Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 17 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử – Địa lý (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 17 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều. Qua đó, giúp các em luyện giải đề, so sánh kết quả thuận tiện hơn.
Mỗi đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 đều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo, để ra đề thi cuối học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn, Toán. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí:
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách mới
- Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
I. Phần trắc nghiệm khách quan: (5,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Phần 1: Môn Lịch sử
Câu 1. Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ II TCN
B. Thiên niên kỉ III TCN
C. Thiên niên kỉ IV TCN
D. Thiên niên kỉ V TCN
Câu 2. So với loài người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hoá hơn hẳn điểm nào?
A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể
C. Thể tích sọ lớn hơn, hình thành trung tâm tiếng nói trong não
D. Cơ thể người tối cổ lớn hơn Vượn người
Câu 3. Phát minh quan trọng nhất của người tối cổ là
A. chế tác công cụ lao động.
B. biết cách tạo ra lửa.
C. chế tác đồ gốm.
D. Chế tác đồ gốm, đồ gốm
Câu 4. Kĩ thuật chế tác đá giai đoạn Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn ở núi Đọ?
A. Biết ghè đẽo những hòn đá cuội ven suối để làm công cụ
B. biết ghè đẽo, sau đó mài cho phần lưỡi sắc, nhọn hơn
C. Biết sử dụng các hòn cuội ven sông, suối làm công cụ
D. Biết ghè đẽo sau đó mài toàn bộ phần thân và phần lưỡi làm công cụ
Câu 5. Loại chữ viết đầu tiên của loài người là
A. chữ tượng hình
B. chữ tượng ý
C. chữ giáp cốt
D. chữ triện
Câu 6. Ai cập cổ đại được hình thành ở lưu vực
A. sông Nin
B. sông Ấn
C. sông Hằng
D. sông Dương Tử
Câu 7. Thể chế nhà nước của người Ai cập, Lưỡng Hà cổ đại là
A. Quân chủ lập hiến
B. Xã hội nguyên thuỷ
C. Quân chủ chuyên chế
D. Xã hội chủ nghĩa
Câu 8. Xã hội cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà bao gồm những giai cấp nào?
A. Quý tộc, địa chủ
B. Quý tộc, nông dân
C. Tăng lữ, nông nô
D. quý tộc, nông nô
Phần II: môn Địa lí
Câu 9: Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí là
A. Khí ô xi.
B. Khí khác.
C. Khí ni tơ
D. Hơi nước .
Câu 10: Lãnh thổ Việt Nam được hình thành từ mảng kiến tạo nào dưới đây:
A. Mảng Bắc Mĩ.
B. Mảng Á- Âu.
C. Mảng Nam Mĩ.
D. Mảng Thái Bình Dương.
Câu 11: Núi lửa và động đất trên Trái Đất là do:
A. lực Cô-ri-ô-lít.
B. Trái Đất quay quanh trục.
C. dịch chuyển các địa mảng.
D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
Câu 12: Dạng địa hình được hình thành do tác động của nội sinh là:
A. Núi và núi lửa.
B. Cồn cát ven biển.
C. Hang động.
D. Đồng bằng ven biển.
Câu 13: Ở các trạm khí tượng người ta thường đặt nhiệt kế trong các lều khí tượng để cách mặt đất bao nhiêu mét?
A. 1,0 m
B. 1,5 m
C. 2,0 m
D. 2,5 m
Câu 14. Loại khí nào sau đây chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên?
A. ni-tơ.
B. ô-xi.
C. ô-zôn.
D. các-bon-nic.
Câu 15: Gió là sự chuyển động của không khí từ:
A. nơi có khí áp thấp về áp cao.
B. nơi khí áp cao về nơi áp thấp.
C. vùng vĩ độ thấp về vĩ độ cao.
D. vùng vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
Câu 16: Để đo độ ẩm trong không khí người ta sử dụng:
A. nhiệt kế.
B. khí áp kế
C. vũ kế.
D. ẩm kế
Câu 17: Đơn vị dùng trong đo lượng mưa là:
A. độ C (0C) .
B. mi-li-ba (mb).
C. milimet (mm).
D. phần trăm (%).
Câu 18: Tính nhiệt độ trung bình ngày tại điểm A, biết rằng ngày hôm đó người ta đo ở 4 thời điểm trong ngày lúc 1h là 160C, 7h là 180C, 13h là 220C, 19h là 200C.
A. 18 0C.
B. 19 0C.
C. 20 0C.
D. 21 0C.
Câu 19: Căn cứ vào hình ảnh sau hãy sắp xếp độ cao đỉnh núi A1, A2, A3 theo thứ tự giảm dần.
A. A1>A2>A3.
B. A3>A2>A1.
C. A2>A1>A3
D. A2>A3>A1.
Câu 20: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?
A. Nhiệt đới. (nóng)
B. Ôn đới.(ôn hòa)
C. Hàn đới. (lạnh)
Phần II: Tự luận: (5,0 điểm)
Phần 1: Lịch sử: (2,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào? Hãy nêu những đặc điểm chính của mỗi giai đoạn đó.
Câu 2. (1,0 điểm) Thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ.
Thành tựu | Ai Cập | Lưỡng Hà |
Chữ viết | ||
Thiên văn | ||
Toán học | ||
Y học | ||
Kiến trúc điêu khắc |
Phần 2: Địa lí: (3,0 điểm)
Câu 3: (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm tầng đối lưu trong không khí?
Câu 4: ( 1,0 điểm)Nhiệt độ không khí là gì? Nêu cách đo nhiệt độ trong không khí?
Câu 5: (0,5 điểm) Tính nhiệt độ trung bình năm tại trạm khí tượng A
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
I. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm
Mỗi câu trả lời đúng là 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đ/A |
C |
C |
A |
B |
A |
A |
C |
B |
C |
B |
C |
A |
B |
D |
B |
D |
C |
B |
D |
A |
II. TỰ LUẬN: 5,0 điểm
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
|||||||||||||||||
1 |
Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trải qua hai giai đoạn bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc. – Trong giai đoạn bầy người nguyên thuỷ (là giai đoạn Người tối cổ, kéo dài hàng triệu năm), công cụ lao động thô sơ, trình độ thấp kém, nên người ta phải sống dựa vào nhau, dùng sức mạnh tập thể để tìm kiếm thức ăn và tự bảo vệ mình, tạo thành những “bẩy người” Họ sống lang thang, nay đây, mai đó, hái lượm hoa quả, đào củ cây, săn bắt thú để ăn. – Khi Người tinh khôn xuất hiện thì bẩy người cũng tan rã, hình thành tổ chức xã hội chặt chẽ hơn là thị tộc và bộ lạc. Họ có quan hệ huyết thống. Mọi thành viên trong thị tộc đều là anh em, họ hàng của nhau, có thể do cùng một bà mẹ đẻ ra. Họ có quan hệ cộng đồng, cùng làm chung, hưởng chung (vì vậy nên gọi là công xã thị tộc). Mọi người đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. |
0.5 0.5 |
|||||||||||||||||
2 |
|
1,0 |
|||||||||||||||||
3 |
Tầng đối lưu: độ cao 8-16km – Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao: lên cao 100m , nhiệt độ giảm 0,6 độ C – Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng – Là nơi sinh ra các hiện tượng mây mưa, sấm, sét… |
0,5 0.5 0.5 |
|||||||||||||||||
4 |
– Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí – Cách đo: Dùng nhiệt kế đặt trong lều khí tượng, để cách mặt đất 1,5m. Người ta thường đo vào 4 thời điểm trong ngày tại Việt Nam lúc 1, 7,13,19 giờ. |
1 đ |
|||||||||||||||||
5 |
Nhiệt độ trung bình năm tại điểm A là 21,90C |
0,5 đ |
Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng | ||||
TNKQ | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ |
Thời gian phát hiện ra kim loại |
Dấu tích của người tối cổ |
Các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ |
Phát minh quan trọng nhất của người tối cổ |
So sánh kĩ thuật chế tác đá |
||||
Số câu: 5 SĐ: 2,0 TL: 20% |
1 0,25 |
1 0,25 |
1 1,0 |
1 0,25 |
1 0,25 |
5 2 20% |
|||
AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI |
+ Chữ viết đầu tiên của loài người + Thể chế nhà nước |
+ Ai cập cổ đại + Các giai cấp trong XH |
Các thành tựu văn hoá của Ai Cập, Lưỡng Hà. |
||||||
Số câu: 5 SĐ: 2,0 TL: 20% |
2 0,5 |
2 0,5 |
1 1,0 |
5 2,0 20% |
|||||
CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT |
Biết được VN được hình thành từ mảng Á-Âu (10) |
Trình bày được đặc điểm tầng đối lưu trong không khí |
Biết được sự dịch chuyển các mảng kiến tạo sinh ra núi lửa và động đất (11) Tác động của nội sinh tạo ra núi và núi lửa (12) |
Đọc độ cao và sắp xếp độ cao địa hình theo hình vẽ(19) |
|||||
Số câu: 5 SĐ: 2,5 TL: 25% |
1 0,25 |
1 1,5 |
2 0,5 |
1 0,25 |
5 2,5 25% |
||||
KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU |
-Biết được các thành phần của KK và tỉ lệ (9) – Biết cách dùng nhiệt kế. (13) Biết được khái niệm gió (15) – Biết được dụng cụ đo độ ẩm kk là ẩm kế (16). Đơn vị đo mưa là mm. (17) |
Nhận biết được khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là C02 (14) Hiểu được VN nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới (20) |
Biết được nhiệt độ kk và cách đo nhiệt độ kk |
Tính nhiệt độ trung bình ngày tại một địa điểm (18) |
Tính nhiệt độ trung bình năm tại một địa điểm |
||||
Số câu: 10 SĐ: 3,5 TL: 35% |
5 1,25 |
2 0,5 |
1 1,0 |
1 0,25 |
1 0,5 |
10 3,5 35% |
|||
TSC: 25 TSĐ: 10đ TL:100% |
9 2,25 |
1 1,5 |
7 1,75 |
2 2,0 |
3 0.75 |
1 1,0 |
1 0.25 |
1 0,5 |
25 10 100% |
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
UBND HUYỆN…… |
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau
Câu 1. Một thiên niên kỉ là bao nhiêu năm?
A. 10 năm.
B. 100 năm.
C. 1000 năm.
D. 10 000 năm.
Câu 2. Những dấu tích nào sau đây của người tối cổ được tìm thấy tại Đông Nam Á?
A. Công cụ và vũ khí bằng đồng.
B. Di cốt hóa thạch và công cụ bằng đá.
C. Di cốt hóa thạch và vũ khí bằng sắt.
D. Đồ gốm và vũ khí bằng đồng thau.
Câu 3. Kim loại đầu tiên được con người phát hiện và sử dụng là gì?
A. Sắt.
B. Nhôm.
C. Đồng đỏ.
D. Đồng thau.
Câu 4. Phát minh nào sau đây là của người Trung Quốc thời kì cổ đại?
A. Bê tông.
B. Chữ số 0.
C. Chữ La-tinh.
D. Kĩ thuật làm giấy.
Câu 5. Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là
A. En-xi.
B. Thiên tử.
C. Pha-ra-ông.
D. Thiên hoàng.
Câu 6. Thành bang nào sau đây có hình thức nhà nước dân chủ tiêu biểu ở Hy Lạp cổ đại?
A. Bi-dan-tin.
B. Mi-lê.
C. Xpác.
D. A-ten.
Câu 7. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là
A. đền Pác-tê-nông.
B. vườn treo Ba-bi-lon.
C. đấu trường Cô-lô-sê.
D. Vạn Lí trường thành.
Câu 8. Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại ở La Mã dưới thời Ốc-ta-vi-út là gì?
A. Dân chủ cộng hòa.
B. Nhà nước đế chế.
C. Cộng hòa Tổng thống.
D. Quân chủ lập hiến.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm): Việc tìm ra kim loại và phát minh công cụ lao động bằng kim loại đã tác động như thế nào đến sự chuyển biến kinh tế, xã hội ở thời Nguyên thủy?
Câu 2. (1,5 điểm):
a. Nhận xét tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
b. Em hãy nêu tên của công trình kiến trúc trong hình vẽ bên? Với di sản văn hóa tiêu biểu trên, em sẽ làm gì để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa thế giới?
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm):
Lựa chọn đáp án đúng
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm (0,25 điểm x 8 câu = 2,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
B |
C |
D |
A |
D |
A |
B |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
Câu 1 (1,5 đ) |
* Những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy: – Kinh tế: kim loại xuất hiện, được con người sử dụng làm công cụ lao động, thuận lợi cho việc khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, xuất hiện nghề luyện kim, chế tạo vũ khí,….của cải có sự dư thừa… – Xã hội: Có sự phân hóa giàu nghèo và có sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội giai cấp: thống trị và bị trị. |
0,75 0,75 |
Câu 2 (1,5 đ) |
a, Tác động của điều kiện tự nhiên: – Thứ nhất, tác động tới sự hình thành nhà nước: + Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. + Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư – Thứ hai, tác động tới đời sống kinh tế: + Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh. + Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển. – Thứ ba, tác động tới sự phát triển của văn hóa: vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa. b, – Đấu trường La Mã. – HS nêu những việc làm cụ thể để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa thế giới. |
0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng% điểm | |||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu(TL) | Vận dụng(TL) | Vận dụng cao(TL) | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 |
Chủ đề: Tại sao cần học lịch sử? |
Thời gian trong lịch sử |
1 |
2,5% |
|||||||
2 |
Chủ đề: Thời nguyên thủy Chủ đề: Thời nguyên thủy |
Nguồn gốc loài người |
1 |
2,5% |
|||||||
Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và sự chuyển biến, phân hóa của xã hội nguyên thuỷ |
1 |
1 |
17,5% |
||||||||
3 |
Chủ đề: Các quốc gia cổ đại |
Trung Quốc |
1 |
2,5% |
|||||||
Lưỡng Hà |
1 |
2,5% |
|||||||||
Hi Lạp – La Mã |
3 |
1/2 |
1/2 |
22,5% |
|||||||
Tổng |
8 |
1 |
1/2 |
1/2 |
5,0 |
||||||
Tỉ lệ % |
20% |
15% |
10% |
5% |
50 |
||||||
Tỉ lệ chung |
35% |
15% |
50 |
Bản mô tả đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử- Địa lí 6
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Chủ đề: Tại sao cần học lịch sử? |
Thời gian trong lịch sử |
– Nêu được một số khái niệm thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,… |
1 |
|||
2 |
Chủ đề: Thời nguyên thủy |
Nguồn gốc loài người |
– Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam. |
1 |
|||
Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và sự chuyển biến, phân hóa của xã hội nguyên thuỷ |
– Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. – Phân tích những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy? |
1 |
1 |
||||
3 |
Chủ đề: Các quốc gia cổ đại |
Trung Quốc |
– Nêu được những thành tựu cơ bản của nền văn minh Trung Quốc |
1 |
|||
Lưỡng Hà |
– Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà. |
1 |
|||||
Hi Lạp – La Mã |
– Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã – Nhận xét tác động về điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã. – Liên hệ được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã có ảnh hưởng đến hiện nay |
3 |
1/2 |
1/2 |
|||
3 |
Chủ đề |
||||||
Tổng |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu (a) TL |
1 câu (b) TL |
|||
Tỉ lệ % |
20 |
15 |
10 |
5 |
|||
Tỉ lệ chung |
35 |
15 |
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
UBND QUẬN ……. TRƯỜNG THCS…….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 |
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đứng đầu nhà nước cổ đại Ai Cập là
A. tể tướng.
B. pha-ra-ông.
C. tướng lĩnh.
D. tu sĩ.
Câu 2: Những thành thị đầu tiên của người Ấn được xây dựng ở
A. lưu vực sông Ấn.
B. lưu vực sông Hằng.
C. miền Đông Bắc Ấn.
D. miền Nam Ấn.
Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại?
A. Sử thi Ra-ma-ya-na.
B. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.
C. Truyện cổ tích các loài vật.
D. Nghìn lẻ một đêm.
Câu 4: Việc sử dụng công cụ kim loại đã đưa tới nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người, ngoại trừ việc
A. khai phá được nhiều vùng đất mới.
B. xuất hiện nhiều ngành, nghề mới.
C. năng suất lao động tăng lên.
D. xuất hiện các gia đình phụ hệ.
Câu 5: Con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập là
A. sông Ti-grơ.
B. sông Hằng.
C. Trường Giang.
D. sông Nin.
Câu 6: Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?
A. Xây dựng vườn treo Ba-bi-lon.
B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
C. Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược.
D. Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
Câu 7: Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở
A. đồng bằng Hoa Bắc.
B. đồng bằng Hoa Nam.
C. lưu vực Trường Giang.
D. lưu vực Hoàng Hà.
Câu 8: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
A. Nhà Hạ.
B. Nhà Thương.
C. Nhà Chu.
D. Nhà Tần.
Câu 9. Tỉ lệ bản đồ cho ta biết
A. Phương hướng của bản đồ
B. Bản đồ có nội dung như thế nào
C. Có thể sử dụng bản đồ đó vào công việc gì
D. Khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài bao nhiêu trên thực địa
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do
A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.
B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.
D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 11. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc bao nhiêu độ?
A. 23027’.
B. 56027’.
C. 66033’.
D. 32027’.
Câu 12. Trái Đất có dạng hình gì?
A. Hình cầu.
B. Hình vuông.
C. Hình tròn.
D. Hình bầu dục.
Câu 13. Trái Đất có bán kính ở xích đạo là
A. 6387 km.
B. 6356 km.
C. 6378 km.
D. 6365 km.
Câu 14. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu múi giờ khác nhau ?
A. 21 múi giờ.
B. 24 múi giờ.
C. 25 múi giờ.
D. 22 múi giờ.
Câu 15. So với mặt phẳng quỹ đạo, hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trái Đất
A. thay đổi.
B. không đổi.
C. thẳng đứng.
D. nằm ngang.
Câu 16. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây ?
A. 24 giờ.
B. 25 giờ.
C. 365 ngày.
D. 365 ngày 6 giờ.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (1,5 điểm): Em hãy chỉ ra điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại?
Câu 2 (1,5 điểm):
Quan sát logo của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại? Hãy nêu hiểu biết của em về công trình kiến trúc đó?
Câu 3 (2,0 điểm): Dựa vào hình 7.1, hãy điền các nội dung để hoàn thành đặc điểm chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất:
+ Hình dạng quỹ đạo :…………………………………………………………………
+ Hướng chuyển động:…………………………………………………………….
+ Thời gian quay hết một vòng :…………………………………………………….
+ Góc nghiêng và hướng của trục: …………………………………………………..
Câu 4 (1,0 điểm): Một trận bóng đá diễn ra ở Việt Nam lúc 14 giờ ngày 2/12/2021 (múi giờ thứ 7) thì lúc này ở Nhật Bản (múi giờ thứ 9) là mấy giờ?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm).Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
B |
A |
B |
D |
D |
B |
D |
D |
D |
B |
C |
A |
C |
B |
B |
A |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
CÂU | ĐÁP ÁN | ĐIỂM |
1 |
Điểm giống nhau về tự nhiên: – Cả hai đều có đường bờ biển dài, có nhiều đảo, nhiều vũng vịnh tạo điều kiện phát triển thương nghiệp, giao thương hàng hóa khắp nơi. – Ngoài ra cả hai còn có nhiều khoáng sản, trong lòng đất chứa nhiều đồng chì thúc đẩy phát triển các ngành thủ công nghiệp |
0,75đ 0,75đ |
2 |
UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon làm biểu tượng của Tổ chức. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Acropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới. |
1,5đ |
3 |
+ Hình dạng quỹ đạo: Hình elip gần tròn. + Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông (theo hướng ngược chiều kim đồng hồ) + Thời gian quay hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ. + Góc nghiêng và hướng của trục: góc nghiêng 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng. |
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
4 |
– Một trận bóng đá diễn ra ở Việt Nam lúc 14 giờ ngày 02/ 12/2021 (múi giờ thứ 7) thì lúc này ở Nhật Bản (múi giờ thứ 9) là 14+2= 16 giờ ngày 02/12/2021 |
1,0 đ |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6
Tên Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Cộng |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||||
PHẦN LỊCH SỬ |
|||||||||||||
1. Sự chuyển biến từ XH nguyên thủy sang XH có giai cấp |
Hiểu việc sử dụng công cụ lao động kim loại |
||||||||||||
1 0,25đ 2,5% |
1 0,25đ 2,5% |
||||||||||||
2. Ai Cập cổ đại |
Nhận biết người đứng đầu, địa điểm hình thành nền văn minh Ai cập |
So sánh đặc điểm chung về tt văn hóa |
|||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0,5đ 5% |
1 0,25đ 2,5% |
3 0,75đ 7,5% |
||||||||||
3. Ấn Độ cổ đại |
Biết thành thị đầu tiên, đời sống xã hội |
||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0,5đ 5% |
2 0,5đ 5% |
|||||||||||
4. Trung Quốc từ thời cổ đại – TK XVII |
Biết nhà nước đầu tiên và thời điểm hình thành nhà nước cổ đại |
||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0,5đ 5% |
2 0,5đ 5% |
|||||||||||
5. Hy Lạp, La Mã cổ đại |
So sánh ĐKTN của 2 nhà nước |
Trình bày hiểu biết về công trình kiến trúc Pathenon |
|||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 1.5đ 15% |
1 1.5đ 15% |
2 3,0đ 30% |
||||||||||
PHẦN ĐỊA LÍ |
|||||||||||||
5. Tỉ lệ bản đồ |
Hiểu khái niệm bản đồ |
||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,25đ 2,5% |
1 0,25đ 2,5% |
|||||||||||
7. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời |
Nhận biết hình dạng Trái Đất, bán kính Trái Đất |
||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0,5đ 5% |
||||||||||||
8. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả |
Hiểu góc nghiêng của trục Trái Đất, thời gian tự quay quanh trục |
Tính giờ trên Trái Đất |
|||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0,5đ 5% |
1 2,0đ 20% |
1 2,5đ 25% |
||||||||||
9. Chuyển động quanh Mặt Trời của TD |
Nhận biết được góc nghiêng, hướng nghiêng và độ nghiêng trục Trái Đất |
Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất |
|||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0,5đ 1% |
|
1 1,0đ 10% |
1 2,0đ 20% |
|||||||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 11 Số điểm: 2,75đ 27,5% |
Số câu: 5 Số điểm: 1,25 12,5% |
Số câu: 4 Số điểm: 6 60% |
Số câu: 20 Số điểm:10 100% |
…….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 17 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử – Địa lý (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.