Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 3 Đề thi cuối kì 1 Khoa học lớp 4 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 3 Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 3 Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều, còn giúp các em học sinh lớp 4 luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để chuẩn bị thật tốt cho bài kiểm tra cuối kì 1 năm 2023 – 2024. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều – Đề 1
1.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4
Trường :……………………………… |
Thứ…….ngày……tháng……năm 2023 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I |
I. Trách nhiệm khách quan:
Câu 1. (0,5đ) Đâu là tính chất của nước:
A. Trong suốt, không màu, mùi thơm.
B. Trong suốt, không màu, không mùi, có hình dạng nhất định.
C. Trong suốt, không màu, không mùi, không hình dạng nhất định.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
Câu 2. (0,5đ) Những vật nào không cho nước thấm qua?
A. Miếng vải, túi nilon, cốc thủy tinh.
B. Áo mưa, túi nilon, cốc thủy tinh.
C. Cốc thủy tinh, bông, tấm bìa.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 3. (2 đ) Nối hình với ô chữ độ mạnh của gió cho phù hợp:
Câu 4.(0,5đ) Trong môi trường không khí ánh sáng truyền theo đường nào:
A. Đường cong.
B. Đường gấp khúc.
C. Đường thẳng.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
Câu 5.(0,5đ) Âm thanh lan truyền qua:
A. Chất rắn và chất khí.
B. Chất rắn,chất lỏng và chất khí.
C. Chất khí và chất lỏng.
D. Chất rắn và chất lỏng.
Câu 6. (0,5đ) Quá trình quang hợp cây hút khí ô-xi và thải ra khí gì?
A. Ô-xi.
B. Ni-tơ
C. Các – bô – níc
D. Ô – xi và Ni – tơ
Câu 7. (0,5đ) Thả đồng xu vào cốc nước ta nhìn thấy rõ đồng xu. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất.
Câu 8. (0,5đ) Khuấy cốc nước đã cho muối. Một lúc sau, ta không nhìn thấy các hạt muối nữa. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất
Câu 9. (0,5đ) Ánh sáng không thể chiếu qua đâu qua:
A. Tấm kính, tấm gỗ, rèm cửa.
B. Bức tường, tấm gỗ, tấm bìa.
C. Nước, không khí, tấm kính.
D. Ý A và C
Câu 10. (0,5đ) Thí nghiệm đặt cây đậu được trồng trong đất có đủ chất khoáng ở một nơi đầy đủ ánh sáng nhưng có mái che và không tưới nước nhằm chứng minh điều gì?
A. Cây cần ánh sáng
B. Cây cần nước
C. Cây cần chất khoáng
D. Cây cần không khí.
Câu 11. (0,5đ) Khi thầy giáo giảng bài học sinh nghe được tiếng giảng bài. Điều này cho thấy rằng âm thanh đã lan truyền qua:
A. Chất lỏng
B. Cả chất lỏng và chất khí
C. Chất rắn
D. Chất khí
II. Tự luận
Câu 12. (1 đ) Vì sao ở tai nồi người ta thường bọc bằng nhựa.
Câu 13. (1đ) Nêu ví dụ con người sử dụng ánh sáng vào trong sản xuất nông nghiệp?
Câu 14. (1 đ) Nhờ có ánh sáng, thực vật đã sử dụng những gì để tạo thành chất dinh dưỡng và thải ra khí ô-xi? Quá trình đó được gọi là gì?
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học 4
I. Khách quan
Câu 1 |
C |
Câu 2 |
B |
Câu 3 |
1-c 2-b 3-a 4-d |
Câu 4 |
C |
Câu 5 |
B |
Câu 6 |
C |
Câu 7 |
C |
Câu 8 |
D |
Câu 9 |
B |
Câu 10 |
B |
Câu 11 |
D |
II. Tự luận
Câu 12:
Vì nhựa dẫn nhiệt kém, khi cầm vào tai nồi sẽ không bị bỏng.
Câu 13:
Thắp đèn cho gà vào ban đêm, thắp đèn cho hoa, thắp đèn cho vườn thanh long,….
Câu 14:
Nhờ có ánh sáng, thực vật đã sử dụng ánh sáng, nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng và thải ra khí ô-xi. Quá trình đó được gọi là quang hợp.
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học 4
Mạch nội dung |
TPNL 1 |
TPNL 2 |
TPNL3 |
Tổng |
|
Chất |
Nước |
Câu 1,2,3 |
Câu 7, 8 |
5 |
|
Không khí |
|||||
Năng lượng |
Ánh sáng |
Câu 4, 5, |
Câu 9,11, 12 |
Câu 13 |
6 |
Âm thanh |
|||||
Nhiệt |
|||||
Thực vật và động vật |
Nhu cầu sống của thực vật và động vật |
Câu 6 |
Câu 10 |
Câu 14 |
3 |
Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực vật và động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi |
|||||
Tổng |
Số câu |
6 |
6 |
2 |
14 |
Số điểm |
3,5 |
4,5 |
2 |
10 |
2. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều – Đề 2
2.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2023 – 2024
MÔN KHOA HỌC 4 CÁNH DIỀU
Câu 1. (0,5đ): Thành phần chính của không khí gồm:
A. Khí ni-tơ, hơi nước và bụi.
B. Khí ô-xi và khí các-bô-níc.
C. Khí ni-tơ và khí ô-xi.
D. Khí ni-tơ, khí ô-xi và các chất khí khác.
Câu 2. (0,5đ): Vì sao phải cung cấp không khí để duy trì sự cháy?
A. Vì trong không khí có chứa khí ni-tơ.
B. Vì trong không khí có chứa khí ô-xi.
C. Vì trong không khí có chứa khí các-bô-níc.
Câu 3. (2 đ- mỗi ý đúng: 0,5đ): Nối mỗi hiện tượng ở cột bên trái với một sự chuyển thể của nước ở cột bên phải sao cho phù hợp.
Hiện tượng |
Sự chuyển thể |
1. Nước đóng thành băng |
a. Nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí |
2. Băng bị tan |
b. Nước ở thể khí chuyển sang thể lỏng |
3. Mùa hè, trời nắng làm hồ nước khô cạn |
c. Nước ở thể lỏng chuyển sang thể rắn |
4. Sự tạo thành các giọt sương |
d. Nước ở thể rắn chuyển sang thể lỏng |
Câu 4. (0,5đ): Khi ánh nắng mặt trời chiếu từ bên phải em, bóng của em sẽ ở phía nào?
A. Phía sau em.
B. Phía bên phải em.
C. Phía bên trái em.
D. Phía trước mặt em
Câu 5. (0,5đ): Ý kiến nào sau đây không đúng?
Đổ nước nóng từ phích nước ra cốc:
A. Có sự truyền nhiệt từ nước ra cốc.
B. Có sự truyền nhiệt từ cốc ra nước.
C. Có sự truyền nhiệt từ nước ra không khí.
D. Có sự truyền nhiệt từ cốc ra không khí.
Câu 6. (0,5đ): Quá trình cây hút khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc được gọi là gì?
A. Thoát hơi nước.
B. Quang hợp.
C. Hô hấp
Câu 7. (0,5đ): Cho đường vào cốc nước ta nhìn thấy các hạt đường. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất.
Câu 8. (0,5đ): Khuấy cốc nước đã cho đường. Một lúc sau, ta không nhìn thấy các hạt đường nữa. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất
Câu 9. (0,5đ): Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau. Bạn đặt một tờ bìa đen có lỗ thủng chắn giữa mắt và một ngọn nến sao cho mắt nhìn thấy ngọn nến. Sau đó bạn lại đặt tiếp 2 tờ bìa đen khác (cũng có lỗ thủng) trong khoảng giữa mắt và ngọn nến (hình vẽ), di chuyển các tấm bìa này và thấy rằng chỉ khi 3 lỗ thủng thẳng hàng thì bạn mới nhìn thấy ngọn nến. Thí nghiệm này cho thấy ánh sáng:
A. truyền qua được 1 hoặc 3 tấm bìa
B. truyền thẳng
C. chỉ truyền qua các tấm bìa trắng
D. có tính chất B và C
Câu 10. (0,5đ): Thi nghiệm đặt cây đậu được trồng trong đất có đủ chất khoáng vào trong
phòng tối rồi tưới nước thường xuyên nhằm chứng minh điều gì?
A. Cây cần nước
B. Cây cần ánh sáng
C. Cây cần chất khoáng
D. Cây cần không khí.
Câu 11. (0,5đ): Thả hòn đá nhỏ xuống suối. Sau đó ta nghe tiếng hòn đá chạm vào đá ở dưới suối. Hiện tượng này cho thấy rằng âm thanh đã lan truyền qua:
A. Chất lỏng
B. Chất khí
C. Chất rắn
D. Cả chất lỏng và chất khí
Câu 12. (1 đ): Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Nêu cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn.
Câu 13. (1đ): Vì sao khi trời rét ta mặc áo bông hoặc áo lông lại thấy ấm?
Câu 14. (1 đ): Khi trời rét đậm người nông dân thường sử dụng tấm ni lông trắng để che cho mạ. Việc làm đó nhằm đáp ứng yếu tố nào cần cho sự sống của cây?
2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học 4
Câu |
Hình thức |
TPNL |
Điểm |
Nội dung đánh giá |
Đáp án |
1 |
TNKQ |
1 |
0,5 |
Biết được thành phần chính của không khí |
C |
2 |
TNKQ |
1 |
0,5 |
Biết được ô- Xi cần cho sự cháy |
B |
3 |
TNKQ |
1 |
2 (mỗi ý đúng 0,5đ) |
Biết được sự chuyển thể của nước |
1-c; 2-d; 3-a; 4-b |
4 |
TNKQ |
1 |
0,5 |
Biết được sự tạo thành bóng của vật |
C |
5 |
TNKQ |
1 |
0,5 |
Biết được sự truyền nhiệt |
B |
6 |
TNKQ |
1 |
0,5 |
Biết được khí ô- xi cần cho quá trình hô hấp của cây |
C |
7 |
TNKQ |
2 |
0,5 |
Biết cách làm thí nghiệm tìm hiểu tính chất của nước |
C |
8 |
TNKQ |
2 |
0,5 |
Biết cách làm thí nghiệm tìm hiểu tính chất của nước |
D |
9 |
TNKQ |
2 |
0,5 |
Biết cách làm thí nghiệm tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng. |
B |
10 |
TNKQ |
2 |
0,5 |
Thí nghiệm tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của thực vật. |
B |
11 |
TNKQ |
2 |
0,5 |
Thí nghiệm tìm hiểu sự an |
D |
truyền của âm thanh |
|||||
12 |
TL |
2 |
1,0 |
Thí nghiệm tìm hiểu vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém |
Đổ 1 lượng nước nóng hoặc lạnh như nhau vào 2 cốc; sau cùng 1 khoảng thời gian đo em nhiệt độ của nước ở cốc nào thay đổi ít hơn cốc còn lại chứng tỏ cốc đó dẫn nhiệt kém hơn. |
13 |
TL |
3 |
1,0 |
Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt kém |
Vì bông hoặc ông dẫn nhiệt kém |
14 |
TL |
3 |
1,0 |
Vận dụng kiến thức về nhu cầu sống của thực vật để giải thích việc làm chăm sóc cây trồng |
Để đảm bảo yếu tố ánh sáng, nhiệt |
2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học 4
Mạch nội dung | Tên bài | TPNL 1 | TPNL 2 | TPNL3 | Tổng |
Chất | Nước | Câu 1,2,3 | Câu 7, 8 | 5 | |
Không khí | |||||
Năng lượng | Ánh sáng | Câu 9, 11, 12 | Câu 13 | 6 | |
Âm thanh | Câu 4, 5, | ||||
Nhiệt | |||||
Thực vật và động vật | Nhu cầu sống của thực vật và động vật | Câu 6 | Câu 10 | Câu 14 | 3 |
Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực vật và động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi | |||||
Tổng | Số câu | 6 | 6 | 2 | 14 |
Số điểm | 3,5 | 4,5 | 2 | 10 |
…
>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 3 Đề thi cuối kì 1 Khoa học lớp 4 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.