Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 6 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 6 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 6 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3Chân trời sáng tạo, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Toán, Tiếng Anh. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1
1.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Trường TH…… Lớp: 3….. |
ĐỀ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II |
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
– GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
– Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
ANH EM NHÀ CHIM SẺ
Sẻ mẹ bảo hai anh em sẽ đi kiếm ngô về cho bữa tối. Vâng lời mẹ. Sẻ anh và Sẻ em bay về hướng những cánh đồng ngô. Hai anh em đang bay thì gặp chị Bồ Câu gọi: “Sẻ anh ơi, ra bờ ao với chị không? Họa Mi đang biểu diễn ca nhạc đấy!”. Nghe hấp dẫn quá, Sẻ anh liền bay theo chị Bồ Câu. Sẻ em một mình bay về hướng cánh đồng ngô, được một đoạn gặp bác Quạ. “Sẻ em ơi, ra bìa rừng với bác không? Đang có tiệc trà vui lắm!” Bác Quạ nói. Sẻ em liền háo hức bay theo bác Quạ.
Sẻ anh mải mê nghe hát, khi nhớ đến lời mẹ dặn thì trời đã tối rồi. Bữa tiệc trà vui quá, khiến Sẻ em cũng quên mất việc mẹ giao. Tối muộn, Sẻ em mới cuống cuồng bay về.
Về đến nhà, hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ. Sẻ mẹ nhẹ nhàng bảo: “Không sao, hai con biết nhận lỗi là tốt. Nhưng giá như hai con nhớ lời mẹ dặn thì tối nay nhà mình đã có ngô để ăn rồi.”.
(Sưu tầm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Sẻ mẹ giao cho hai anh Sẻ nhiệm vụ gì? (0,5 điểm)
A. Đi kiếm thóc về cho bữa tối.
B. Đi kiếm ngô về cho bữa tối.
C. Đi kiếm hạt dẻ về cho bữa tối.
Câu 2: Khi đang bay, Sẻ anh và Sẻ em đã gặp những ai? (0,5 điểm)
A. Sẻ anh gặp bác Quạ, cô Họa Mi, Sẻ em gặp chị Bồ Câu.
B. Sẻ anh gặp bác Quạ, Sẻ em gặp chị Bồ Câu.
C. Sẻ anh gặp chị Bồ Câu, Sẻ em gặp bác Quạ.
Câu 3: Vì sao Sẻ anh và Sẻ em không đi kiếm thức ăn theo lời mẹ dặn? (0,5 điểm)
A. Vì Sẻ anh và Sẻ em mải đi nhạc và thưởng thức tiệc trà ở bờ ao.
B. Vì Sẻ anh mải đi nghe nhạc ở bờ ao, Sẻ em mải đi thưởng thức tiệc trà.
C. Vì Sẻ anh mải đi thưởng thức tiệc trà, Sẻ em mải đi nghe nhạc ở bờ ao.
Câu 4: Kết cục của việc Sẻ anh và Sẻ em mải chơi như thế nào? (0,5 điểm)
A. Hai anh em thú nhận với mẹ và bị mẹ la mắng.
B. Hai anh em bị mẹ phạt bay đi hái ngô.
C. Cả nhà Sẻ không có ngô ăn cho bữa tối.
Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm)
Câu 6: Viết 2 – 3 câu kể về một sự việc mà em khiến bố mẹ phiền lòng. (1 điểm)
Câu 7: Từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Làm gì trong câu: “Hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ.”? (0,5 điểm)
Câu 8: Dấu hai chấm trong các câu ở đoạn văn trên dùng để làm gì? (0,5 điểm)
Câu 9: Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp. (1 điểm)
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Bên ô cửa đá
Buổi sáng em ngồi học
Mây rủ nhau vào nhà
Ông mặt trời khó nhọc
Đang leo dốc đằng xa.
Lảnh lót tiếng chim ca
Kéo nắng lên rạng rỡ
Cả khoảng trời bao la
Hiện dần qua ô cửa.
Trong bếp còn đỏ lửa
Hương ngô thoảng ra ngoài
Ria đường dăm chú ngựa
Đứng nghe em đọc bài.
(Theo Hoài Khánh)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngăn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
Gợi ý:
– Quê hương/nơi em sinh sống ở đâu?
– Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương/nơi em sinh sống?
– Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
– Tình cảm của em với quê hương/nơi em sinh sống như thế nào?
1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm). B. Đi kiếm ngô về cho bữa tối.
Câu 2: (0,5 điểm). C. Sẻ anh gặp chị Bồ Câu, Sẻ em gặp bác Quạ.
Câu 3: (0,5 điểm). B. Vì Sẻ anh mải đi nghe nhạc ở bờ ao, Sẻ em mải đi thưởng thức tiệc trà.
Câu 4: (0,5 điểm). C. Cả nhà Sẻ không có ngô ăn cho bữa tối.
Câu 5: (1 điểm)
Bài học: khi có người lớn giao nhiệm vụ, dặn mình làm một công việc nào đó, chúng ta không nên xao nhãng, lơ là đến những thứ tác động xung quanh, nên nghiêm túc, chỉnh chu thực hiện công việc đó.
Câu 6: (1 điểm). HS liên hệ bản thân.
Câu 7: (0.5 điểm)
– Từ ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì trong câu: “Hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ.”: thú nhận mọi chuyện với mẹ.
Câu 8: (0.5 điểm)
Dấu hai chấm trong các câu ở đoạn văn trên dùng để báo hiệu sau đó là lời nói của nhân vật.
Câu 9: (1 điểm)
Ví dụ: Ôi, cảnh đẹp nơi đây thật là hùng vĩ!,…
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
– Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
– Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
- Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;
- Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
– Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
– Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
– Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Kĩ năng |
NỘI DUNG |
Số điêm |
MỨC 1 |
MỨC 2 |
MỨC 3 |
Tổng điểm |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
Đọc tiếng & Đọc hiểu (ngữ đệu truyện đọc 200- 250 chữ) |
Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. |
– Đọc thành tiếng 1 đoạn/ văn bản – Đoạn văn bản có độ dài 75-80 tiếng. – Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) |
4 |
||||||
Đọc hiểu văn bản |
2đ |
Câu 1,2,3 |
Câu 6 |
6 |
|||||
Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn |
1đ |
Câu 4 |
|||||||
Từ ngữ: thuộc các chủ điểm trong HKII (Bốn mùa mở hội, Niềm vui thể thao, ….) |
1đ |
Câu 5 |
|||||||
Từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động; từ chỉ đặc điểm, tính chất. |
0,5đ |
Câu 7 |
|||||||
Cách dùng dấu chấm than; dấu ngoặc kép; dấu hai chấm Xác định kiểu câu khiến; câu cảm. |
1đ |
Câu 9 |
|||||||
0,5đ |
Câu 8 |
||||||||
Viết (CT-Viết đoạn văn) |
Viết chính tả |
Viết bài |
Nghe – viết đoạn văn 65-70 chữ/15 phút |
4 |
|||||
Viết đoạn văn |
Viết đoạn văn ngắn 7-9 câu theo chủ đề đã học |
6 |
2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2
2.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
TRƯỜNG………………… |
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II |
1. Đọc thầm bài:
Cảnh làng Dạ
Mùa đông đã về thực sự rồi!
Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.
Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.
Ma Văn Kháng
Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào các ý đúng trong các câu trả lời dưới đây
Câu 1: Mùa nào đã về thực sự rồi? M.1
A. Mùa hạ
B. Mùa thu
C. Mùa xuân
D. Mùa đông
Câu 2: Mây từ trên cao theo các sườn núi làm gì? M.1
A. Trườn xuống
B. Bò xuống
C. Xà xuống
D. Đổ xuống
Câu 3: Con suối thu mình lại phô ra cái gì? M.1
A. Những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ
B. Những dải sỏi cuội gồ ghề và sạch sẽ
C. Những dải sỏi cuội dính đất
D. Những dải sỏi cuội gồ ghề
Câu 4: Câu: “Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi”. Thuộc kiểu câu gì? M.2
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. vì sao ?
Phần 2: Tự luận (4 điểm)
5. Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến? M.1 1đ
6. Viết tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh: M.2 1đ
a. Những đám mây ………………………………………………………………………………………………………..
b. Dòng suối …………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:(0,5 điểm) M.2 1đ
Sườn núi, sạch sẽ, mặt nước, nhẵn nhụi, vui vẻ, tàu lá, vàng nhạt
– Từ ngữ chỉ đặc điểm:……………………………………………………………………
– Từ ngữ chỉ sự vật:………………………………………………………………………
Câu 8. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu: M.3 1đ
a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng.
…………………………………………………………………………………………………
b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.
…………………………………………………………………………………………………
2. Đọc thành tiếng: (4đ) (Sách Chân trời sáng tạo)
Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
1/ Mùa xuân đã về (Trang 66)
2/ Cảnh làng Dạ (Trang 89)
3/ Nắng phương Nam (Trang 78)
4/ Cuộc chạy đua trong rừng (Trang 40)
II. Phần thi viết: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe- viết): (4 điểm) ( 15 phút)
Cảnh làng Dạ
Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
2. Tập làm văn: (6 điểm) ( 45 phút)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nói về một ngày Tết ở quê em.
2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | D | A | A | C |
Phần 2: Tự luận (4 điểm)
5. Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến? (1đ)
Con suối đã thay đổi khi mùa đông đến: Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên
6. Nói tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh: (1đ)
a. Những đám mây trôi bồng bềnh nhẹ như bông.
b. Dòng suối trong vắt như mặt gương, có thể soi rõ cảnh vật xung quanh.
Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: (1 điểm)
Sườn núi, sạch sẽ, mặt nước, nhẵn nhụi, vui vẻ, tàu lá, vàng nhạt
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: sạch sẽ, nhẵn nhụi, vui vẻ, vàng nhạt.
- Từ ngữ chỉ sự vật: Sườn núi, mặt nước, tàu lá.
Câu 8. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu( 1 đ)
a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng.
– Nắng làm bố đổ mồ hôi khi nào?
b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.
– Nắng lên, ở đâu rất đông người làm việc?
2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Kĩ năng |
NỘI DUNG |
Số điểm |
MỨC 1 |
MỨC 2 |
MỨC 3 |
Tổng điểm |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
Đọc tiếng & Đọc hiểu (ngữ liệu truyện đọc 195- 200 chữ) |
Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. |
– Đọc 70-80 tiếng/phút – Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) |
4 |
||||||
Đọc hiểu văn bản |
2đ |
Câu 1,2,3 |
Câu 4 |
6 |
|||||
Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn |
1đ |
Câu 5 |
|||||||
Từ ngữ: thuộc các chủ điểm trong CHKII |
1đ |
Câu 7 |
|||||||
Biện pháp tu từ (từ so sánh, từ có nghĩa giống nhau, từ trái nghĩa, từ so sánh) |
1đ |
Câu 6 |
|||||||
Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, câu kể, câu hỏi |
|||||||||
1đ |
Câu 8 |
||||||||
Viết (CT-TLV) |
Chính tả |
Viết bài |
Nghe – viết đoạn văn 50- 55 chữ/15 phút |
3 |
|||||
Bài tập |
Nối đúng từ ngữ |
1 |
|||||||
Viết đoạn văn |
Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu theo chủ đề đã học |
6 |
…
>> Tải file để tham khảo các đề thi còn lại!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 6 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.