Bạn đang xem bài viết Bùi Bằng Đoàn là ai? Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bùi Bằng Đoàn – một cái tên không còn xa lạ đối với những người quan tâm đến công tác thanh tra và giám sát hoạt động của Chính phủ. Với vị trí là Trưởng ban Thanh tra đặc biệt, ông đã thể hiện được năng lực lãnh đạo và sự tận tụy trong việc xem xét, phát hiện và xử lý các vi phạm hành chính, tham nhũng và lợi ích cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước. Bằng sự quyết đoán và kỷ luật làm việc, ông Bùi Bằng Đoàn đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng một nền tảng chính trị vững mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Từng làm quan Nam Triều và sau đó được Hồ Chủ tịch mời làm việc cho Ban cố vấn Chủ tịch nước, Bùi Bằng Đoàn là ai? Chân dung về vị quan thanh liêm, chính trực, tận trung với nước sẽ được Chúng Tôi chia sẻ ngay sau đây!
Bùi Bằng Đoàn là ai?
Bùi Bằng Đoàn nguyên là Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I (1946 – 1955).
Ông từng làm quan Nam triều và giữ tới chức Thượng thư bộ Hình triều Nguyễn (1933 – 1945). Trước đó, ông từng là tri huyện ở Nghĩa Hưng – Nam Định; tri huyện Thanh Ba – Phú Thọ, Đại Từ – Thái Nguyên, Tiên Du – Bắc Ninh, tri phủ Xuân Trường – Nam Định.
Xuất phát là một vị quan thanh liêm, chính trực dưới triều đình phong kiến. Tuy nhiên, ông đã nhận thức rõ trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc và chính quyền cách mạng. Với tài năng và đức độ của mình, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời đảm nhiệm và giữ nhiều chức vụ quan trọng của quốc gia.
Tiểu sử Bùi Bằng Đoàn?
Bùi Bằng Đoàn sinh năm nào?
Bùi Bằng Đoàn sinh ngày 11 tháng 9 năm 1889. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học.
Cụ Bùi Bằng Đoàn mất năm nào?
Cụ Bùi Bằng Đoàn mất ngày 13 tháng 4 năm 1955 do tuổi cao, bệnh nặng. Ông qua đời tại Viện quân y 108 – Hà Nội.
Bùi Bằng Đoàn quê ở đâu?
Bùi Bằng Đoàn quê ở làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội). Gia đình ông có tất cả sáu người con.
Ông nội Bùi Bằng Đoàn là ai?
Ông nội Bùi Bằng Đoàn là Tiến sĩ Bùi Tuấn, hàm Thái tử Thiếu bảo. Ông từng làm Giám khảo các kỳ thi Hương, giữ chức Tả Tham tri Bộ Binh kiêm Tổng đốc tỉnh Bắc Ninh.
Cha Bùi Bằng Đoàn là ai?
Cha của Bùi Bằng Đoàn là cụ Bùi Tập. Ông từng giữ chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa (là một tỉnh cũ dưới thời Pháp thuộc, hiện nay chủ yếu là phần đất thuộc tỉnh Phú Thọ).
Chú dượng Bùi Bằng Đoàn là ai?
Chú dượng Bùi Bằng Đoàn là Dương Lâm. Ông chính là cụ Thiếu bảo Vân Đình, lúc đó làm Tham tri Nha Kinh lược Bắc Kì.
Cha mẹ của Bùi Bằng Đoàn đều mất sớm. Cho nên cả sáu anh em được chú dượng đưa về nuôi dưỡng và dạy học chữ Hán.
Anh/em trai ruột của Bùi Bằng Đoàn là ai?
Anh/em trai ruột của Bùi Bằng Đoàn là Bùi Bằng Phấn và Bùi Bằng Thuận. Khoa thi năm Bính Ngọ (1906), cả ba anh em đều đi ứng thí.
Kết quả, Bùi Bằng Phấn đỗ Tú tài. Trong khi Bùi Bằng Thuận và Bùi Bằng Đoàn cùng đỗ Cử nhân. Ba anh em ông được mệnh danh là Hà Đông tam bằng.
Về sau, Bùi Bằng Thuận còn đỗ Tiến sĩ khoa thi năm 1916. Ông cùng với Bùi Bằng Phấn đều làm quan Nam triều đến hàng Tuần phủ. Hai ông về hưu trước năm 1945.
Vợ Bùi Bằng Đoàn là ai?
Vợ Bùi Bằng Đoàn là bà Đoàn Thị Đức. Vợ chồng ông bà có tám người con gái và hai người con trai.
Cuối năm 1948, ông được đưa về xuôi để dưỡng bệnh. Khi về gần đến nhà, gặp lính Pháp đang càn quét ở Vân Đình nên ông phải lánh đi.
Khi đó, bà Đoàn Thị Đức ở nhà một mình và đang cất giấu tài liệu thì bị giặc Pháp xông vào bắn chết. Nhưng mãi tới năm 1955, khi về thăm nhà ông Bằng mới biết vợ mình đã hi sinh.
Cuộc đời và hoạt động của Bùi Bằng Đoàn
Vị quan thanh liêm, chính trực
Năm 1907, Bùi Bằng Đoàn thi vào trường Hậu Bổ (như trường Hành chính quốc gia) tại Hà Nội. Ông thông thạo cả Pháp văn và Hán văn.
Năm 1911, ông tốt nghiệp. Ông đã được bổ làm Tri huyện, sau đó là Tri phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định; Án sát tỉnh Bắc Ninh; Tuần phủ các tỉnh Cao Bằng, Ninh Bình. Rồi sau đó, ông giữ chức Thượng thư bộ Hình của triều đình Huế, trong nội các của Phạm Quỳnh năm 1933, hàm Thái tử Thiếu bảo.
Trong cuộc đời làm quan của mình, ông nổi tiếng là vị quan đức độ, thanh liêm, chính trực, chăm dân. Trên công đường làm quan, ông đều cho treo một bảng thông báo “không nhận quà biếu”. Với người nhà, ông cấm không cho nhận quà, nếu lỡ nhận thì phải mang trả lại ngay.
Khi làm Tri phủ Xuân Trường (Nam Định), Bùi Bằng Đoàn đã đề xuất và thực hiện việc đắp đê Bạch Long. Mục đích là ngăn nước mặn, để tạo vùng trồng lúa và trồng dâu. Ghi công đức của ông, người dân địa phương đã làm lễ tế sống vị “phụ mẫu chi dân” trẻ tuổi ngay nơi nhậm chức.
Năm 1925, báo chí lên án cảnh phu đồn điền ở miền Nam bị bóc lột dã man. Trước sự việc, Chính phủ Nam triều đã cử Bùi Bằng Đoàn vào Nam thanh tra các đồn điền cao su của Pháp.
Ông đã tiến hành thanh tra thấu đáo, viết một bản báo cáo 100 trang bằng tiếng Pháp. Trong đó, ông đã chỉ rõ những điều vô lý trong chính sách đối với phu đồn điền.
Những kiến nghị xác đáng của ông đã được nhà đương cục chấp nhận. Nhờ đó, những chế độ hà khắc đối với công nhân đồn điền cao su được giảm thiểu.
Năm 1925, khi đang làm Tri phủ Nghĩa Hưng (Nam Định), ông được mời lên Hà Nội làm thông ngôn cho phiên tòa đại hình xử vụ án cụ Phan Bội Châu.
Với tính cách cương trực, đúng đạo lí, Bùi Bằng Đoàn đã thông dịch rõ ràng, trung thực những lý lẽ đanh thép của cụ Phan Bội Châu. Để rồi sau đó, tòa án buộc phải giảm án cho cụ Phan từ chung thân xuống hình thức an trí ở Huế.
Đầu năm 1933, ông được bổ nhiệm làm Tuần phủ tỉnh Ninh Bình. Sau đó, khi Phạm Quỳnh tổ chức Nội các, ông được bổ nhiệm làm Thượng thư bộ Hình.
Trong mười hai năm ở kinh đô Huế, ông trông coi việc xử kiện tại các tỉnh Trung Kì; chỉ đạo việc soạn thảo các luật cho Trung Kì bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và dịch ra chữ Hán.
Một lòng hướng về chính quyền cách mạng
Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Vua Bảo Đại xuống chiếu thành lập Chính phủ nhưng ông đã từ chối tham gia và cáo quan về quê. Tuy nhiên, Chính phủ Nam triều đã nhất quyết mời ông ở lại và giao ông giữ chức Chánh nhất Tòa Thượng thẩm Hà Nội. Thời điểm “đêm trước” của cách mạng, tổ chức Việt Minh đã mời ông làm Hội trưởng Hội bảo vệ tù chính trị.
Ngày 2/9 /1945, ông được mời dự lễ Tuyên ngôn Độc lập tại Ba Đình. Tại buổi lễ, Bùi Bằng Đoàn đã gặp Hồ Chủ tịch. Bác Hồ có ý mời ông tham gia chính quyền cách mạng. Tuy nhiên, ông vẫn từ chối và về quê an trí ở Liên Bạt, Hà Tây.
Ngày 17/11/1945, ông nhận được thư của Hồ Chủ tịch mời tham gia Ban cố vấn Chủ tịch nước; thành viên Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết đất nước.
Trong phiên họp của Chính phủ ngày 14/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị thành lập một Ban Cố vấn riêng gồm 10 vị. Trong đó có tên ông Bùi Bằng Đoàn.
- Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thiết lập Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ có ông Bùi Bằng Đoàn. Ban này được lập ra để đảm bảo cho bộ máy nhà nước được trong sạch, vững mạnh.
- Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 78/SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết quốc gia trực thuộc Chính phủ; đặt dưới quyền điều khiển của Chủ tịch Chính phủ. Ủy ban gồm 40 vị là những trí thức, nhân sĩ, các bộ trưởng và thứ trưởng, trong đó có Bùi Bằng Đoàn.
- Ngày 6/1/1946, Bùi Bằng Đoàn ứng cử đại biểu Quốc hội tại tỉnh Hà Đông và trúng cử, đồng thời được Hồ Chủ tịch và Chính phủ cử làm Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ (tương đương với chức Tổng Thanh tra Chính phủ).
- Ngày 2/3/1946, ông được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội. Ông tham gia thành lập Hội liên hiệp quốc dân (Hội Liên Việt).
- Ngày 8/1/1946, ông được cử làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội thay cho ông Nguyễn Văn Tố. Ngày 18/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cơ quan Ban Thường trực Quốc hội phải sơ tán đến địa điểm mới tại chính ngôi nhà của ông ở thôn Liên Bạt trong một thời gian.
- Năm 1947 và năm 1948, ông làm việc ở chiến khu Việt Bắc. Ban Thường trực Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến với Chính phủ. Trong đó, có rất nhiều ý kiến, đề xuất đến từ Bùi Bằng Đoàn.
Cuối năm 1948, ông bị bệnh, Hồ Chủ tịch trực tiếp chỉ thị tổ chức đưa ông về Liên khu III để chữa bệnh. Khi hòa bình lập lại, ông trở về Hà Nội để dưỡng bệnh. Năm 1955, ông qua đời tại Hà Nội.
Tham gia chính quyền mới, Bùi Bằng Đoàn toàn tâm toàn ý phụng sự nhân dân và kháng chiến. Với cương vị là Trưởng ban Thường trực Quốc hội, ông đã có đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tặng thưởng và vinh danh
Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp chính trị của mình, Bùi Bằng Đoàn đã được Nhà nước tặng thưởng hai huân chương cao quý:
- Huân chương Độc lập hạng Nhất.
- Huy chương Kháng chiến hạng Nhất.
Ngoài ra, tên của ông cũng được đặt cho các con phố ở các địa phương:
- Một con phố ở phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội.
- Một phố nằm cạnh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
- Một con phố ở trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 16/9/2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh cụ Bùi Bằng Đoàn.
Thông qua bài viết, chúng ta đã biết được Bùi Bằng Đoàn là ai. Các bạn hẳn đã có hình dung về vị Trưởng ban Thường trực Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một thời. Đừng quên theo dõi Chúng Tôi để cập nhật thêm thông tin mới nhé!
Bùi Bằng Đoàn là một nhân vật quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Ông là Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, vị trí mà ông đảm nhận với nhiệm vụ giám sát và phê chuẩn các hoạt động của các cơ quan chính quyền.
Qua vai trò của mình, Bùi Bằng Đoàn đã chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo tài ba và có tầm nhìn sáng suốt về công việc của mình. Ông đã đưa ra nhiều phương án và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính phủ, đặc biệt là vấn đề liên quan đến đối tác và việc sử dụng tiền công tác.
Bùi Bằng Đoàn lấy phương châm “minh bạch, công bằng và hiệu quả” làm nguyên tắc hành động, và ông đã áp dụng nguyên tắc này vào quá trình làm việc của mình. Ông luôn luôn tìm kiếm sự công bằng cho tất cả các bên liên quan và đảm bảo rằng quyền lợi của người dân được bảo vệ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào ý kiến của Bùi Bằng Đoàn cũng được chấp nhận một cách dễ dàng. Trong quá trình làm việc của ông, ông đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức từ các bên liên quan. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và tài năng của mình, ông đã vượt qua mọi khó khăn và đạt được những thành công đáng kể.
Với các phẩm chất lãnh đạo xuất sắc và niềm tin mạnh mẽ vào công tác thanh tra, Bùi Bằng Đoàn đã ghi danh vào lịch sử của Việt Nam với những đóng góp tích cực của mình. Ông đã góp phần xây dựng một hệ thống chính trị minh bạch và công bằng, và là một trong những người đã đưa đất nước tiến xa hơn trên con đường phát triển và đổi mới. Bùi Bằng Đoàn xứng đáng nhận được sự công nhận và tôn trọng của cộng đồng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bùi Bằng Đoàn là ai? Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Bùi Bằng Đoàn
2. Thanh tra đặc biệt
3. Trưởng ban
4. Chính phủ
5. Đoàn thanh tra đặc biệt
6. Bùi Bằng Đoàn là ai?
7. Thanh tra chính phủ
8. Chủ tịch ban thanh tra
9. Công tác thanh tra
10. Vai trò của Bùi Bằng Đoàn
11. Đảng viên
12. Bộ máy chính quyền
13. Qui trình thanh tra
14. Kiểm soát, giám sát
15. Bảo đảm công trình+xây dựng