Chúng ta thường nghe thông tin về loại bụi mịn PM2.5 làm ô nhiễm không khí và gây hại lớn đến sức khỏe. Vậy bụi PM2.5 là gì? Tác hại và cách phòng tránh bụi mịn PM2.5 ra sao? Cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bụi mịn PM2.5 là gì?
Bụi là hỗn hợp các hợp chất dạng rắn hoặc lỏng bay trôi nổi trong không khí, các hợp chất có trong bụi còn được gọi chung là Particulate Matter – ký hiệu PM. Trong đó, các hạt bụi có kích thước siêu vi (micron) được biết đến nhiều nhất như:
- PM10: Loại bụi mịn có đường kính từ 2.5 đến 10 micronkích thước bằng một phần triệu mét.
- PM2.5: Loại bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 micron.
- PM1.0: Loại bụi siêu mịn có kích thước 1 micron.
- Bụi nano PM0.1: Loại bụi siêu mịn có kích thước dưới 0.1 micron.
Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2,5 micron trở xuống (so với sợi tóc con người thì nó nhỏ hơn khoảng 30 lần).
Nguyên nhân gây ra bụi PM 2.5
Bụi mịn PM2.5 xuất hiện trong không khí bắt nguồn từ nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo.
Nguyên nhân tự nhiên
- Cháy rừng: Những vụ cháy rừng lớn trên toàn thế giới phần lớn do biến đổi khí hậu đột ngột gây nên. Sự biến đổi khí hậu đột ngột làm phát tán ra môi trường một lượng lớn bụi, dẫn đến việc môi trường không khí bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.
- Bụi thiên nhiên: Sa mạc, đất cát, phun trào núi lửa cũng là một trong những nguyên nhân lớn góp phần tạo nên một lượng lớn bụi mịn phát tán trong không khí, làm ô nhiễm không khí.
- Thời điểm giao mùa: Vào khoảng các tháng 10 – 11 trong năm thường xuất hiện sương mù. Những lớp sương mù dày này góp phần làm cho các lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được, từ đó làm cho thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi dày (bụi mịn, siêu mịn,…).
Nguyên nhân nhân tạo
- Giao thông vận tải: Các phương tiện cá nhân cũng sản sinh ra lượng khói thải nhất định, cát bụi cuốn theo trong quá trình di chuyển, bào mòn bề mặt đường ra không khí, từ đó làm gia tăng lượng bụi mịn lớn làm ô nhiễm không khí.
- Sinh hoạt: Việc sử dụng bếp than, bếp củi, dầu để nấu nướng cũng sinh ra lượng khói thải nhất định, làm gia tăng bụi mịn trong không khí.
- Sản xuất công nghiệp: Các nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp thường thải một lượng lớn khói thải ra môi trường, không khí, từ đó làm gia tăng lượng bụi mịn trong không khí.
- Rác thải: Rác sinh hoạt, rác công nghiệp làm sản sinh ra vi khuẩn, bụi mịn, từ đó gây ảnh hưởng đến luồng không khí sạch bạn hít thở mỗi ngày.
- Xây dựng: Quá trình xây dựng chung cư, cao ốc, cầu đường cũng là một nguyên nhân gây ra bụi mịn trong môi trường, làm ảnh hưởng đến không khí nghiêm trọng.
- Nông nghiệp: Vận chuyển, đốt rơm rạ sinh ra khói thải độc hại, ảnh hưởng đến luồng không khí sạch trong môi trường.
Tác hại của bụi PM2.5
Bụi mịn PM2.5 mang đến những vi khuẩn có hại cho cơ thể, từ đó gây ra hiện tượng dị ứng da, làm bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu tiếp xúc với lượng bụi mịn nhiều còn có thể gây ra các hiện tượng viêm mũi, đau mắt, các bệnh về tai mũi họng.
Bụi PM 2.5 có thể hấp thụ chất độc, đồng thời mang theo vi khuẩn và virus ngoài môi trường. Chính vì vậy, khi chúng xâm nhập vào cơ thể bạn, chúng sẽ thải độc tố ngầm vào cơ thể bạn, từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch. Vậy nên, những người sống ở các thành phố lớn, có mức độ ô nhiễm cao thường dễ mắc các bệnh vặt hơn những người sống ở những nơi có không khí trong lành.
Bụi PM2.5 xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua hoạt động hít thở. Sau đó, chúng theo đường dẫn khí, bám và tích tụ vào bề mặt phổi. Khi lượng bụi này tích tụ nhiều theo thời gian có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến phổi của bạn.
Bên cạnh đó, bụi mịn PM2.5 phá hủy và đẩy nhanh quá trình Apoptosis -một trong những cơ sở sinh bệnh học quan trọng nhất của bệnh tim mạch. Chính vì vậy khi hít phải 1 lượng lớn bụi mịn PM2.5 thì có thểlàm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim.
Các nghiên cứu trên não người đã đưa ra cho chúng ta thấy khi chúng ta tiếp xúc với bụi mịn PM2.5, chúng có thể di chuyển từ từ vào não, từ đó thẩm thấu vào và làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnhthoái hóa não của chúng ta.
Đặc biệt, bụi mịn PM2.5 chứa kim loại được các nhà khoa học nghiên cứu là nguyên nhân gây ung thư và khủng khiếp hơn là biến đổi gen ở người.
Cách phòng tránh bụi mịn PM2.5
Sử dụng khẩu trang chuyên dụng khi ra đường
Khẩu trang là vật hữu ích khi ra đường trong thời điểm ô nhiễm nặng nề hiện nay. Tuy nhiên khẩu trang thông thường không lọc được các hạt bụi siêu mịn PM2.5.
Để lọc các loại bụi siêu mịn này chúng ta cần đeo khẩu trang chuyên dụng hoặc có một mẹo nhỏ là đeo hai chiếc khẩu trang y tế lồng vào nhau, hoặc đeo một lớp khẩu trang và lót một chiếc khăn giấy mỏng bên trong (cách này chỉ tạm thời vì gây bí, khó chịu cho người đeo).
Để lọc bụi tốt nhất bạn nên chọn khẩu trang N95, N99 hoặc khẩu trang lọc khí chuyên dụng. Khẩu trang N95 lọc được 95% bụi và vi khuẩn, khẩu trang y tế thông thường lọc được 30%-40% lượng bụi, đeo hai lớp khẩu trang y tế thì lượng bụi được ngăn chặn lên 90%. Khẩu trang lọc khí chuyên dụng nổi bật bởi khả năng chống bụi mịn, vi khuẩn, virus, giúp lọc sạch không khí đảm bảo sức khỏe cho người dùng.
Phụ kiện khẩu trang lọc khí khuyến mãi giá sốc
Sử dụng máy lọc không khí trong nhà
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc không khí có khả năng lọc sạch vi khuẩn, nấm mốc, các tác nhân gây dị ứng,… đặc biệt lọc được bụi siêu mịn PM2.5 và PM10.
Một số máy lọc không khí thông minh như Xiaomi có thể đo được chất lượng không khí sau khi lọc, giúp người dùng an tâm hơn trong suốt quá trình sử dụng.
Máy lọc không khí khuyến mãi, giá cực tiết kiệm
Thói quen sinh hoạt tốt cho sức khỏe
- Để hạn chế tác hại của ô nhiễm không khí chúng ta nên tạo thói quen vệ sinh mũi, họng thường xuyên. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cáchăn uống lành mạnh, tập thể dục, tránh nơi khói bụi nhất có thể.
- Đối với trẻ sức đề kháng yếu cần nhắc trẻ đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, tránh tiếp xúc môi trường bụi bẩn khói thuốc.
- Trong những ngày không khí ô nhiễm, hạn chế mở cửa sổ hoặc đi ngoài đường.
Bụi siêu mịn PM2.5 gây tác hại khôn lường, mỗi người chúng ta nên tự bảo vệ mình trước ô nhiễm không khí và góp phần bảo vệ môi trường bằng những việc nhỏ như không xả rác bừa bãi, hạn chế đi xe cơ giới khi cần di chuyển khoảng cách gần, sử dụng phương tiện giao thông công cộng,…