Canon là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực sản xuất máy ảnh. Tuy nhiên, bộ xử lý DIGIC trên máy ảnh Canon là gì và có những thế hệ nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết này, cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu cụ thể hơn nhé!
1. Bộ xử lý DIGIC là gì?
DIGIC là tên gọi của bộ xử lý tín hiệu và đơn vị điều khiển của máy ảnh kỹ thuật số và máy quay phim của hãng Canon, có nhiều thế hệ của DIGIC được sản xuất, phát triển và được phân biệt bởi số phiên bản. Trên máy ảnh Canon, DIGIC chính làbộ xử lý hình ảnh.
2. Bộ xử lý DIGIC phổ biến hiện nay
Được phát triển qua nhiều phiên bản, từ DIGIC thế hệ đầu tiên được gắn trên máy ảnh Powershot G3 (9 – 2002) đến thế hệ mới nhất (07 – 2019) là DIGIC 8. Tuy nhiên có những bộ xử lý DIGIC thế hệ đầu đã ngừng sản xuất và hiếm thấy trên thị trường, các phiên bản phổ biến hiện nay như:
DIGIC 4
Được giới thiệu vào năm 2008, các cải tiến của DIGIC 4 được hãng giới thiệu cụ thể như:
- Xử lý hình ảnh nhanh hơn so với người tiền nhiệm trước đó.
- Nâng cao khả năng giảm nhiễu hình khi ở mức ISO cao.
- Nâng cao hiệu năng khi xử lý ảnh RAW 14-bit.
- Có thể quay phim 1080p định dạng H.264.
- Nhận diện khuôn mặt trong live view.
DIGIC 4 được sử dụng cho các sản phẩm EOS 1100D, EOS 500D, EOS 550D,… và một số máy thuộc dòng PowerShot của Canon.
DIGIC 5
Bộ xử lý DIGIC 5 được Canon giới thiệu vào năm 2011 với tuyên bố khả năng xử lý sẽ nhanh gấp 6 lần so với DIGIC 4 và làm giảm sự nhiễu ảnh tới hơn 75%. Ngoài ra, DIGIC 5 phân tích hình ảnh gấp 4 lần để tạo mỗi điểm ảnh, giúp thu được nhiều chi tiết và màu sắc của khung cảnh hơn.
DIGIC 5 được sử dụng cho EOS 650D/700D/100D/EOS M và một vài máy ảnh PowerShot như: Canon PowerShot N, S100, S110, G15 và SX50 HS.
DIGIC 4+
Bộ xử lý DIGIC 4+ được giới thiệu trong năm 2014 để thay thế DIGIC 5 trong phân khúc máy ảnh compact (máy ảnh du lịch) với mức giá dễ chịu hơn. Dù thông số kỹ thuật không có sẵn tại buổi giới thiệu, nhưng Canon tuyên bố nó có tốc độ cao hơn 60% so với DIGIC 4.
DIGIC 4+ được trang bị nhiều trên các dòng IXUS như: Canon IXUS 185, Canon IXUS 190, Canon IXUS 285,… Dòng DSLR đầu tiên sử dụng DIGIC 4+ là EOS 1300D, được ra mắt vào tháng 4 – 2016.
DIGIC 6
Được giới thiệu vào năm 2013, DIGIC 6 có khả năng khử nhiễu hình ở mức ISO lên tới 6400 trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra, nó còn giảm thời gian lấy nét tự động và làm giảm giật hình so với tiền nhiệm, hiệu năng được cải tiến cho tốc độ chụp nhanh hơn.
Bên cạnh đó, sự cải tiến trên DIGIC 6 còn phản ánh nhiều vào chế độ quay phim, với việc có thể quay được phim định dạng MP4 và tốc độ khung hình 60 fps ở 1080p, ngoài ra còn có khả năng giảm nhiễu ở mức 30 fps và nâng cấp ổn định hình ảnh.
Bộ xử lý này có trong EOS 5DS/5DSR/80D/760D/750D/M3/M10, PowerShot G16/G1X Mark II/G3X/G5X/G7X/G9X, SX540HS,…
Dual DIGIC 6
Được giới thiệu vào năm 2015 trên Canon EOS 5DS, EOS 5DS R, bộ xử lý Dual DIGIC 6 (DIGIC 6 kép) thừa hưởng những cải tiến và nâng cấp như DIGIC 6 nhưng Dual DIGIC 6 sẽ được tăng cường về hiệu năng, cho phép chụp liên tiếp với tốc độ lên đến 10 khung hình mỗi giây ở định dạng RAW + JPEG, giúp bắt trọn mọi khoảnh khắc của chuyển động.
Có thể tìm thấy bộ xử lý Dual DIGIC trên model Canon EOS 5DS, EOS 5DS R, EOS 7D Mark II,…
DIGIC 7
Được giới thiệu vào năm 2016, Canon PowerShot G7X Mark II là máy ảnh Canon đầu tiên được trang bị bộ xử lý này, DIGIC 7 cho khả năng chụp thiếu sáng tốt hơn, ảnh sắc nét và tự nhiên, khả năng lấy nét tự động được cải tiến hiệu quả để theo dõi đối tượng và cho phép chụp các đối tượng quan trọng một cách chính xác.
Đối với các máy ảnh dòng EOS entry-level (máy chụp hình bán chuyên) sử dụng cảm biến APS-C thì DIGIC 7 giúp nâng dải ISO chuẩn thành 100 – 25.600, mở rộng lên 51.200, đồng thời cải thiện khả năng đo sáng và cân bằng trắng tự động, bộ nhớ đệm và tốc độ chụp liên tiếp.
Có thể tìm thấy bộ xử lý DIGIC 7 trên EOS 77D, EOS 800D, EOS M5, EOS M6, Powershot G7X Mark II, Powershot G9X Mark II,…
DIGIC 8
DIGIC 8 được giới thiệu vào tháng 2 năm 2018, nhờ nâng cấp về hiệu năng, nó có thể quay video 4K với tốc độ lên tới 25 khung hình/giây bằng cách sử dụng nén MPEG-4 AVC / H.264.
Bộ xử lý này được trang bị trên các dòng EOS R, EOS RP, SX740 HS, SX70 HS, EOS 250D, EOS 200D Mark II,…
3. So sánh giữa các phiên bản DIGIC
Tên | Năm ra mắt | Cải tiến | Trang bị trên |
DIGIC 4 | 2008 |
– Xử lý hình ảnh nhanh hơn. – Nâng cao hiệu năng khi xử lý ảnh RAW 14-bit. – Có thể quay phim 1080p định dạng H.264. – Nhận diện khuôn mặt trong live view. |
Canon EOS 1100D, EOS 500D, EOS 550D,… |
DIGIC 5 | 2011 |
– Nhanh hơn gấp 6 lần. – Giảm nhiễu ảnh hơn 75%. – Thu được nhiều chi tiết và màu sắc .của khung cảnh hơn. |
Canon EOS 650D/700D/100D/EOS M, PowerShot N, S100, S110, G15 và SX50 HS,… |
DIGIC 4+ | 2014 | – Tốc độ xử lý nhanh hơn 60%. | Canon IXUS 185, IXUS 190, IXUS 285, EOS 1300D,… |
DIGIC 6 | 2013 |
– Khử nhiễu hình ở mức ISO lên tới 6400 trong điều kiện ánh sáng yếu. – Giảm thời gian lấy nét tự động và làm giảm giật hình tốt hơn. – Hiệu năng cải tiến cho tốc độ chụp nhanh hơn. – Hỗ trợ quay phim 60fps. – Giảm nhiễu và nâng ổn định hình ảnh khi quay ở mức 30fps. |
EOS 5DS/5DSR/80D/760D/750D/M3/M10, PowerShot SX540HS, G3X/G5X/G7X/G9X, SX540HS,… |
Dual DIGIC 6 | 2015 | – Tăng cường về hiệu năng, cho tốc độ chụp lên đến 10 khung hình mỗi giây ở định dạng RAW + JPEG. | Canon EOS 5DS, EOS 5DS R, EOS 7D Mark II,… |
DIGIC 7 | 2016 |
– Cho khả năng chụp thiếu sáng tốt hơn, ảnh sắc nét và tự nhiên. – Cải tiến khả năng lấy nét tự động. – Nâng dải ISO chuẩn thành 100 – 25.600, mở rộng lên 51.200 (đối với dòng EOS bán chuyên) |
Canon EOS 77D, EOS 800D, EOS M5, EOS M6, Powershot G7X Mark II, Powershot G9X Mark II,… |
DIGIC 8 | 2018 | – Nâng cấp về hiệu năng, có thể quay video 4K với tốc độ 25 khung hình/giây bằng cách sử dụng nén MPEG-4 AVC / H.264. | Canon EOS R, EOS RP, SX740 HS, SX70 HS, EOS 250D, EOS 200D Mark II,… |
Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hơn về bộ xử lý DIGIC trên máy ảnh Canon và từ đó dễ dàng hơn trong việc chọn mua máy ảnh cho mình! Nếu có góp ý gì bạn có thể phản hồi bên dưới cho Thcslytutrongst.edu.vn biết nhé!