Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024 107 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 12 (11 môn) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 107 Đề thi cuối học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Thcslytutrongst.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 12 tham khảo.
Đề thi học kì 2 lớp 12 gồm 107 đề của 11 môn học có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi cuối kì 2 lớp 12 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 107 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng tải tại đây.
TOP 107 Đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2024 (Có đáp án)
- 1. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 12
- 2. Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 12
- 3. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 12
- 4. Đề thi học kì 2 Vật lí 12
1. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 12
1.1 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 12
I. Phần I: Đọc hiểu văn bản ( 5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
Ngạn ngữ có câu: thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi một anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm bắt thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là có lãi, không đúng lúc là thua lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục)
1, Hãy xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản (1,0 điểm)
2, Hãy chỉ ra 01cụm từ trong văn bản nêu khái quát giá trị của thời gian ? (1,0 điểm)
3, Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào? (1,0 điểm)
4, Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được? (1,0 điểm)
5, Qua văn bản, anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân (viết 3-5 câu) (1,0 điểm)
II.Phần II: Làm văn (5 điểm)
Anh/chị hãy phân tích chi tiết nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12, Tập 2) để làm rõ tấm lòng nhân hậu và niềm tin bất diệt vào sự sống ở nhân vật bà cụ Tứ.
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 12
Phần I: Đọc hiểu văn bản ( 5,0 điểm)
Câu 1. Yêu cầu trả lời:
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (0,5 điểm)
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0,5 điểm)
Câu 2. Yêu cầu trả lời: Cụm từ trong văn bản khái quát giá trị của thời gian : thời gian là vô giá ( 1,0 điểm)
Câu 3. Yêu cầu trả lời:
Theo tác giả, thời gian có những giá trị: thời gian là sự sống, thời gian là thắng lợi, thời gian là tiền, thời gian là tri thức. (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Câu 4. Yêu cầu trả lời:
Câu : Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được được hiểu như sau:
– Vàng thì mua được: vì vàng là vật hữu hình nên dù là kim loại quý, rất có giá trị vẫn có thể mua bán, trao đổi được (0,5 điểm)
– Thời gian thì không mua được vì thời gian là khái niệm chỉ sự vận động chảy trôi của tạo hóa, nó là thứ vô hình và không thể nắm bắt, đã đi không trở lại (0,5 điểm)
Câu 5: Yêu cầu trả lời:
– Cần biết quý trọng thời gian, vì thời gian chính là giá trị của cuộc sống. (0,25 điểm)
– Mỗi người cần biết trân trọng từng giây, từng phút của hiện tại. (0,25 điểm)
– Cần sử dụng thời gian một cách hợp lí để có được hạnh phúc, vinh quang. (0,25 điểm)
-Tiết kiệm thời gian không có nghĩa là sống vội vàng, gấp gáp, chỉ biết tận hưởng mà cần dùng thời gian để học tập, lao động, cống hiến cho xã hội.(0,25 điểm)
Phần II: Làm văn (5 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.5 điểm)
-Điểm 0.5: trình bày đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài (các phần trình bày theo đúng yêu cầu và hợp lí)
– Điểm 0.25: trình bày đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đúng yêu cầu, phần thân bài chỉ có một đoạn văn.
– Điểm 0: thiếu mở bài hoặc kết bài, cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
– Điểm 0.5. Phân tích chi tiết nồi cháo cám trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân để làm rõ tấm lòng nhân hậu và niềm tin bất diệt vào sự sống ở nhân vật bà cụ Tứ.
– Điểm 0.25: xác định chưa rõ vấn đề nghị luận, nêu chung chung.
– Điểm 0: xác định sai vấn đề nghị luận, trình bày sai lạc sang vấn đề khác.
3. Chia các vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (thao tác phân tích, chứng minh, bình luận…); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng ( 3,0 điểm)
a. Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:
* Khái quát về tác giả, tác phẩm, giới thiệu chi tiết.
*Tóm tắt tình huống truyện dẫn đến chi tiết:
*Phân tích chi tiết:
-Đánh giá khái quát về ý nghĩa của chi tiết:Chi tiết nồi cháo cám là một chi tiết nhỏ, được tác giả khéo léo đưa vào câu chuyện nhặt được vợ của anh cu Tràng, đẩy cao trào của cái đói, cái khổ lên tận cùng, và cũng đẩy tình yêu thương, lòng vị tha của bà cụ Tứ đến mức cao nhất.
– Chi tiết nồi cháo cám gợi ám ảnh về cái đói:
+ chi tiết miêu tả bữa cơm ngày đói…
+ chi tiết nồi cháo cám: (nguyên liệu, thái độ của mọi người…)-> thảm cảnh của người nông dân trong nạn đói 1945
-> giá trị hiện thực của tác phẩm
– Chi tiết nồi cháo cám thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn nhân vật bà cụ Tứ
+ Người phụ nữ nhân hậu, giầu tình yêu thương và lòng vị tha
+ chi tiết còn cho ta thấy bà cụ Tứ là người có niềm tin bất diệt vào sự sống.
-> giá trị nhân đạo của tác phẩm
*Đánh giá chung: chi tiết nồi cháo cám vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo, có sức ám ảnh sâu sắc đến tâm trí và chạm đến trái tim người đọc.
b. Biểu điểm:
– Điểm 2,25-2,75: cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên song một trong các luận điểm chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ.
– Điểm 1,25-2,0: đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 0.5-1,0 : đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 0,25: hầu như không đáp ứng được các yêu cầu trên.
4. Sáng tạo: ( 0.5 điểm)
– Điểm 0.5: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt.
– Điểm 0.25: Có một số cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được một số thái độ riêng sâu sắc.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0.5 điểm)
– Điểm 0.5: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0.25: mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0: mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Văn 12
Chủ đề |
Mức độ |
Tổng số |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
|||
PhầnI. Đọc hiểu |
Văn bản 01văn bản nghị luận ngoài chương trình |
– Nhận diện thể loại/phong cách của văn bản. – Nhận biết chủ đề/ những nội dung cơ bản trong văn bản |
– Giải thích nghĩa của từ ngữ, nghĩa của câu – Hiểu nội dung cơ bản của các câu, đoạn trong văn bản |
– Nhận xét tư tưởng/ quan điểm/ thái độ/ tình cảm của tác giả trong văn bản. Hoặc: – Liên hệ thực tế, rút ra bài học từ văn bản |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 2 20% |
2 2 20% |
1 1 10% |
5 5,0 50% |
||
Phần II. Làm văn |
Nghị luận văn học – Viết bài văn. |
Viết bài văn nghị luận văn học (về một vấn đề/ một tác phẩm/ một đoạn trích/một chi tiết trongtác phẩm văn học). |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 5,0 50% |
1 5,0 50% |
||||
Tổng chung |
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 2,0 20% |
2 2,0 20% |
1 1,0 10% |
1 5,0 50% |
6 10,0 100% |
2. Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 12
2.1 Đề thi cuối kì 2 Sử 12
SỞ GD& ĐT ……… TRƯỜNG THPT ………………. (Đề thi có 04 trang) |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 12 NĂM 2023 – 2024 Bài thi: Khoa học xã hội Môn thi thành phần: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1. Thể chế chính trị của nước Nga được quy định trong Hiến pháp Liên bang Nga (12/1993) là
A. Dân chủ Cộng hòa
B. Tổng thống Liên bang.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 2. Tổ chức được thành lập ở Việt Nam trong giai đoạn 1939 – 1945 là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
C. Việt Nam Quốc dân Đảng.
D. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Câu 3. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn địa bàn nào là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nam Bộ.
D. Đà Nẵng.
Câu 4. “Pháo đài bất khả xâm phạm” là niềm tự hào của Pháp – Mĩ khi nói về
A. trung tâm lòng chảo Mường Thanh.
B. cụm cứ điểm Luông Phabăng và Xênô.
C. cụm cứ điểm đồi A1, Him Lam và Độc Lập.
D. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Câu 5: Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là
A. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
B. tăng cường hợp tác, liên minh với Liên Xô.
C. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
D. tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa cũ.
Câu 6. Theo hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), quân đội nước nào được ra miền Bắc Việt Nam thay quân Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật?
A. Mĩ.
B. Pháp.
C. Anh
D. Liên Xô.
Câu 7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2-1951) đã quyết định đổi tên Đảng thành
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
D. Đảng Lao động Đông Dương.
Câu 8: Nội dung nào sau đây là biểu hiện sự phát triển khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ (1991 – 2000)?
A. Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
B. Phóng 4 con tàu “Thần Châu” bay vào không gian vũ trụ.
C. Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của thế giới.
D. Trở thành cường quốc sản xuất phần mềm duy nhất thế giới.
Câu 9. Trong thập niên 70 của thế kỉ XX, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là
A. đơn cực.
B. hòa hoãn Đông – Tây.
C. toàn cầu hóa.
D. đa cực.
Câu 10. Trong những năm (1961 – 1965), đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào dưới đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh đặc biệt
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Việt Nam hóa chiến tranh.
D. Đông Dương hóa chiến tranh.
Câu 11. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Cuba đấu tranh chống
A. chế độ độc tài thân Mĩ.
B. tư sản mại bản.
C. chế độ thực dân cũ.
D. liên minh tư sản, địa chủ.
Câu 12. Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là
A. Trần Phú.
B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Võ Nguyên Giáp.
D. Nguyễn Văn Cừ.
Câu 13. Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp được tiến hành khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
A. ở giai đoạn đầu.
B. bước vào giai đoạn quyết liệt.
C. bước vào giai đoạn sắp kết thúc.
D. đã kết thúc.
Câu 14. Chiến thắng nào dưới đây của quân và dân miền Nam đã mở ra khả năng đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ?
A. Vạn Tường (1965).
B. Ấp Bắc (1963).
C. Bình Giã (1964).
D. Đồng khởi (1960).
Câu 15: Quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á chinh phục vũ trụ thành công, đó là
A. Hàn Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Ấn Độ.
Câu 16: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là mục tiêu trọng yếu của tổ chức nào sau đây?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B. Liên hợp quốc (UN).
C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Duowg (NATO).
D. Liên minh châu Âu (EU).
Câu 17. Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã
A. thành lập Hội Duy tân.
B. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
C. thành lập Việt Nam Quang phục hội.
D. tổ chức phong trào Đông du.
Câu 18. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế là
A. công nhân.
B. dân tộc thiểu số.
C. sĩ phu, văn thân.
D. nông dân.
Câu 19. Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, cuộc biểu tình tiêu biểu nhất của nông dân diễn ra ở huyện
A. Diễn Châu.
B. Hưng Nguyên.
C. Thanh Chương.
D. Nam Đàn.
Câu 20. Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) vì
A. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến công.
B. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực.
C. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình.
D. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
Câu 21: Trong khoảng thời gian những năm 1975 – 1979, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc.
D. Chống phong kiến tay sai đầu hàng.
Câu 22. Một trong những mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là
A. làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu dân cư các nước.
B. tạo ra nguy cơ xâm phạm độc lập tự chủ của các quốc gia.
C. sự gia tăng của tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
D. gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới.
Câu 23. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947?
A. Phá vỡ thế bị bao vây cô lập của cách mạng Việt Nam.
B. Làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng.
C. Đẩy Pháp rơi vào thế bị động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. Làm cho quân Pháp phải lệ thuộc hoàn toàn vào Mĩ.
Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ địa – chính trị thế giới có những thay đổi to lớn là do
A. sự tác động và chi phối của trật tự thế giới “hai cực” Ianta.
B. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
C. tác động của Chiến tranh lạnh kéo dài dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ.
D. nhiều nước giành được thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 25. Trong những năm 1961 – 1965, Mĩ thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” nhằm
A. tận dụng xương máu của người Việt Nam.
B. rút dần quân Mĩ và quân đồng minh về nước.
C. mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam.
D. thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
Câu 26. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929) có tác động như thế nào đến Việt Nam?
A. Tạo điều kiện cho giai cấp công nhân ra đời.
B. Xóa bỏ hoàn toàn quan hệ sản xuất phong kiến.
C. Tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong xã hội.
D. Tạo cơ sở cho khuynh hướng tư sản xuất hiện.
Câu 27. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây tác động đến sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
Câu 28. Nội dung nào phản ánh tình cảnh của giai cấp nông dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?
A. Bị tư bản Pháp chèn ép, thế lực kinh tế yếu.
B. Đời sống bị bần cùng hóa.
C. Chịu ba tầng áp bức bóc lột.
D. Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc.
Câu 29. Yếu tố khách quan nào sau đây tác động đến chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7/1936?
A. Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.
B. Phong trào cách mạng Việt Nam đã được phục hồi.
C. Đời sống của đa số nhân dân Việt Nam còn khó khăn, cực khổ.
D. Phát xít Nhật câu kết với thực dân Pháp cai trị Đông Dương.
Câu 30. Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận.
B. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước.
C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan.
D. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô.
Câu 31. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1924 là quá trình
A. trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng.
B. trực tiếp đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
C. tự khảo sát, rèn luyện để tìm chân lý cứu nước.
D. trực tiếp chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng.
Câu 32. Tính chất nổi bật của phong trào cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam là
A. dân chủ.
B. dân tộc.
C. cách mạng.
D. cải lương.
Câu 33. Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là
A. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 34. Việc nhân nhượng của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Trung Hoa Dân quốc năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự nhân nhượng
A. từng bước.
B. có nguyên tắc.
C. tuyệt đối.
D. hoàn toàn.
Câu 35. Thắng lợi trên mặt trận nào có tính chất quyết định trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954)?
A. chính trị.
B. quân sự.
C. ngoại giao.
D. kinh tế.
Câu 36. Một trong những điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) ở Việt Nam là
A. có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.
C. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
D. có chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 37. Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 – 1939 và cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945 có điểm khác biệt so với phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
A. diễn ra trên phạm vi cả nước.
B. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
C. đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. thành lập chính quyền cách mạng.
Câu 38. Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho dân tộc Việt Nam có sự khác biệt so với lựa chọn của các bậc tiền bối về
A. hình thức đấu tranh.
B. mục tiêu trước mắt.
C. đối tượng cách mạng.
D. khuynh hướng chính trị.
Câu 39. Nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 giải quyết được “thù trong giặc ngoài” đã chứng minh cho luận điểm nào sau đây?
A. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
B. “Dành được chính quyền đã khó, giữ vững chính quyền càng khó hơn”.
C. “Tiên học lễ, hậu học văn”.
D. “Bảo vệ chính quyền là cái cốt lõi của cách mạng”.
Câu 40. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy hậu phương trong chiến tranh nhân dân
A. luôn ở phía sau để cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
B. là chỗ dựa tinh thần, cổ vũ tiền tuyến chiến đấu.
C. phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian.
D. đối xứng với tiền tuyến, tiến hành chi viện cho tiền tuyến.
2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Sử 12
1. B |
2. D |
3. A |
4. D |
5. D |
6. B |
7. C |
8. C |
9. B |
10. A |
11. A |
12. B |
13. D |
14. A |
15. C |
16. B |
17. B |
18. D |
19. B |
20. C |
21. C |
22. B |
23. B |
24. D |
25. A |
26. C |
27. A |
28. B |
29. A |
30. C |
31. A |
32. A |
33. C |
34. B |
35. B |
36. C |
37. B |
38. D |
39. A |
40. B |
3. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 12
3.1 Đề thi học kì 2 Công nghệ 12
Câu 1: Vô tuyến truyền hình và truyền hình cáp khác nhau ở
A. môi trường truyền tin.
B. mã hoá tin.
C. xử lý tin.
D. nhận thông tin.
Câu 2: Hệ thống thông tin KHÔNG phải là hệ thống
A. viễn thông.
B. dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết.
C. truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện.
D. truyền thông báo cho nhau qua đài truyền hình.
Câu 3: Sơ đồ khối của hệ thống thông tin và viễn thông phần phát thông tin gồm
A. 4 khối
B. 3 khối
C. 6 khối
D. 7 khối
Câu 4: Sơ đồ khối của hệ thống thông tin và viễn thông phần thu thông tin gồm
A. 4 khối
B. 3 khối
C. 5 khối
D. 6 khối
Câu 5: Khối đầu tiên trong phần thu thông tin của hệ thống thông tin và viễn thông là
A. nhận thông tin.
B. nguồn thông tin.
C. xử lí tin.
D. đường truyền.
Câu 6: Một hệ thống thông tin và viễn thông gồm
A. phần phát thông tin.
B. phát và truyền thông tin.
C. phần thu thông tin.
D. phát và thu thông tin.
Câu 7: Cường độ âm thanh trong máy tăng âm là do khối
A. khuếch đại công suất.
B. mạch trung gian kích.
C. mạch âm sắc.
D. mạch tiền khuếch đại.
Câu 8: Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất trong máy tăng âm là
A. tín hiệu âm tần.
B. tín hiệu cao tần.
C. tín hiệu trung tần.
D. tín hiệu ngoại sai.
Câu 9: Đặc điểm của tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất là
A. cùng tần số.
B. cùng biên độ.
C. cùng pha
D. cùng tần số, biên độ.
Câu 10: Ở mạch khuếch đại công suất (đẩy kéo )nếu một tranzito bị hỏng là
A. mạch hoạt động trong nửa chu kỳ.
B. mạch vẫn hoạt động bình thường.
C. mạch ngừng hoạt động.
D. tín hiệu không được khuếch đại.
Câu 11: Chọn đáp án sai trong chức năng các khối trong máy tăng âm là
A. khối mạch vào: tiếp nhận tín hiệu cao tần
B. khối mạch tiền khuếch đại: Tín hiệu âm tần qua mạch vào có biên độ rất nhỏ nên cần khuếch đại tới một trị số nhất định.
C. khối mạch âm sắc: dùng để điều chỉnh độ trầm, bổng của âm thanh.
D. khối mạch khuếch đại công suất: khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để đưa ra loa.
Câu 12: Các khối cơ bản của máy tăng âm gồm
A. 6 khối
B. 5 khối
C. 4 khối
D. 7 khối
Câu 13: Mức độ trầm bổng của âm thanh trong máy tăng âm do khối nào quyết định?
A. Mạch âm sắc.
B. Mạch khuếch đại trung gian.
C. Mạch khuếch đại công suất.
D. Mạch tiền khuếch đại.
Câu 14: Máy tăng âm thường được dùng là
A. khuếch đại tín hiệu âm thanh.
B. biến đổi tần số.
C. biến đổi điện áp.
D. biến đổi dòng điện.
Câu 15: Máy tăng âm thực hiện nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa là khối
A. mạch khuếch đại công suất.
B. mạch tiền khuếch đại.
C. mạch âm sắc.
D. mạch khuếch đại trung gian.
Câu 16: Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất ở máy tăng âm là
A. tín hiệu âm tần.
B. tín hiệu cao tần.
C. tín hiệu trung tần.
D. tín hiệu ngoại sai.
Câu 17: Để điều chỉnh cộng hưởng trong khối chọn sóng của máy thu thanh ta thường điều chỉnh là
A. trị số điện dung của tụ điện.
B. điện áp.
C. dòng điện.
D. điều chỉnh điện trở.
Câu 18: Ở máy thu thanh tín hiệu vào khối chọn sóng thường là
A. tín hiệu cao tần.
B. tín hiệu âm tần.
C. tín hiệu trung tần.
D. tín hiệu âm tần, trung tần.
Câu 19: Ở máy thu thanh tín hiệu ra của khối tách sóng là
A. tín hiệu một chiều.
B. tín hiệu xoay chiều.
C. tín hiệu cao tần.
D. tín hiệu trung tần.
Câu 20: Các khối cơ bản của máy thu thanh AM gồm
A. 8 khối
B. 6 khối
C. 5 khối
D. 4 khối
Câu 21: Sóng trung tần ở máy thu thanh có trị số khoảng
A. 465 Hz
B. 565 kHz
C. 565 Hz
D. 465 kHz
Câu 22: Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang
A. thay đổi, chỉ có tần số sóng mang không thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
B. biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
C. không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
D. không biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
Câu 23: Tín hiệu ra của khối tách sóng ở máy thu thanh là
A. tín hiệu cao tần.
B. tín hiệu một chiều.
C. tín hiệu âm tần.
D. tín hiệu trung tần.
Câu 24: Căn cứ vào đâu để phân biệt máy thu thanh AM và máy thu thanh FM là
A. xử lý tín hiệu.
B. mã hóa tín hiệu.
C. truyền tín hiệu.
D. điều chế tín hiệu.
Câu 25: Trong máy thu hình, việc xử lí âm thanh, hình ảnh
A. được xử lí độc lập.
B. được xử lí chung.
C. tuỳ thuộc vào máy thu.
D. tuỳ thuộc vào máy phát.
Câu 26: Các màu cơ bản trong máy thu hình màu là
A. đỏ, lục, lam.
B. xanh, đỏ, tím.
C. đỏ, tím, vàng.
D. đỏ, lục, vàng.
Câu 27: Các khối cơ bản của máy thu hình gồm
A. 7 khối
B. 8 khối
C. 6 khối
D. 5 khối
Câu 28: Các khối cơ bản của phần xử lí tín hiệu màu trong máy thu hình màu gồm
A. 6 khối
B. 7 khối
C. 5 khối
D. 4 khối
Câu 29: Hệ thống điện quốc gia là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên
A toàn quốc.
B miền Bắc.
C. miền Trung.
D. miền Nam.
Câu 30: Lưới điện quốc gia có chức năng
A. truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ.
B. gồm các đường dây dẫn, các trạm điện liên kết lại.
C. làm tăng áp.
D. hạ áp.
Câu 31: Lưới điện truyền tải có cấp điện áp
A. 66KV
B. 35KV
C. 60KV
D. 22KV
Câu 32: Lưới điện phân phối có cấp điện áp
A. 35KV
B. 66KV
C. 110KV
D. 220KV
Câu 33: Ở nước ta cấp điện áp cao nhất là
A. 500KV
B. 800KV
C. 220KV
D. 110KV
Câu 34: Chức năng của lưới điện quốc gia là truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến
A. lưới điện.
B. các nơi tiêu thụ.
C. các trạm biến áp.
D. các trạm đóng cắt.
Câu 35: Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm
A. đường dây dẫn điện và các hộ tiêu thụ.
B. đường dây dẫn điện và các trạm đóng, cắt.
C. các trạm biến áp và đường dây dẫn điện.
D. đường dây dẫn điện và các trạm điện.
Câu 36: Hệ thống điện quốc gia gồm
A. nguồn điện, các trạm biến áp và các hộ tiêu thụ.
B. nguồn điện, đường dây và các hộ tiêu thụ.
C. nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ.
D. nguồn điện, các trạm đóng cắt và các hộ tiêu thụ.
Câu 37: Mạng điện sản xuất qui mô nhỏ là mạng điện mà công suất tiêu thụ
A. khoảng vài trăm kW trở lên.
B. khoảng vài chục kW trở xuống.
C. trong khoảng vài chục kW đến vài trăm kW.
D. trong khoảng vài kW đến vài chục kW.
Câu 38: Để nâng cao công suất truyền tải điện năng từ nơi sản xuất điện đến nơi tiêu thụ điện, hiện nay người ta dùng những biện pháp là
A. nâng cao dòng điện.
B. nâng cao điện áp.
C. nâng cao công suất máy phát.
D. nâng cao tần số.
Câu 39: Khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha là mạch điện gồm
A. nguồn điện ba pha, dây dẫn ba pha và tải ba pha.
B. nguồn điện, dây dẫn và tải.
C. nguồn và tải ba pha.
D. nguồn và dây dẫn ba pha.
Câu 40: Máy phát điện xoay chiều là máy điện biến đổi
A. cơ năng thành điện năng.
B. điện năng thành cơ năng.
C. nhiệt năng thành cơ năng.
D. quang năm thành cơ năng.
3.2 Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 12
Tên Chủ đề (nội dung, chương…) |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
TNKQ | TNKQ | TNKQ | TNKQ | ||
Hệ thống thông tin viễn thông |
Nhận biết được các khối cơ bản của hệ thống thông tin viễn thông |
Nguyên lí làm việc của hệ thống thông tin viễn thông |
. |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu:4 điểm=1 10% |
||
Máy tăng âm |
Nhận biết các khối cơ bản trong máy tăng âm |
Hiểu nguyên lí làm việc và của máy tăng âm |
Ứng dụng của máy tăng âm |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu:2 Số điểm: 0.5 |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu: 6 điểm=1.5 15% |
|
Máy thu thanh |
Nhận biết các khối cơ bản trong máy thu thanh |
Hiểu nguyên lí làm việc của máy thu thanh |
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu:4 điểm=1 10% |
||
Máy thu hình |
Nhận biết các khối cơ bản trong máy thu hình |
Hiểu nguyên lí làm việc và nguyên lí tạo màu của máy thu hình |
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu:3 Số điểm:0.75 |
Số câu:3 Số điểm:0.75 |
Số câu:6 điểm=1.5 15% |
||
Hệ thống điện quốc gia |
Các cấp điện áp của lưới điện và các hộ tiêu thụ điện |
Hiếu được sơ đồ lưới điện quốc gia |
Nêu được sơ đồ lưới điện quốc gia trong thực tế. |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 3 Số điểm:0.75 |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu:1 Số điểm:0.25 |
Số câu: 6 điểm=1 15% |
|
Mạch điện xoay chiều ba pha |
Biết được khái niệm cơ bản về mạch điện xoay chiều ba pha |
Hiểu được cách nối nguồn và tải ba pha và các đại lượng trong mạch xoay chiều ba pha |
Giải được một số bài toán cơ bản về mạch điện xoay chiều ba pha |
Giải được một số bài toán về mạch điện xoay chiều ba pha |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 3 Số điểm:0.75 |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu:1 Số điểm:0.25 |
Số câu: 8 điểm=2 20% |
Mạng điện sản xuất qui mô nhỏ |
Biết được khái niệm cơ bản về mạng điện sản xuất qui mô nhỏ |
Hiểu được khái niệm cơ bản về mạng điện sản xuất qui mô nhỏ |
Ứng dụng của mạng điện sản xuất qui mô nhỏ |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu:2 Số điểm:0.5 |
Số câu: 6 điểm=1,5 15 % |
|
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 17 Số điểm: 4,25 42,5% |
Số câu: 15 Số điểm: 3.75 37.5% |
Số câu: 8 Số điểm: 2 20% |
Số câu: 40 Số điểm: 10 |
……..
4. Đề thi học kì 2 Vật lí 12
4.1 Đề thi học kì 2 môn Vật lí 12
Câu 1. Pin quang điện là nguồn điện, trong đó:
A. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
C. hoá năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
D. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
Câu 2. Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây
A. có tính kết hợp cao.
B. Có độ đơn sắc cao.
C. Có cường độ lớn.
D. có công suất lớn.
Câu 3. Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào sau đây
A. Mang năng lượng
B. Truyền được trong chân không
C. Là sóng ngang
D. Phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ
Câu 4. Công thoát của chất Cs là 1,88eV. Bước sóng dài nhất của ánh sáng kích thích có thể gây ra hiện tượng quang điện là
A. 0,56µm
B.0,55µm
C. 0,66µm
D. 0,69µm
Câu 5. Trong thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa ánh sáng. Chiếu sáng đồng thời 2 khe bằng 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng l1 và l2 thì khoảng vân tương ứng là i1 = 0,48mm ; i2 = 0,36mm. Xét điểm A trên màn quan sát, cách vân sáng chính giữa 1 khoảng x = 2,88mm. Trong khoảng từ vân sáng chính giữa đến điểm A ta quan sát thấy tổng số vân sáng đơn sắc l1 và l2 là:
A. 11
B.7
C. 10
D. 9
Câu 6. Trong sơ đồ khối của máy phát thanh dùng vô tuyến không có bộ phận
A. Khuyếch đại
B. Tách sóng
C. Biến điệu
D. Ăng-ten
Câu 7. Mạch dao động lý tưởng LC có điện tích biến thiên điều hòa theo phương trình q = 4cos(2π.104t) (μC). Tần số dao động của mạch là
a. 10 KHz
B.10 Hz
C. 2π KHz
D. 2π Hz
Câu 8. Chọn câu đúng. Theo tiên đề Bo thì nguyên tử phát ra photon khi
A. tồn tại ở trạng thái dừng có mức năng lượng thấp
B. chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng cao sang trang thái dừng có mức năng lượng thấp hơn
C. tồn tại ở trạng thái dừng có mức năng lượng cao
D. chuyển từ trạng thái dừng có mức năng
lượng thấp sang trang thái dừng có mức năng lượng cao hơn
Câu 9. Chiếu một chùm bức xạ vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35µm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu chùm bức xạ có bước sóng
A. 0,2µm
B.0,1µm
C. 0,4µm
D. 0,3µm
Câu 10. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của ống phát tia X là 3.104V. Bước sóng nhỏ nhất của chùm tia X mà ống có thể phát ra gần giá trị
A. 1,6.10-11m
B.2,25.10-11m
C. 4,1410-11m
D. 3,14.10-11m
Câu 11. Nêu sắp xếp các bức xạ theo thứ tự có tần số tăng dần thì thứ tự đúng là
A. Ánh sáng nhìn thấy, hồng ngoại, tử ngoại, rơnghen
B. Rơnghen, hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại
C. Hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, rơnghen
D. Hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại, rơnghen
Câu 12. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, các khe S1, S2 được chiếu sáng bởi nguồn S. Cho S1S2 = 0,8mm, khoảng cách D = 1,6m. Hãy xác định bước sóng của ánh sáng biết rằng khoảng cách giữa 2 vân tối liên tiếp nhau là 1mm.
A. 0,5 µm
B.0,45 µm
C. 0,55 µm
D. 0,6 µm
Câu 13. Tìm phát biểu sai
A. Hiện tượng quang phát quang bao gồm huỳnh quang và lân quang
B. Huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát quang rất ngắn ( nhỏ hơn 10-8s )
C. Ánh sáng phát huỳnh quang phải có tần số nhỏ hơn tần số ánh sáng kích thích
D. Sự phát quang thường xảy ra ở nhiệt độ tương đối cao
Câu 14. Cho nV là chiết suất màu vàng ; nL là chiết suất màu lam ; nC là chiết suất màu cam ; nT là chiết suất màu tím.Đối với cùng một môi trường trong suốt thì
A. nT> nL >nV > nC
B.nT < nL < nV < nC
C. nV> nT > nL > nC
D. nC < nL < nV < nT
Câu 15. Người ta không thấy electrôn bật ra khỏi kim loại khi chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào nó là vì
A. Công thoát của electrôn nhỏ hơn so với năng lượng của photon
B. Bước sóng của ánh sáng chiếu tới lớn hơn giới hạn quang điện
C, Kim loại hấp thụ quá ít ánh sáng đó
D. Chùm sáng có cường độ quá nhỏ
Câu 16. Trong nguyên tử hidrô, giá trị của bán kính Bo là ro = 0,53 .10-10m. Bán kính quĩ đạo dừng L là
A. 1,59 10-10m.
B.1,06 10-10m.
C. 4,77 10-10m.
D. 2,12 10-10m.
Câu 17. Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì:
A. ε2> ε3 > ε1
B.ε3 > ε1 > ε2
C.ε1 > ε2 > ε3
D. ε2 > ε1 > ε3
Câu 18.Công thoát electrôn của một kim loại bằng 3,43.10-19 J . Giới hạn quang điện của kim loại này gần giá trị nào sau đây
A. 580 nm
B.58.10-6 m
C. 43.10-6 m
D. 0,43 μm
Câu 19. Trong thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân giao thoa sẽ tăng khi ta giảm:
A. khoảng cách từ 2 khe S1;S2 đến màn
B. khoảng cách từ nguồn sáng đến 2 khe S1;S2
C. khoảng cách giữa 2 khe S1;S2
D. bước sóng của ánh sáng tới
Câu 20. Tia Rơnghen có
A. thể là điện tích âm.
B. cùng bản chất với sóng vô tuyến.
C. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
D. cùng bản chất với sóng âm.
Câu 21. Quang phổ của ánh sáng Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là
A. Quang phổ hấp thụ
B. Quang phổ có những vạch màu riêng lẻ ngăn cách bởi những khoảng tối
C. Quang phổ vạch phát xạ
D. Quang phổ liên tục
Câu 22. Điều nào sau đây là sai khi nói về tia X
A. Do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra
B. Dùng để chiếu điện nhờ khả năng đâm xuyên mạnh
C. Có thể làm phát quang một số chất
D. Có thể huỷ hoại tế bào, diệt vi khuẩn
……………..
4.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lý 12
01. B; 02. D; 03. B; 04. C; 05. C; 06. B; 07. A; 08. B; 09. C; 10. C |
11. D; 12. A; 13. D; 14. A; 15. B; 16. D; 17. D; 18. A; 19. C; 20. B; |
21. A; 22. A; 23. C; 24. A; 25. D; 26. C; 27. D; 28. C; 29. A; 30. A; |
31. B; 32. D; 33. B; 34. A; 35. C; 36. D; 37. B; 38. D; 39. C; 40 B; |
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024 107 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 12 (11 môn) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.