Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn 10 (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 – 2023 bao gồm 5 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề kiểm tra học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Văn lớp 10 học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài văn để làm bài kiểm tra học kì 1 lớp 10 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là TOP 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức – Đề 1
Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
SỰ TRUNG THỰC CỦA TRÍ THỨC
Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.
Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.
Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chết chém còn hơn”.
Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài cổ” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.
Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực.
(Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
A. nghị luận.
B. tự sự.
C. miêu tả.
D. biểu cảm.
Câu 3. Câu chuyện Chu Văn An và anh em thái sử Bá được dẫn trong văn bản thuộc thao tác lập luận gì?
A. Giải thích.
B. Chứng minh.
C. Bình luận.
D. Bác bỏ.
Câu 4. Ý nào nói không đúng về tác dụng của việc dẫn lại câu chuyện Chu Văn An và anh em thái sử Bá trong văn bản?
A. Làm sáng tỏ cái dũng khí của kẻ sĩ thời xưa.
B. Làm sáng tỏ cái dũng khí bất chấp nguy hiểm của kẻ sĩ.
C. Làm sáng tỏ cái nguy hiểm để cảnh báo kẻ sĩ nên tránh.
D. Làm sáng tỏ phẩm chất trung thực của kẻ sĩ.
Câu 5. Hội chứng “bằng thật, người giả” được tác giả đề cập trong văn bản được hiểu là
A. người dùng bằng giả nhưng tỏ ra như dùng bằng thật.
B. người dùng bằng thật nhưng sống giả dối.
C. người dùng bằng thật nhưng trình độ kém cỏi, không tương xứng với bằng cấp.
D. người dùng bằng giả nhưng có trình độ cao, không tương xứng với bằng cấp.
Câu 6. Mục đích của việc so sánh kẻ sĩ ngày xưa và trí thức ngày nay là gì?
A. Làm nổi bật cái dũng khí của kẻ sĩ xưa khi bảo vệ đạo thánh hiền.
B. Khẳng định trí thức xưa và nay đều phải đối mặt với nguy hiểm.
C. Nhấn mạnh điểm mới của trí thức ngày nay so với kẻ sĩ ngày xưa.
D. Khẳng định kẻ sĩ ngày xưa dám chết vì đấu tranh cho sự thật.
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Bàn về phẩm cách trung thực của trí thức và xây dựng xã hội trung thực để tài năng, trí thức phát triển bền vững.
B. Bàn về những kẻ sĩ dám đấu tranh để bảo vệ sự thật và sự cần thiết phải xây dựng một xã hội trung thực.
C. Bàn về vai trò của đạo thánh hiền và sự cần thiết phải học tập những tấm gương dám chết bởi đạo thánh hiền.
D. Bàn về sứ mệnh của trí thức ngày nay: phải biết đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực?
Câu 9. Anh/ Chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức.
Câu 10. Anh/ Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Đọc truyện ngắn:
CA CẤP CỨU THÀNH CÔNG
Ngày 31 tháng 12 năm 1989.
Đêm khuya. Trong một phòng bệnh tại một bệnh viện.
Giám đốc Chu của Xưởng sản xuất cán nguội đứng ngồi không yên, cứ chốc chốc lại đưa tay lên nhìn đồng hồ, lòng ông như lửa đốt dõi theo một bệnh nhân đang nằm hôn mê trên giường bệnh.
Nửa tháng trước, thành phố có thông báo sau Tết sẽ tổ chức Hội nghị giao lưu kinh nghiệm dây chuyền sản xuất an toàn, biểu dương các đơn vị tiên tiến. Xưởng sản xuất cán nguội của ông Chu được chỉ định có bài phát biểu quan trọng trong cuộc họp ấy.
Giám đốc Chu lập tức cho gọi những nhân viên ưu tú lên, trực tiếp giao nhiệm vụ soạn thảo bài phát biểu và giám sát rất cẩn thận. Mọi người đã làm việc rất nỗ lực và qua mười ngày mười đêm, cuối cùng họ đã thảo xong được một bài phát biểu cả chục ngàn chữ. Trong bài phát biểu giới thiệu rất tỉ mỉ về tư tưởng chỉ đạo cơ bản của xưởng sản xuất, đó là: Trong năm, xưởng không để xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào. Ngoài ra, bài phát biểu còn đề cập đến những kinh nghiệm để đảm bảo an toàn lao động. Giám đốc Chu sẽ đích thân đọc bài phát biểu này tại hội nghị.
Vậy mà, trong giờ phút hết sức quan trọng ấy, ở xưởng sản xuất của ông lại xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn lao động đến vậy!
Bệnh nhân vẫn chìm trong tình trạng hôn mê. Các bác sĩ đã tiến hành truyền máu, tiêm, tiếp o-xi… Nhưng, tất cả dường như đều không chút tác dụng!
Giám đốc Chu khẩn cầu bác sĩ: “Bác sĩ à, mong ông hãy nghĩ trăm phương ngàn kế giúp tôi, làm sao để kéo được sự sống cho bệnh nhân này, chỉ cần ông ấy không chết trong năm nay là được. Nếu được như vậy, xưởng chúng tôi sẽ gửi một vạn đồng để cảm ơn bệnh viện”.
Trên giường bệnh, bệnh nhân vẫn nhọc nhằn từng đợt thở thoi thóp. Xung quanh, mười mấy bác sĩ và y tá vẫn túc trực.
Thời gian trôi đi từng giây chậm chạp. Bầu không khí trong phòng bệnh vô cùng căng thẳng.
Và… bệnh nhân đã trút hơi thở cuối cùng. Tiếng khóc của người thân nức nở, vảng vất trong đêm tối.
Giám đốc Chu và các bác sĩ, mọi người không hẹn mà cùng giơ tay lên nhìn đồng hồ. Kim đồng hồ lúc đó chỉ đúng 0 giờ 1 phút.
“Tốt rồi, tốt quá rồi!”, Giám đốc Chu vô cùng xúc động, ra bắt tay từng vị bác sĩ: “Cảm ơn các bác sĩ, cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm!”
(Phàn Phát Giá, trích từ Truyện ngắn Trung Quốc hiện đại, nhiều tác giả, NXB HNV, 2003, tr.49-50)
Thực hiện yêu cầu:
Nhan đề phản ánh khía cạnh nội dung nào của tác phẩm? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).
Đáp án đề thi Văn lớp 10 học kì 1
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
B |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
B |
0,5 |
|
4 |
C |
0,5 |
|
5 |
C |
0,5 |
|
6 |
C |
0,5 |
|
7 |
A |
0,5 |
|
8 |
Tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực, vì: Xã hội trung thực mới tôn trọng/ tôn vinh thực lực, những giá trị thực. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. |
0,5 |
|
9 |
Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức: – Nói đúng sự thật. – Sẵn sàng tố cáo cái sai để bảo vệ lẽ phải. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. |
1.0 |
|
10 |
Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản: – Mỗi người (đặc biệt là trí thức) biết sống trung thực thì góp phần xây dựng xã hội văn minh. – Sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ. … Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. |
1.0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mối quan hệ giữa nhan đề và khía cạnh nội dung của truyện Ca cấp cứu thành công. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: |
2.0 |
||
– Ca cấp cứu không thành công trong việc cứu người, mà thành công trong việc cứu căn bệnh thành tích. Nhan đề giễu nhại sâu cay bệnh thành tích, thói dối trá, nhẫn tâm. – Nhan đề Ca cấp cứu thành công vừa gợi mở cách hiểu vừa hàm chứa thái độ đánh giá. Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. – Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . |
|||
– Đánh giá chung: + Nhan đề phù hợp, khó thay thế; góp phần làm nên giá trị, sức dẫn của truyện. + Tài năng nghệ thuật và lòng nhân đạo của tác giả. Hướng dẫn chấm: – Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. – Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. |
0,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
||
I + II |
10 |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Văn lớp 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn/ Thơ/ Văn nghị luận. |
3 |
0 |
4 |
1 |
0 |
2 |
0 |
0 |
60 |
2 |
Viết |
Viết được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
20 |
20 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
20% |
40% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Thời gian làm bài: 90 phút
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
Nhận biết: – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt. – Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. – Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. – Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. – Xác định được hệ thống nhân vật, kết cấu, các thủ pháp nghệ thuật… Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. – Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. – Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. – Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. – Phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác. – Giải thích được ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu câu và biện pháp tu từ; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: – Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. – Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. |
3 TN |
4TN 1TL |
2 TL |
0 |
Thơ |
Nhận biết: – Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt. – Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: – Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. – Hiểu được nội dung chính của văn bản. – Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. – Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ… Vận dụng: – Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. – Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. |
||||||
Văn nghị luận |
Nhận biết: – Nhận biết được hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng trong văn bản nghị luận. – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, sự kết hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận, các biện pháp tu từ… – Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận một tác phẩm văn học. Thông hiểu: – Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. – Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng. – Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích tạo lập văn bản. – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; tác dụng của các biện pháp tu từ; công dụng của dấu câu; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: – Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. – Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. |
||||||
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện/ thơ. |
1* |
1* |
1* |
1TL* |
Tổng |
3 TN |
4TN 1TL |
2 TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ % |
20 |
40 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức – Đề 2
Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn
I/ ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom
(Tự tình I – Hồ Xuân Hương)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt
C. Thơ lục bát
D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong trong hai câu thơ in đậm.
A. Phép đối
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 3: Hai câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom/ Oán hận trông ra khắp mọi chòm” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
A. Oán hận
B. Hạnh phúc
C. Vui vẻ
D. Nhớ nhung
Câu 4: Trong câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom”, từ “Thân này” chỉ ai?
A. Người đọc
B. Nguyễn Khuyến
C. Nguyễn Du
D. Hồ Xuân Hương
Câu 5. Từ láy “văng vẳng” trong câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” gợi cảm giác về điều gì?
A. Tiếng trống thưa thớt, xa xắm
B. Thời gian càng trở nên khuya khoắt hơn
C. Một không gian rộng và tĩnh mịch
D. Nhỏ bé, ít ỏi
Câu 6: Đọc bài thơ, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của Hồ Xuân Hương?
A. Khát vọng công danh, sự nghiệp
B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi
C. Khát vọng cuộc sống ấm no
D. Khát vọng được đi ngao du sơn thủy
Câu 7: Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong hai bài thơ “Tự tình I” và “Tự tình II” là:
A. Sự căm thù chế độ phong kiến thối nát
B. Buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận
C. Sự thách thức cuộc đời
D. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Xác định ý nghĩa nhan đề “Tự tình”.
Câu 9. Câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom” thể hiện điều gì trong tính cách, con người của nhân vật trữ tình?
Câu 10. Từ bài thơ “Tự tình II”, anh (chị) hãy viết 5- 7 dòng nhận xét về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
II/ VIẾT
Bạn hãy viết bài văn nghị luận về lòng khoan dung.
Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | D | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 |
Ý nghĩa nhan đề: – Tự bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách trực tiếp. Đó là lời tự bạch, tự trải lòng mình của Hồ Xuân Hương – Bài thơ Tự tình I chính là nỗi đau của Hồ Xuân Hương cũng như những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. |
0,75 |
|
9 |
Câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom” thể hiện cá tính, sự mạnh mẽ, ngang tàng, quyết liệt của Hồ Xuân Hương. |
0,75 |
|
10 |
– Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: bị chèn ép, bất hạnh, khổ đau, chất chứa đầy bi kịch,.. |
1,0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Khoan dung:Là sự tha thứ, là sự rộng lượng đối với người khác, nhất là những người gây ra đau khổ cho mình; Là thái độ sống, lẽ sống cao đẹp,là phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người. – Biểu hiện: Khoan dung trước hết là cách đối xử độ lượng, là biết hi sinh, nhường nhịn đối với người khác; khoan dung là tha thứ cho những khuyết điểm, những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình hoặc xã hội. – Vai trò: Cần phải khoan dung vì đó là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng cần được thực hiện, ngợi ca, vì đã là con người thì “vô nhân thập toàn” nên cần phải được đối xử rộng lượng và nhân bản,.. – Bàn luận: Khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm sai trái; Ngày nay, vẫn có những người ích kỉ, sống thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu đi sự thứ tha, khoan dung… – Liên hệ bản thân: nhận thức và hành động |
2,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy |
0,5 |
Ma trận đề thi học kì 1 Văn 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc |
Thơ (Đường luật,) |
4 |
0 |
3 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
10 |
Tỉ lệ (%) |
20% |
15% |
5% |
10% |
10% |
60 |
|||||
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
1 |
1 |
|||||||
Tỉ lệ (%) |
10 |
15 |
10 |
5 |
40 |
||||||
Tổng |
20 |
10 |
15 |
20 |
0 |
20 |
0 |
15 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
35% |
20% |
15% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
65% |
35% |
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi cuối kì 1 Văn 10
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn 10 (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.