Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn GDCD 6 (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 4 Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều năm 2023 – 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 4 Đề thi học kì 2 mônGDCD 6 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Toán, Ngữ văn. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
1. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 1
1.1. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
I. Trắc nghiệm khách quan (4 đ) Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Tình huống nguy hiểm nào sau đây đến từ con người
A. Sạt lở núi
B. Giông lốc, sấm sét
C. Bị kẻ xấu bắt nạt
D. Bão lũ
Câu 2: Tình huống nguy hiểm đến từ thiên nhiên gây ra hậu quả nào?
A. Về sức khỏe
B. Về tinh thần
C. Về kinh tế
D. Về kinh tế, sức khoẻ, tinh thần
Câu 3: Nên làm gì khi xuất hiện lũ lụt trong lúc em đang ở ngoài đường?
A. Lội xuống nước, tìm mọi cách để về nhà
B. Chạy thật nhanh đến khu vực an toàn theo sự chỉ dẫn của người lớn
C. Trèo lên cây cao để tránh lũ
D. Ở nguyên vị trí, đợi bố mẹ hoặc người thân đến ứng cứu
Câu 4: Khi bị một nhóm bạn thường xuyên bắt nạt, em sẽ làm gì?
A. Im lặng và làm theo mọi yêu cầu của đám bạn
B. Nói chuyện với người lớn( bố mẹ, thầy cô)
C. Rủ một số bạn khác đánh nhau để trả thù
D. Gọi anh trai đi làm ăn xa về xử lí
Câu 5: Việc làm nào sau đây là biểu hiện của tiết kiệm
A. Thường xuyên quên khóa vòi nước
B. Thường xuyên để điện quạt cả khi không dùng
C. Làm việc khoa học, đúng giờ
D. Ít giặt quần áo cho lâu cũ.
Câu 6: Câu nào sau đây trái với đức tính tiết kiệm.
A. Góp gió thành bão
B. Năng nhặt chặt bị
C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
D. Vung tay quá trán
Câu 7: Trường hợp nào sau đây không phải là công dân Việt nam
A. Người có quốc tịch Việt Nam
B. Người có quốc tịch nước ngoài nhưng đang ở Việt Nam
C. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 15 tuổi
D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi
Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
A. Học đối phó để không bị mắng
B. Thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp
C. Tích cực, chủ động học bài, làm bài đầy đủ
D. Chỉ học môn nào mình thích
II. Tự luận (6 đ)
Câu 1 (1.5đ): Nêu bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em? Bản thân em đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập?
Câu 2: (2.5đ)
a. Em hãy nêu tên một số quyền cơ bản của công dân
b. Cho tình huống: Lan và Hoa có xích mích với nhau. Lan đi nói xấu Hoa và có những lời lẽ đặt điều cho Hoa với các bạn.
– Em có nhận xét gì về hành vi của Lan?
– Nếu em là Hoa em sẽ làm như thế nào?
Câu 3: (2,0đ)
a. Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
b. Bố Linh là người Nga, mẹ Linh là người Việt Nam. Vậy khi Linh sinh ra bố mẹ Linh muốn con mang quốc tịch Việt Nam có được không? Giải thích?
1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
I. Trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
D |
B |
B |
C |
D |
B |
C |
A |
C |
II. Tự luận
Câu 1:
Bổn phận của trẻ em:(1.0đ)
* Với gia đình
- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
- Giữ gìn nền nếp gia đình
* Với nhà trường
- Tôn trọng giáo viên, nhân viên nhà trường
- Rèn luyện, học tập tốt
- Chấp hành mọi nội quy nhà trường
* Với bản thân
- Trung thực, khiêm tốn
- Không sa vào các tệ nạn
* Bản thân đã thực hiện quyền nghĩa vụ học tập (0,5đ)
HS tự liên hệ
- Chăm chỉ tích cực học tập
- Học bài, làm bài đầy đủ….
Câu 2:
a. Một số quyền cơ bản của công dân (0.5đ)
- Quyền được bảo vệ sức khỏe, danh dự nhân phẩm
- Quyền học tập
- Quyền ngôn luận, tín ngưỡng..
(HS kể đúng từ 2 quyền trở lên cho tối đa điểm)
b.
- Hành vi của Lan là sai, vi phạm quyền bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm(1đ)
- Là Hoa em cần trao đổi rõ với Lan và nếu Lan không nhận lỗi thì nên trao đổi với người tin cậy(bạn, thầy cô…) (1đ)
(HS có thể có nhiều hướng xử lí, gv linh hoạt cho điểm phù hợp)
Câu 3
a. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân một nước(0.5đ)
b. Linh có thể mang quốc tịch VN(0,5đ)
Giải thích: Vì mẹ Linh là người Việt nên Linh có quyền mang quốc tịch VN (1đ)
1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Cấp độ Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
Cộng |
Tổng điểm |
||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
Chủ đề: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người |
Nhận biết được hành vi nguy hiểm đến từ con người |
Lựa chọn được hành vi đúng khi gặp tình huống nguy hiểm |
||||||||||
Số câu |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
câu |
|||
Số điểm |
0,5 |
0,0 |
0,5 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
1 |
điểm |
1 |
0,0 |
Tỉ lệ % |
5 |
0 |
5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
% |
||
Chủ đề: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên |
Nhận biết được tình huống nguy hiểm đến từ thiên nhiên và hậu quả của nó |
Lựa chọn được cách ứng phó tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên |
||||||||||
Số câu |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
2 |
câu |
||||
Số điểm |
0,5 |
0,0 |
0,5 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
1 |
điểm |
1 |
0,0 |
Tỉ lệ % |
5 |
0 |
5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
% |
||
Chủ đề: Tiết kiệm |
Nhận biết được biểu hiện của tiết kiệm |
Lựa chọn đúng hành vi tiết kiệm hoặc chưa tiết kiệm |
||||||||||
Số câu |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
câu |
|||
Số điểm |
0,5 |
0,0 |
0,5 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
1 |
điểm |
1 |
0,0 |
Tỉ lệ % |
5 |
0 |
5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
% |
||
Chủ đề: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Biết căn cứ xác định công dân của một nước |
Hiểu được các căn cứ khi xác định công dân một nước |
Vận dụng xác định công dân một nước trong thực tế |
Giải thích được các tình huống xác định công dân trong thực tế |
||||||||
Số câu |
1 |
1 |
0 |
1 |
0 |
2 |
0 |
1 |
6 |
câu |
||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
0,0 |
0,5 |
0,0 |
1 |
0,0 |
0,5 |
3 |
điểm |
0,5 |
2,5 |
Tỉ lệ % |
5 |
5 |
0 |
5 |
0 |
1 |
0 |
5 |
30 |
% |
||
Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân |
Biết được một số quyền cơ bản của công dân |
Hiểu được những biểu hiện đúng hay sai của những quyền cơ bản đó |
Giải thích được những hành vi đúng, sai khi thực hiện quyền công dân |
Vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền công dân trong thực tế |
||||||||
Số câu |
2 |
1 |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
8 |
câu |
||
Số điểm |
1 |
0,5 |
0,0 |
1 |
0,0 |
1 |
0,0 |
0,5 |
4 |
điểm |
1 |
3 |
Tỉ lệ % |
10 |
5 |
0 |
10 |
0 |
10 |
0 |
5 |
40 |
% |
||
Chủ đề: Quyền trẻ em |
Nhớ được các nhóm quyền cơ bản của trẻ em |
Hiểu được nghĩa vụ của trẻ em với gia đình, nhà trường |
Vận dụng các quyền, nghĩa vụ công dân bằng việc làm cụ thể trong cs |
|||||||||
Số câu |
1 |
1 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
5 |
câu |
||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
0,0 |
1 |
0,0 |
0,5 |
0,0 |
0,0 |
2,5 |
điểm |
0,50 |
2,5 |
Tỉ lệ % |
4 |
4 |
0 |
8 |
0 |
4 |
0 |
0 |
20,0 |
% |
||
Tổng câu |
7 |
3 |
3 |
5 |
0 |
5 |
0 |
2 |
25 |
câu |
||
Tổng điểm |
2,80 |
1,20 |
1,20 |
2,00 |
0,00 |
2,00 |
0,00 |
0,80 |
10 |
điểm |
4,00 |
6,00 |
Tỉ lệ % |
28 |
12 |
12 |
20 |
0 |
20 |
0 |
8 |
100 |
% |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Cấp độ |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Chủ đề |
||||
Chủ đề 1: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người |
– Biết được các tình huống nguy hiểm từ con người |
-Hiểu được vì sao con người phải biết cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm. – Phân biệt được các hành vi nguy hiểm và không nguy hiểm đến từ con người. |
–Giải thích được lí do chọn hoặc không chọn hành vi của mình. –Biết giải thích các tình huống nguy hiểm đến từ con người trong cuộc sống hàng ngày. |
– Xử lí được tình huống và đưa ra lời khuyên cho mọi người khi gặp phải tình huống nguy hiểm . |
Chủ đề 2: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm đến từ thiên nhiên |
–Biết được các tình huống nguy hiểm đến từ thiên nhiên |
– Hiểu được vì sao đó là tình huống nguy hiểm đến từ thiên nhiên. |
–Giải thích được lí do chọn hoặc không chọn hành vi của mình. – Biết thực hành vận dụng tránh các tình huống nguy hiểm đến từ thiên nhiên. |
– Xử lí được tình huống và đưa ra lời khuyên cho mọi người khi gặp tình huống nguy hiểm đến từ thiên nhiên. |
Chủ đề 3: Tiết kiệm |
–Biết được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của tiết kiệm |
Phân biệt được các hành vi thể hiện tiết kiệm và chưa tiết kiệm. |
Giải thích được lí do chọn hoặc không chọn hành vi của mình. –Biết thực hành các việc làm thể hiện tiết kiệm. |
– Xử lí được tình huống và đưa ra lời khuyên cho mọi người thực hành các việc làm thể hiện tính tiết kiệm. |
Chủ đề 4: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
-Nhớ được khái niệm công dân – Biết được căn cứ xác định công dân một nước |
– Phân biệt được các tình huống là công dân một nước. |
– Giải thích được lí do lựa chọn trong các tình huống |
– Xử lí được tình huống trong cuộc sống. |
Chủ đề 5: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân |
-Nhớ được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân |
Phân biệt được các hành vi thực hiện đúng và không đúng về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. |
Giải thích được lí do chọn hoặc không chọn hành vi của mình. –Biết thực hiện một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân |
– Xử lí được tình huống và đưa ra lời khuyên cho mọi người thực hành quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. |
Chủ đề 6: Quyền trẻ em |
– Biết được các nhóm quyền trẻ em – Biết ý nghĩa của quyền trẻ em |
Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm quyền trẻ em |
Biết thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em vào đời sống |
Xử lí được các tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ trẻ em, đưa ra lời khuyên, cách giải quyết |
2. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 2
2.1. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
PHÒNG GD&ĐT…… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II |
PHẦN A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM): Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1. Công dân Việt Nam là
A. Người Việt Nam nhập quốc tịch và định cư ở Mỹ.
B. Trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.
C. Người nước ngoài qua Việt Nam công tác.
D. Trẻ em có ba mẹ là người Hàn và đang sống tại Việt Nam.
Câu 2. Căn cứ xác định công dân của một nước:
A. Quốc tịch.
B. Tiếng nói.
C. Màu da.
D. Màu tóc.
Câu 3. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch
A. Nhiều nước.
B. Nước ngoài.
C. Quốc tế.
D. Việt Nam
Câu 4. Quốc tịch của một người không được ghi nhận ở giấy tờ nào?
A. Giấy khai sinh.
B. Bằng tốt nghiệp tiểu học.
C. Hộ chiếu
D. căn cước công dân.
Câu 5. Những việc làm dưới đây thực hiện tốt tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em
B. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật
C. Luôn đòi bố mẹ chiều theo ý muốn của bản thân
D. Ngăn cấm con tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp
Câu 6. Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau, em đồng tình với ý kiến nào sau đây?
A. Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải đi học.
B. Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật quy định công dân trong độ tuổi phải hoàn thành cấp giáo dục phổ cập.
C. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.
D. Học tập không phải là quyền và nghĩa vụ của công dân vì người có tiền mới đi học và không ai bắt buộc.
Câu 7. Đâu không phải quyền của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bảo vệ Tổ quốc.
C. Tự do ngôn luận.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 8. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là
A. Đều có quyền như nhau
B. Đều có nghĩa vụ như nhau
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 9. Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 10. Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.
Câu 11. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với trẻ em.
B. Thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ đối với trẻ em.
C. Thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ đối với trẻ em.
D. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với trẻ em.
Câu 12. Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng quyền trẻ em?
A. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái
B. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại
C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền
D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp
PHẦN B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm) Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Là học sinh các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?
Câu 2. (3 điểm) Thế nào là quyền trẻ em? Nêu rõ 4 nhóm quyền trẻ em?
Câu 3. (2 điểm) Trường N tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Tuy nhiên bố của N không muốn cho N đi vì địa điểm tham quan ở xa. N rất buồn và không biết phải làm sao để bố đồng ý cho mình đi.
a. Nếu là N em sẽ làm gì để bố đồng ý cho mình đi tham quan cùng các bạn?
b. Theo em gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền trẻ em?
2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng đạt 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
A |
D |
B |
A |
C |
B |
D |
D |
A |
B |
B |
B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 2 điểm |
-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp. – Là học sinh, các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân như: quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền bình đẳng giới, quyền học tập… |
1 điểm 1 điểm |
2 3 điểm |
– Quyền trẻ em : là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần. – Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây: + Nhóm quyền được sống còn: được khai sinh, được bảo vệ tính mạng, được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được sống chung với cha mẹ, được ưu tiên tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. + Nhóm quyền được bảo vệ: được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực , bỏ rơi,bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại là tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ. + Nhóm quyền được phát triển: quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ + Nhóm quyền được tham gia: được tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em. |
1 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
3 2 điểm |
a. HS nêu được: N có thể nói chuyện với bố về quyền tham gia của trẻ em, giải thích cho bố hiểu mục đích và mong muốn của bản thân về chuyến đi để thuyết phục bố thay đổi quyết định. N cũng có thể nhờ mẹ, thầy cô hoặc ông bà giải thích với bố để bố thay đổi quyết định. b. Trách nhiệm: – Gia đình: khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em – Nhà trường: Quản lý, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em; đảm bảo môi trường học tập an toàn. – Xã hội: Đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quyền trẻ em; xây dựng thực hiện các chính sách về quyền trẻ em |
1 điểm 1 điểm |
2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung/ Chủ đề/bài học |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
Tổng điểm % |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
Câu TN |
Câu TL |
||||
1 |
Giáo dục pháp luật |
Nội dung 1: Bài 10: Công dân nước CHXHCNVN |
2 câu |
2 câu |
4 câu |
1.0 |
|||||||
2 |
Nội dung 2: Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. |
1 câu |
½ câu |
2 câu |
1 câu |
½ câu |
4 câu |
1 câu |
3.0 |
||||
3 |
Nội dung 3: Bài 12: Quyền trẻ em |
1 câu |
½ câu |
2 câu |
½ câu |
1 câu |
½ câu |
½ câu |
4 câu |
2 câu |
6.0 |
||
Tổng câu |
|||||||||||||
Tỉ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
100 |
||||||||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
100 |
2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Giáo dục pháp luật |
Bài 10: Công dân nước CHXHCNVN |
Nhận biết: – Nêu được kháiniệm công dân. – Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Thông hiểu: Trình bày được căn cứ để xác định công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vận dụng: Thực hiện được một số quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam. |
2TN |
2TN |
||
2 |
Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân |
Nhận biết: Nhận biết được Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Vận dụng: học sinh nêu được những việc đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân |
1TN ½ TL |
2TN |
½ TL |
||
3 |
Bài 12: Quyền trẻ em |
Nhận biết: Quyền trẻ em. Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL về quyền trẻ em Thông hiểu: Hiểu được nội dung các nhóm quyền trẻ em Vận dụng: Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. Vận dụng cao: Xử lý tình huống giải thích cho bố mẹ về quyền trẻ em |
1TN, ½ TL |
2TN, ½ TL |
1TN ½ TL |
½ TL |
|
Tổng |
4 TN, 1 TL |
6TN /½ TL |
2 TN 1 TL |
1/2 câuTL |
|||
Tỉ lệ |
30 |
30 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
3. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 3
3.1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT | Đơn vị kiến thức, kĩ năng. | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||||||||
Câu hỏi | |||||||||||||
CH | TG (phút) | CH | TG (phút) | CH | TG (phút) | CH | TG (phút) | TN | TL | TG (phút) | |||
1 |
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân |
3,5 |
8 |
0,5 |
5 |
3 |
1,5 |
35% |
|||||
2 |
Quyền trẻ em |
3 |
7 |
1 |
15 |
1 |
10 |
3 |
1,5 |
65% |
|||
Tổng |
40 |
15 |
30 |
15 |
20 |
10 |
10 |
5 |
6 |
3 |
45 |
100 |
|
Tỉ lệ % |
40 |
30 |
20 |
10 |
9 |
100 |
|||||||
Tỉ lệ chung |
70 |
30 |
100 |
3.2. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 |
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân |
Nhận biết: Nhận biết được quyền cơ bản của công dân (c1,c2,c3,1/2c8) Thông hiểu: 1 số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Vận dụng: Giải quyết tình huống trong việc vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín. (1/2c8) |
3,5 |
0,5 |
4 |
||
2 |
Quyền trẻ em. |
Nhận biết: Khái niệm về quyền trẻ em,các nhóm quyền cơ bản: Sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia. ( c4+c5+ c6) Thông hiểu: Về quyền trẻ em, các nhóm quyền cơ bản và ý nghĩa của nó. (c7) Vận dụng: quyền và bổn phận của trẻ em trong đời sống thực tế. (c9) |
3 |
1 |
1 |
5 |
3.3. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
PHÒNG GD&ĐT…… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II |
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ?
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): …………… là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.
A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
B. Quyền cơ bản của công dân.
C. Quốc tịch.
D. Hiến pháp.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam?
A. Quyền bình đẳng giới.
B. Quyền học tập.
C. Quyền có việc làm.
D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền kinh tế của công dân Việt Nam?
A. Quyền bình đẳng giới.
B. Quyền học tập.
C. Quyền có việc làm.
D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 4: Quyền trẻ em là gì?
A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.
B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.
C. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản.
D. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.
Câu 5: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em?
A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển.
B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
C. Quyền được sống chung với cha mẹ.
D. Quyền được vui chơi, giải trí.
Câu 6: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 7 (3 điểm): Quyền trẻ em là gì? trẻ em có Những nhóm quyền cơ bản nào? Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em?
Câu 8: (2 điểm)Trong giờ ra chơi, bạn N nhặt được quyển sổ lưu bút của một bạn nào đó đánh rơi. N rất tò mò nên đã mở ra xem trong đó viết những gì. Việc làm của N đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân? Vì sao?
Câu 9: (2 điểm) Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới.
3.4. Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
A. Trắc nghiệm. 3 điểm – Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm.
Câu |
Câu |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
B |
B |
C |
A |
B |
A |
B. Tự luận. (7 điểm).
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
1. Khái niệm quyền trẻ em – Quyền trẻ em là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ – Quyền trẻ em là cơ sở pháp lí để bảo vệ trẻ em, thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em phát triển một cách toàn diện. 2. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989 – Theo Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời năm 1989, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản: nhóm quyền sống còn; nhóm quyền bảo vệ; nhóm quyền phát triển; nhóm quyền tham gia. 3. Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em – Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm – Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác. – Trẻ em phải thực hiện tốt bổn phận của mình, tôn trọng quyền của trẻ em như: hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lao động tốt, yêu đồng bào, yêu đất nước,… |
1,0 1,0 1,0 |
2 |
* Việc làm của N đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân Quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại – Giải thích: Việc làm của N đã vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại |
2,0 |
3 |
* Những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới. – Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ – Kính trọng thầy giáo, cô giáo – Lễ phép với người lớn – Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè – Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình. |
2,0 |
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn GDCD 6 (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.