Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT số 3 An Nhơn, Bình Định Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 môn Địa lý, Ngữ văn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT số 3 An Nhơn, Bình Định là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2019.
Thông qua việc luyện tập với đề thi này sẽ giúp các bạn làm quen với cấu trúc đê thi môn Lịch sử, Địa lý, Hóa học môn Vật lý, Ngữ văn, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Đề thi tham khảo THPT quốc gia môn Ngữ văn
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sau khi tốt nghiệp, chắc chắn bạn sẽ dấn thân vào thị trường lao động ngay khi có thể. Nếu bạn sở hữu những kĩ năng mềm dưới đây thì cơ hội thành công của bạn rất cao. Theo bạn, đó là những kĩ năng gì ? Chúng tôi sẽ gợi ý một số kĩ năng mà các bạn sinh viên mới ra trường cần có: kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng sử dụng máy móc công nghệ, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng thích nghi nhanh và kỹ năng giao tiếp.
[…] Mục đích của giao tiếp là phải truyền tải được các thông điệp. Muốn truyền tải thành công, những suy nghĩ cũng như ý tưởng của bạn phải truyền đi một cách hiệu quả nhất. Nếu không, những ý tưởng của bạn sẽ không được phản ánh, gây hiểu lầm và tạo ra những rào cản để bạn đạt được mục tiêu. Brian Tracy, một trong diễn giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn quản trị nhân sự đã nói: “Để thành công trong cuộc sống, công việc và sự nghiệp, bạn cần học kỹ năng giao tiếp. 85% thành công của bạn sẽ được quyết định bởi chính khả năng xây dựng các mối quan hệ của mình và chỉ có 15% được quyết định bởi bằng cấp, kiến thức và trí thông minh của bạn”. Giao tiếp hiệu quả chính là bí quyết thành công của môi người trong cuộc sống. Giao tiếp không đơn thuần là một kỹ năng mà thực chất là một nghệ thuật. Và bạn là một nghệ sĩ, một diễn viên, một người viết kịch bản đồng thời là một đạo diễn tạo nên thành công của mình trước công chúng. Giao tiếp là một kỹ năng đời thường và cũng là một nhu cầu cơ bản của con người. Nói chuyện với người khác, trao đổi thông tin với người khác là một việc không dễ và thật sự khó khăn để bạn có thể tạo ân tượng với họ khi giao tiếp.
(Trích 50 điều trường học không dạy bạn và 20 đĩều cân làm trước khi rời ghế nhà trường, NXB Khoa học xã hội, 2016, tr. 293-294)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Tác giả đã nêu ra những kỹ năng mềm nào mà bạn sinh viên mới ra trường cần có? Đoạn trích chủ yếu bàn về kỹ năng gì?
Câu 3: Tại sao giao tiếp không đơn thuần là một kỹ năng mà thực chất là một nghệ thuật?
Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Và bạn là một nghệ sĩ, một diễn viên, một người viết kịch bản đông thời là một đạo diễn tạo nên thành công của mình trước công chúng.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến Brian Tracy: Để thành công trong cuộc sống, công việc và sự nghiệp, bạn cân học kỹ năng giao tiếp.
Câu 2 (5.0 điểm)
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đều viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhưng cách kết thúc truyện lại không giống nhau.
Anh / chị hãy chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc của hai thiên truyện. Giải thích lí do vì sao có sự khác nhau ấy. Mỗi cách kết thúc mang đến những ý nghĩa gì?
—- Hết —–
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
– Nắm vững yêu cầu của hướng dẫn châm để đánh giá bài làm của thí sinh, tránh cách châm đếm ý cho điểm.
– Cần linh động trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1: Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích: Bình luận
– Điểm 0,5: trả lời đúng
– Điểm 0,0: trả lời sai
Câu 2: Những kỹ năng mềm mà bạn sinh viên mới ra trường cần có: kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng sử dụng máy móc công nghệ, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng thích nghi nhanh và kỹ năng giao tiếp. Đoạn trích bàn về kỹ năng giao tiếp.
– Điểm 0,5: Ghi lại chính xác.
– Điểm 0,0: Ghi sai, thiếu, sơ sài.
Câu 3: Giao tiếp không đơn thuần là một kỹ năng mà thực chất là một nghệ thuật, bởi vì:
+ Giao tiếp là một kỹ năng: Giao tiếp có những phương cách, quy chuẩn riêng mà không phải ai ngay từ khi sinh ra cũng đã được sở hữu. Học để vận dụng những phương cách, quy chuẩn ấy vào giao tiếp là một kỹ năng.
+ Giao tiếp thực chất là một nghệ thuật: Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi phải có sự tinh tế’, khéo léo, linh hoạt, nhanh nhạy, …. Khi giao tiếp đến đạt tầm cao, trình độ bậc thầy, giao tiếp năng lên thành một thứ nghệ thuật.
– Điểm 1,0: trả lời đúng.
– Điểm 0,5: trả lời đúng một nửa, sơ sài.
– Điểm 0,0: trả lời sai
Câu 4:
+ Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: so sánh, ẩn dụ, liệt kê.
+ Tác dụng: Khẳng định, nhấn mạnh giao tiếp là một nghệ thuật và vai trò của môi cá nhân trong việc tạo nên, thể hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ đối với thành công của quá trình giao tiếp. Làm cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, không khô khan.
– Điểm 1,0: trả lời đúng hai biện pháp và nêu đúng tác dụng.
– Điểm 0,5: trả lời đúng một nửa, sơ sài.
– Điểm 0,0: trả lời sai
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
*Yêu cầu về hình thức:
– Viết đúng đoạn văn, 200 từ.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lôi chính tả, dùng từ, đặt câu,..
*Yêu cầu về nội dung: thí sinh có thể trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí, thuyết phục. Có thể đảm bảo một số ý sau:
1. Giải thích câu nói:
– Thành công trong cuộc sông, công việc và sự nghiệp: Đạt được kết quả tốt đẹp như mong muốn trong mọi lĩnh vực.
– Kỹ năng giao tiếp: Khả năng vận dụng những phương thức, quy chuẩn của quá trình trao đổi thông tin, bộc lộ tư tưởng, tình cảm,.. vào thực tế đời sống.
2. Bình luận:
– Sự cần thiết, ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp:
+ Kỹ năng giao tiếp tốt: Việc truyền – lĩnh hội thông tin sẽ đạt hiệu quả cao, xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp, tạo đà thăng tiến trong lòng người, trong sự nghiệp (kèm theo dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề).
+ Kỹ năng giao tiếp hạn chế: Sụp đổ trong giao tiếp, tự tạo rào cản trên con đường dẫn đến thành công (kèm theo dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề).
– Mở rộng vấn đề:
+ Kỹ năng giao tiếp không phải là thứ dốc hết hấu bao ra là mua được. Phải học tập, rèn luyện mới có quyền sở hữu.
+ Kỹ năng giao tiếp kết hợp hái hòa, nhuần nhuyễn với các kỹ năng mềm khác, với tri thức, trí thông minh,. thì thành công có vững bền hơn.
3. Bài học nhận thức, hành động và liên hệ bản thân.
*Cho điểm
– Điểm 2,0: Đáp ứng được các yêu cầu trên
– Điểm 1,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ
– Điểm 1,0: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 0,5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
Câu 2 (5,0 điểm):
*Yêu cầu hình thức: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận về hai tác phẩm văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
*Yêu cầu nội dung:
1. Giới thiệu chung:
– Chí Phèo xứng đáng là một kiệt tác, kết tinh thành tựu truyện ngắn của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Còn Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc, tên tuổi Kim Lân gắn liền với thiên truyện nổi tiếng này.
– Hai tác phẩm trên đều viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhưng cách kết thúc truyện lại khác nhau.
2. Phân tích, giải thích và nêu ý nghĩa:
– Sự khác nhau trong cách kết thúc của hai thiên truyện:
+ Truyện ngắn Chí Phèo kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh cái lò gạch đã xuất hiện ở phần đầu tác phẩm. Khi nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong óc thị thoáng hiện ra hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ không và vắng người qua lại.
+ Còn truyện ngắn Vợ nhặt kết thúc bằng hình ảnh hiện lên trong óc nhân vật Tràng: đoàn người đi phá kho thóc của Nhật cùng với lá cờ đỏ của Việt Minh bay phấp phới. Hình ảnh này đối lập với những hình ảnh về cuộc sống thê thảm của người nông dân được miêu tả ở những phần trước của thiên truyện.
– Giải thích lí do về sự khác nhau trong hai cách kết thúc truyện:
+ Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau: Chí Phèo là tác phẩm viết trước Cách mạng (viết năm 1941) trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam đương thời. Còn Vợ nhặt viết sau năm 1945 (in trong tập Con có xâu xí , 1962) khi quần chúng nhân dân đã được cách mạng giải phóng.
+ Chí Phèo thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán, thời điểm mà nhà văn chưa nhìn thấy lối thoát cho những người nông dân nghèo khổ, cùng quẫn. Còn Vợ nhặt là tác phẩm của nền văn học cách mạng từ sau năm 1945, nhà văn có khả năng và sự cần thiết chỉ ra chiều hướng phát triển tích cực của đời sống xã hội.
+ Do ý đồ nghệ thuật của mỗi nhà văn trong từng tác phẩm.
– Ý nghĩa của mỗi cách kết thúc:
+ Kết thúc của truyện ngắn Chí Phèo đầy ám ảnh, góp phần tạo nên kết cấu theo kiểu vòng tròn, thể hiện lẩn quẩn, bế tắc của số phận người nông dân, đông thời cho thấy “hiện tượng Chí Phèo” vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội cũ.
+ Còn kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt mở ra hướng giải thoát cho số phận của các nhân vật, chỉ ra con đường sống của những người nông dân và cho thấy khi bị đấy vào trình trạng đói khát cùng đường thì những người nông dân nghèo khổ sẽ hướng tới cách mạng.
3. Đánh giá chung:
Cách kết thúc của Chí Phèo và Vợ nhặt thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao và Kim Lân, góp phần thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.
*Cách cho điểm:
– Điểm 5,0: đáp ứng được các yêu cầu trên.
– Điểm 4,0 – 4,5: cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
– Điểm 3,0 -3,5 : đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 2,0 – 2,5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 1,0 – 1,5: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
– Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
————- Hết ———
Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 môn Địa lý
Câu 1. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm
A. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 200
B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô
C. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm
D. xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm
Câu 2. Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải:
A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn
B. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng
C. chuyển đổi cơ cấu cây trồng
D. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nghề tôm phát triển ” bùng nổ” trong các năm trở lại đây là
A. điều kiện nuôi rất thuận lợi, kĩ thuật nuôi ngày càng được cải tiến
B. nhu cầu thị trường trong và ngoài nước được mở rộng
C. chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của nhà nước
D. giá trị thương phẩm được nâng cao nhờ công nghiệp chế biển phát triển
Câu 4. Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định là ranh giới ngoài của vùng
A. tiếp giáp lãnh hải.
B. nội thủy.
C. đặc quyền kinh tế
D. lãnh hải.
Câu 5. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích, dân số một số tỉnh của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, năm 2016
Tỉnh | Diện tích (km2) | Dân số (nghìn người) |
Quảng Ninh | 6.177,7 | 1.224,6 |
Hà Giang | 7.929,2 | 816,1 |
Cao Bằng | 6.700,2 | 529,8 |
Bắc Kạn | 4.860,0 | 319,0 |
Hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Mật độ dân số của tỉnh Hà Giang gấp 1,5 lần mật độ dân số tỉnh Cao Bằng.
B. Mật độ dân số của tỉnh Quảng Ninh gấp 3 lần mật độ dân số tỉnh Bắc Kạn.
C. Tỉnh Bắc Kạn có mật độ dân số cao nhất.
D. Tỉnh Quảng Ninh có mật độ dân số thấp nhất.
Câu 6. Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện
A. sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
B. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C. các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
D. việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Câu 7. Công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển không phải dựa chủ yếu vào
A. nguồn vốn đầu tư nước ngoài
B. nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ
C. một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn
D. nguồn nguyên liệu của nông, lâm, thủy sản
Câu 8. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành
A. có thế mạnh lâu dài.
B. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
C. tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác.
D. đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Câu 9. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển là
A. môi trường biển mang tính biệt lập
B. tài nguyên biển đa dạng
C. tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm trọng
D. môi trường biển dễ bị chia cắt
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, những bãi biển đẹp nổi tiếng nào sau đây không thuộc DH Nam Trung Bộ
A. Mũi Né, Mỹ Khê
B. Lăng Cô, Thịnh Long
C. Cà Ná, Mũi Né
D. Sa Huỳnh, Cà Ná
Câu 11. Hạn chế lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ để phát triển nông nghiệp là
A. chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng
B. diện tích đất canh tác không lớn
C. mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng
D. cơ sở vật chất, kĩ thuật chậm phát triển
Câu 12. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam, trang 30, hãy cho biết tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc là
A. Lạng Sơn
B. Phú Thọ
C. Quảng Ninh
D. Bắc Giang
Câu 13. Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông vận tải đường bộ nước ta là
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc
B. khí hậu và thời tiết thất thường
C. phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núi
D. thiếu vốn và cán bộ kỹ thuật
Câu 14. Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là
A. động đất, bão và lũ lụt.
B. mưa giông, hạn hán, cát bay
C. bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.
D. lũ quét, sạt lở, xói mòn
Câu 15. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ
A. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
B. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông
C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế
D. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển
……..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT số 3 An Nhơn, Bình Định Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 môn Địa lý, Ngữ văn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.