụng hàng hóa.
C. giá cả hàng hóa.
D. chất lượng hàng hóa.
Câu 6. Nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước là
A. thuế.
B. vốn đầu tư nước ngoài.
C. lệ phí.
D. phí.
Câu 7. Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động của
A. kinh doanh.
B. tiêu dùng.
C. sản xuất.
D. tiêu thụ.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật, hộ sản xuất kinh doanh có quyền hạn nào sau đây?
A. Không cần phải đăng ký kinh doanh.
B. Tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.
C. Được phép kinh doanh bất kì hàng hóa nào.
D. Được phép kinh doanh cả mặt hàng chưa đăng ký.
Câu 9. Trên thị trường, doanh nghiệp Q nhận thấy giá của nguyên vật liệu đang có xu hướng gia tăng, nhưng hợp đồng đã kí với đối tác không thể thay đổi giá, nên doanh nghiệp đã quyết định cắt giảm một số chi phí về xử lý chất thải để giữ chi phí sản xuất sản phẩm không tăng, đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu. Trong trường hợp trên, doanh nghiệp Q đã làm gì để đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu?
A. Giảm chi phí xử lý chất thải gây nguy hiểm cho môi trường.
B. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của đối tác theo hợp đồng.
C. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
D. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Câu 10. Cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển là
A. tín dụng.
B. ngân hàng.
C. vay nặng lãi.
D. doanh nghiệp.
Câu 11. Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc
A. hoàn trả sau thời gian hứa hẹn.
B. hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi.
C. hoàn trả gốc có kì hạn theo thỏa thuận.
D. bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu 12. H đã tư vấn cho bạn mình đến vay tiền ở một ngân hàng uy tín. Đến thời hạn, bạn của H không thể trả nổi tiền vì kinh tế gặp khó khăn nên đã bỏ trốn để không phải trả số tiền đó.
Trong trường hợp trên, bạn của H đã vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm nào của người vay trong quan hệ tín dụng?
A. Phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện.
B. Nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn.
C. Cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm.
D. Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.
Câu 13. Khi vay tín chấp, người vay cần thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân.
B. Trả ít nhất 50% vốn vay và lãi theo đúng hạn.
C. Có thể mượn thông tin của người khác để vay.
D. Có thể có hoặc không cần thiết giấy tờ vay.
Câu 14. Khi vay tín chấp, người vay cần có trách nhiệm nào sau đây?
A. Phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.
B. Miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng tùy ý.
C. Thu mọi loại phí liên quan.
D. Trả vốn vay và lãi không gia hạn thời gian.
Câu 15. Bản kế hoạch thu chi giúp quản lý tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu tiết kiệm, đầu tư, để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là
A. kế hoạch tài chính cá nhân.
B. kế hoạch công việc cần làm.
C. kế hoạch công việc hằng ngày.
D. quản lý công việc.
Câu 16. Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp lứa tuổi học sinh?
A. Ba loại.
B. Bốn loại.
C. Hai loại.
D. Năm loại.
Câu 17. Mục tiêu tiết kiệm trong thời gian ngắn thì thường là số tiền
A. rất nhỏ.
B. rất lớn.
C. không xác định.
D. vượt chỉ tiêu.
Câu 18. R chia sẻ rằng muốn dành dụm tiền mua chiếc máy tính cầm tay casio mới để tính toán tiện lợi hơn. R đã tiết kiệm được 300.000 chỉ còn thiếu khoản nhỏ nữa. Trong trường hợp này, R nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào là phù hợp nhất?
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Có hạn.
Câu 19. Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người thể hiện đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 20. Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật thể hiện đặc điểm nào sau đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 21. Đối tượng thực thiện của văn bản quy phạm pháp luật là
A. tất cả các chủ thể trên phạm vi cả nước.
B. toàn bộ công chức, viên chức.
C. các cá nhân liên quan đến văn bản.
D. các cơ quan có chức năng hành pháp.
Câu 22. Quyết định quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh thuộc loại văn bản pháp luật nào?
A. Văn bản quy phạm pháp luật.
B. Văn bản về căn cước công dân.
C. Văn bản áp dụng pháp luật.
D. Văn bản hành chính nhà nước.
Câu 23. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 24. Chị S đã tố cáo lên cơ quan chức năng hành vi rải truyền đơn chống phá Đảng và nhà nước của một số nhóm đối tượng xuất hiện trên địa bàn nơi chị cư trú. Trong trường hợp trên, chị S đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Thế nào là thực hiện pháp luật? Lấy một tình huống cụ thể về thực hiện pháp luật?
Câu 2. Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng cao. Anh P quyết định xây thêm nhà xưởng, tuyển thêm thợ lành nghề, thiết lập quy trình sản xuất chặt chẽ, liên kết với nhiều đơn vị cung ứng nguyên vật liệu. Anh đã làm hài lòng khách hàng bằng các sản phẩm đa dạng, phong phú về kiểu dáng và chất liệu. Cửa hàng của anh vừa bán trực tiếp vừa bán trực tuyến và doanh thu luôn tăng trưởng. Anh còn sẵn sàng nhận các học viên để truyền nghề, giúp cho nghề truyền thống của cha ông không bị mai một.
– Hãy nêu những yếu tố tạo nên sự thành công trong mô hình kinh doanh hộ gia đình của anh P.
– Cho biết bài học mà em rút ra được qua trường hợp trên.
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | A | D | A | C | A | A | B |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | A | A | B | A | A | A | A | A |
Câu | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Đáp án | A | A | A | A | A | A | A | A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
– Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc phải làm).
– Ví dụ: Các doanh nghiệp kinh doanh chủ động nộp thuế theo quy định hàng tháng.
Câu 2.
– Yếu tố tạo nên sự thành công trong mô hình kinh doanh hộ gia đình của anh P:
+ Nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
+ Chiến lược kinh doanh phù hợp.
+ Kênh bán hàng đa dạng.
+ Chất lượng sản phẩm tốt.
– Bài học: Muốn kinh doanh tốt phải nắm bắt thị trường, thời cuộc, nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
1.3 Ma trận đề thi GDKT&PL 10
TT | Nội dung | Mức độ | |||
NB | TH | VD | VDC | ||
1 | Bài 1. Nền KT và các chủ thể của nền K | 1 | |||
2 | Bài 2. Thị trường và cơ chế thị trường. | ||||
3 | Bài 3. Ngân sách nhà nước và thuế | 1 | 1 | ||
4 | Bài 4. Cơ chế thị trường | 1 | |||
5 | Bài 5. Ngân sách nhà nước | 1 | |||
6 | Bài 6. Thuế | 1 | |||
7 | Bài 7. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | 1 | 1 | 1 | |
8 | Bài 8. Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống. | 1 | 1 | 1 | |
9 | Bài 9. Dịch vụ tín dụng | 1 | 1 | ||
10 | Bài 10. Lập kế hoạch tài chính cá nhân | 1 | 1 | 1 | 1 |
11 | Bài 11. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Pháp luật | 1 | 1 | 1 | |
12 | Bài 12. Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam | 1 | |||
13 | Bài 13. Thực hiện pháp luật | 1 | 1 |
………………
2. Đề thi cuối kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
2.1 Đề thi học kì 1 GDKT&PL 10
PHÒNG GD&ĐT………….. TRƯỜNG THPT………. |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024 Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong các hoạt động kinh tế cơ bản không bao gồm hoạt động nào sau đây?
A. Sản xuất.
B. Phân phối – trao đổi.
C. Tiêu dùng.
D. Nghiên cứu.
Câu 2. Chủ thể nào dưới đây đang không thực hiện hoạt động tiêu dùng?
A. Chị P mua xe máy.
B. Anh V mời bạn bè ăn nhà hàng.
C. Chị E mang rau ra chợ bán.
D. Bà K mua thuốc cảm cúm.
Câu 3. Chủ thể nào cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội; lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế?
A. Chủ thể tiêu dùng.
B. Chủ thể sản xuất.
C. Nhà nước.
D. Chủ thể kinh doanh.
Câu 4. Chủ chăn nuôi cá là ông H khi thấy sức tiêu thụ của các nước ngọt giảm mạnh đã chuyển sang nuôi các loại thủy hải sản khác để tăng thu nhập.Trong trường hợp trên, chức năng nào của thị trường đã được vận dụng?
A. Chức năng thông tin.
B. Chức năng định hướng.
C. Chức năng điều khiển.
D. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
Câu 5. Phương án nào dưới đây không thuộc quy luật kinh tế?
A. Quy luật tiền tệ.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật cung – cầu.
D. Quy luật giá trị.
Câu 6. Nhà nước cần làm gì để khắc phục, hạn chế nhược điểm của cơ chế thị trường?
A. Tăng cường đầu tư vốn.
B. Tăng cường quản lí vĩ mô nền kinh tế.
C. Củng cố vai trò của các doanh nghiệp.
D. Hạn chế quản lí vĩ mô nền kinh tế.
Câu 7. Đối với một quốc gia, ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung với quy mô như thế nào?
A. Nhỏ nhất.
B. Lớn nhất.
C. Vừa và nhỏ.
D. Lúc lớn lúc nhỏ.
Câu 8. Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động của
A. kinh doanh.
B. tiêu dùng.
C. sản xuất.
D. tiêu thụ.
Câu 9. Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh được sử dụng tối đa bao nhiêu lao động?
A. Dưới 10 lao động.
B. Dưới 15 lao động.
C. Dưới 20 lao động.
D. Dưới 25 lao động.
Câu 10. Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc
A. hoàn trả sau thời gian hứa hẹn.
B. hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi.
C. hoàn trả gốc có kì hạn theo thỏa thuận.
D. bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu 11. Đến thời hạn, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?
A. Dựa trên sự tin tưởng.
B. Có tính tạm thời.
C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
D. Có tính thời hạn.
Câu 12. Gia đình M có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện cho M tiếp tục học lên đại học mặc dù M rất mong muốn được đi học. Trong trường hợp này, nếu là người quen của gia đình M em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Khuyên bố mẹ M nên vay tiền tín dụng hỗ trợ từ nhà nước.
B. Khuyên bố mẹ M nên vay nặng lãi để cho M đi học.
C. Làm ngơ vì biết bản thân không giúp được gì.
D. Khuyên M nên đi làm kiếm tiền chứ không nên đi học nữa.
Câu 13. Khi vay tín chấp, người vay cần thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Cung cấp trung thực, chính xác cácthông tin cá nhân.
B. Trả ít nhất 50% vốn vay và lãi theo đúng hạn.
C. Có thể mượn thông tin của người khác để vay.
D. Có thể có hoặc không cần thiết giấy tờ vay.
Câu 14. Hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay gọi là cho vay
A. thế chấp.
B. tín chấp.
C. lưu vụ.
D. hợp vốn.
Câu 15. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng) gọi là kế hoạch tài chính cá nhân
A. ngắn hạn.
B. trung hạn.
C. dài hạn.
D. có hạn.
Câu 16. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng gọi là kế hoạch tài chính cá nhân
A. ngắn hạn.
B. trung hạn.
C. dài hạn.
D. có hạn.
Câu 17. Mục tiêu tiết kiệm trong thời gian ngắn thì thường là số tiền
A. rất nhỏ.
B. rất lớn.
C. không xác định.
D. vượt chỉ tiêu.
Câu 18. R chia sẻ rằng muốn dành dụm tiền mua chiếc máy tính cầm tay casio mới để tính toán tiện lợi hơn. R đã tiết kiệm được 300.000 chỉ còn thiếu khoản nhỏ nữa. Trong trường hợp này, R nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào là phù hợp nhất?
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Có hạn.
Câu 19. Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật thể hiện đặc điểm nào sau đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 20. Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội thể hiện vai trò nào của pháp luật đối với đời sống?
A. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích.
B. Pháp luật là phương tiện đề Nhà nước kiểm tra, hoạt động của cá nhân.
C. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước điều chỉnh, định hướng xã hội.
D. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý đề Nhà nước phát huy quyền lực sức mạnh.
Câu 21. Tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội gọi là
A. ngành luật.
B. văn bản luật.
C. thể chế luật.
D. thực hiện luật.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật ?
A. Gồm văn bản dưới luật và văn bản áp dụng pháp luật.
B. Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật.
C. Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
D. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
Câu 23.Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 24.Bạn H và G đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm và bị công an giao thông phạt tiền 400.000 đồng. Trong trường hợp trên, bạn H và G đã không thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Thế nào là sử dụng pháp luật? Lấy một tình huống cụ thể về sử dụng pháp luật?
Câu 2. Em đồng ý hay không đồng ý kiến sau đây? Vì sao?
“Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.”
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | C | A | D | A | B | B | A |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | A | B | C | A | A | A | A | B |
Câu | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Đáp án | A | A | A | A | A | A | A | A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
– Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thế (tổ chức, cá nhân) thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật cho phép làm).
– Ví dụ: Công dân đủ điều kiện đi đến cơ quan chính quyền để làm thủ tục đăng kí kết hôn
Câu 2.
– Đồng tình, vì nguyên tắc và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở rất quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Nguyên tắc có sát sao và chặt chẽ thì bộ máy nhà nước mới hoạt động tốt và phát triển.
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 GDKT&PL 10
STT |
Nội dung |
Mức độ |
|||
NB |
TH |
VD |
VDC |
||
1 |
Bài 1. Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế |
1 |
|||
2 |
Bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế |
1 |
1 |
||
3 |
Bài 3. Thị trường và chức năng của thị trường |
1 |
|||
4 |
Bài 4. Cơ chế thị trường |
1 |
1 |
||
5 |
Bài 5. Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường |
||||
6 |
Bài 6. Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách |
1 |
1 |
||
7 |
Bài 7. Thuế và thực hiện pháp luật về thuế |
1 |
1 |
1 |
|
8 |
Bài 8. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh |
1 |
1 |
||
9 |
Bài 9. Tín dụng và vai trò của tín dụng |
1 |
1 |
1 |
|
10 |
Bài 10. Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng |
1 |
|||
11 |
Bài 11. Lập kế hoạch tài chính cá nhân |
1 |
1 |
1 |
|
12 |
Bài 12. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của HTCT Việt Nam |
1 |
|||
13 |
Bài 13. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCNVN |
1 |
………………..
3. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
3.1 Đề thi học kì 1 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, nguyên vật liệu,…) cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng được gọi là
A. phân phối.
B. điều tiết.
C. phân chia.
D. tiêu thụ.
Câu 2. Phương án nào sau đây thuộc thị trường tư liệu tiêu dùng?
A. Thị trường xe máy.
B. Thị trường du lịch.
C. Thị trường nông sản.
D. Thị trường sắt thép.
Câu 3. Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường?
A. Cửa hàng thuốc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá khẩu trang bất hợp lý.
B. Thương nhân giảm giá thịt lợn hơi do ảnh hưởng của dịch Covid 19.
C. Chủ cửa hàng bán rau tăng giá do mưa lũ làm thiệt hại nhiều hoa màu.
D. Cửa hàng xăng tăng giá do giá nhập khẩu xăng tăng cao.
Câu 4. Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,… chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Cơ chế thị trường.
B. Quan hệ kinh tế.
C. Thị trường.
D. Kinh tế vĩ mô.
Câu 5. Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán được gọi là
A. giá cả.
B. giá trị.
C. giá cả thị trường.
D. giá cả dự tính.
Câu 6. Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng biện pháp đánh thuế suất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?
A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế bảo vệ môi trường.
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
D. Thuế nhập khẩu.
Câu 7. Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động của
A. kinh doanh.
B. tiêu dùng.
C. sản xuất.
D. tiêu thụ.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật, công dân đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên được phép đăng ký kinh doanh?
A. 18 tuổi.
B. 19 tuổi.
C. 20 tuổi.
D. 21 tuổi.
Câu 9. Anh L từ vùng quê nghèo đã lên thành phố làm thuê với mong muốn thay đổi cuộc sống. Do trình độ thấp nên anh L phải làm những nghề lao động chân tay vất vả mà ở quê cũng có, bên cạnh đó anh phải sống xa nhà, tốn thêm chi phí thuê nhà trọ, ăn uống, xe cộ,… vì thế mà thu nhập cũng không được bao nhiêu. Nếu là người thân của anh L, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để khuyên anh L cho phù hợp?
A. Về quê lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp.
B. Về quê làm nông như cũ vì không có điều kiện.
C. Ở lại thành phố cố gắng tìm một công việc khác.
D. Vay tiền họ hàng để lập nghiệp ở thành phố.
Câu 10. Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?
A. Dựa trên sự tin tưởng.
B. Có tính tạm thời.
C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
D. Có tính thời hạn.
Câu 11. Việc cho vay chỉ là nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong một thời hạn nhất định là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?
A. Dựa trên sự tin tưởng.
B. Có tính tạm thời.
C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
D. Có tính thời hạn.
Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về tín dụng?
A. Khi vay tín dụng không nhất thiết phải trả lãi.
B. Người vay phải trả một khoản lãi theo quy định.
C. Người vay tín dụng có thể vay không giới hạn số tiền.
D. Nợ tín dụng là một khoản nợ xấu.
Câu 13. Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào
A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.
B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.
C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.
D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.
Câu 14. Khi vay tín chấp, người vay cần có trách nhiệm nào sau đây?
A. Phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.
B. Miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng tùy ý.
C. Thu mọi loại phí liên quan.
D. Trả vốn vay và lãi không gia hạn thời gian.
Câu 15. Những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,… của mỗi người được gọi là
A. tài chính cá nhân.
B. tài chính Nhà nước.
C. đầu tư tài chính.
D. đầu tư tích trữ.
Câu 16. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng) gọi là kế hoạch tài chính cá nhân
A. ngắn hạn.
B. trung hạn.
C. dài hạn.
D. có hạn.
Câu 17. Bước đi quan trọng để có căn cứ xác định các định mức cho các khoản chi khi phân bổ tài chính, đồng thời kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đã đề ra là
A. theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân.
B. thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.
C. xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện.
D. tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.
Câu 18. H đặt ra kế hoạch cần phải có một khoản tiền 300.000 đồng nhằm thực hiện chuyến đi chơi cuối tuần cùng các bạn trong lớp nên H dự định sẽ nghỉ học hai buổi để phụ giúp việc bán hàng cho bác M đầu ngõ lấy tiền công. Bạn H đã thực hiện sai ở bước nào trong lập kế hoạch tài chính cá nhân?
A. Theo và kiểm soát thu chi cá nhân.
B. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện.
C. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.
D. Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.
Câu 19. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực
A. nhà nước.
B. chính trị.
C. xã hội.
D. kinh tế.
Câu 20. Quy định xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn là phản ánh đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B.Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 21. Hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện qua
A. văn bản quy phạm pháp luật.
B. văn bản hành chính nhà nước.
C. chứng chỉ, văn bằng giáo dục.
D. hợp đồng kinh doanh, mua bán.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật ?
A. Gồm văn bản dưới luật và văn bản áp dụng pháp luật.
B. Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật.
C. Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
D. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
Câu 23. Các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. chấp hành pháp luật.
Câu 24. Chủ tịch xã X tiến hành xử lí hành vi lấn chiếm đất trên hành lang bảo vệ đê điều để xây nhà ở của gia đình ông K. Trong trường hợp này, chủ tịch xã X đã dùng hình thức thực hiện pháp luật nào để xử lí công việc?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu vai trò của tín dụng đối với đời sống?
Câu 2. Em đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Kế hoạch tài chính cá nhân là kế hoạch được đặt ra nhằm quản lí tiền bạc của mỗi người. Nhờ đó, cá nhân sẽ biết tiết kiệm và tiêu dùng thông minh, hiệu quả hơn.
b. Lựa chọn loại kế hoạch tài chính cá nhân phụ thuộc vào mục tiêu tài chính. Bạn sẽ biết được mình cần bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu và lựa chọn loại kế hoạch phù hợp.
3.2 Đáp án đề thi học kì 1 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | A | A | A | C | C | A | A |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | A | A | B | B | C | A | A | A |
Câu | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Đáp án | A | B | A | A | A | A | A | A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
Tín dụng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội:
– Góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư thông qua việc luân chuyển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ đến những người đang cần vốn, đồng thời đòi hỏi người đi vay phải nỗ lực sử dụng vốn hiệu quả.
– Là công cụ điều tiết kinh tế – xã hội của Nhà nước. Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 2.
Đồng tình, vì kế hoạch tài chính cá nhân là kế hoạch được đặt ra nhằm quản lí tiền bạc của mỗi người, giúp chúng ta biết quản lí chi tiêu một cách phù hợp. Nhờ đó, cá nhân sẽ biết tiết kiệm và tiêu dùng thông minh, hiệu quả hơn.
Đồng tình, vì mỗi người sẽ có một mục tiêu khác nhau nên việc lựa chọn loại kế hoạch tài chính cá nhân phụ thuộc vào mục tiêu tài chính. Bạn sẽ biết được mình cần bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu và lựa chọn loại kế hoạch phù hợp.
3.3 Ma trận đề thi học kì 1 GDKT&PL 10
STT |
Nội dung |
Mức độ |
|||
NB |
TH |
VD |
VDC |
||
1 |
Bài 1. Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội |
1 |
|||
2 |
Bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế. |
||||
3 |
Bài 3. Thị trường |
1 |
1 |
||
4 |
Bài 4. Cơ chế thị trường |
1 |
|||
5 |
Bài 5. Ngân sách nhà nước |
1 |
|||
6 |
Bài 6. Thuế |
1 |
|||
7 |
Bài 7. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh |
1 |
1 |
1 |
|
8 |
Bài 8. Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống. |
1 |
1 |
1 |
|
9 |
Bài 9. Dịch vụ tín dụng |
1 |
1 |
||
10 |
Bài 10. Lập kế hoạch tài chính cá nhân |
1 |
1 |
1 |
1 |
11 |
Bài 11. Hệ thống chính trị nước CHXHCNVN |
1 |
1 |
1 |
|
12 |
Bài 12. Bộ máy nhà nước CHXHCNVN |
1 |
|||
13 |
Bài 13. Chính quyền địa phương |
1 |
1 |
………………..
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 12 Đề kiểm tra cuối kì 1 GDKT&PL 10 (Có đáp án, ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.