Bạn đang xem bài viết Các dạng Toán thường gặp trong đề thi học kì 2 lớp 5 Ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các dạng Toán thường gặp trong đề thi học kì 2 lớp 5 bao gồm 5 dạng Toán, cùng 2 đề ôn tập, giúp các em học sinh lớp 5 nắm chắc kiến thức môn Toán 5, để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới.
Với 5 dạng Toán thường gặp trong đề thi học kì 2 như: Tìm thành phần chưa biết, thực hiện phép tính, bài toán chuyển động, bài toán có yếu tố hình học, sẽ giúp các em rất nhiều trong quá trình ôn thi học kì 2. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Các dạng Toán trong đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5
Dạng 1: Các câu hỏi trắc nghiệm
Các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến số thập phân, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, đổi đơn vị đo, hình tròn,…
Câu 1: Hỗn số được viết dưới dạng phân số là:
A.
B.
C.
D.
Câu 2: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 3,15kg = …g là:
A. 3150
B. 315
C. 31,5
D. 3,15
Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 4m27cm2 = ….cm2 là:
A. 470
B. 40 070
C. 4700
D. 40007
Câu 4: Cho các số đo thời gian: 15 phút, nửa giờ, 3/4 giờ, 40 phút. Đáp án sắp xếp đúng thứ tự các số đo thời gian trên theo thứ tự từ lớn đến bé là:
A. 15 phút, 3/4 giờ, 40 phút, 1/2 giờ
B. 3/4 giờ, 40 phút, nửa giờ, 15 phút
C. 15 phút, 40 phút, nửa giờ, giờ
D. 15 phút, nửa giờ, giờ, 40 phút
Câu 5: Bán kính của một hình tròn là 3,5cm. Chu vi của hình tròn đó là:
A. 21,98cm
B. 43,96cm
C. 10,99cm
D. 32,97cm
Câu 6: Số thập phân gồm 28 đơn vị, 3 phần trăm, 7 phần nghìn được viết là:
A. 28,073
B. 28,73
C. 28,037
D. 28,37
Câu 7: Lớp học có 12 nữ và 18 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?
A. 60%
B. 40%
C. 70%
D. 30%
Câu 8: Thể tích của hình lập phương có cạnh bằng 4m là:
A. 64m3
B. 16m3
C. 32m3
D. 42m3
Câu 9: 15% của 52 là:
A. 25
B. 15
C. 7,8
D. 4,8
Câu 10: Một hồ nước có thể tích là 2,5m3. Vậy số lít nước được chứa đầy trong hồ là:
A. 25 lít
B. 2005 lít
C. 25 lít
D. 2500 lít
Đáp án:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
D | A | D | C | A | C | B | A | C | D |
Dạng 2: Tìm thành phần chưa biết (tìm X)
a. X – 23,4 = 8,4 x 2 |
b. 10 – X = 46,8 : 6,5 d. X + 5,84 = 9,16 |
Lời giải:
a. X – 23,4 = 8,4 x 2
X – 23,4 = 8,4 x 2
X – 23,4 = 16,8
X = 16,8 + 23,4
X = 40,2
c. 34,8 : X = 7,2 + 2,8
34,8 : X = 10
X = 34,8 : 10
X = 3,48
b. 10 – X = 46,8 : 6,5
10 – X = 7,2
X = 10 – 7,2
X = 2,8
d. X + 5,84 = 9,16
X = 9,16 – 5,84
X = 3,32
Dạng 3: Thực hiện phép tính
Đặt rồi tính
a, 68,759 + 26,18
c, 7 phút 35 giây + 5 phút 45 giây
e, 5,28 : 4 f, 0,75 phút x 6
b, 28,12 x 3,5
d, 14 giờ 24 phút – 6 giờ 48 phút
Lời giải: Học sinh tự đặt phép tính rồi tính:
a, 68,759 + 26,18 = 94,939 |
b, 28,12 x 3,5 = 98,42 |
c, 7 phút 35 giây + 5 phút 45 giây = 13 phút 20 giây |
d, 14 giờ 24 phút – 6 giờ 48 phút = 7 giờ 36 phút |
e, 5,28 : 4 = 1,32 | f, 0,75 phút x 6 = 4,5 phút |
Dạng 4: Bài toán chuyển động
Bài 1: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ?
Lời giải:
Vận tốc trung bình của xe máy là: 60km/giờ
Bài 2: Một ô tô và một xe máy xuất phát cùng một lúc đi từ A để đến B. Quãng đường AB dài 120km. Hỏi ô tô đến trước xe máy bao lâu, biết thời gian ô tô đi là 1,5 giờ và vận tốc ô tô gấp 2 lần vận tốc xe máy?
Lời giải:
Ô tô đến trước xe máy 1,5 giờ
Bài 3: Một ô tô khởi hành từ A lúc 6 giờ 15 phút với vận tốc 60km/giờ và đến B lúc 8 giờ 45 phút. Cũng trên quãng đường đó, một xe máy chạy hết 4 giờ thì vận tốc của xe máy là bao nhiêu km/giờ?
Lời giải:
Vận tốc của xe máy là 37,5km/giờ
Bài 4: Lúc 9 giờ 5 phút, một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 42km/giờ. Đến 9 giờ 20 phút, một ô tô đi từ A đuổi theo người đi xe máy với vận tốc 48km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe ô tô đuổi kịp xe máy?
Lời giải:
Sau 1,75 giờ ô tô đuổi kịp xe máy
Bài 5: Một thuyền máy xuôi dòng từ bến A đến bến B. Vận tốc của thuyền máy khi nước lặng là 21,5km/giờ và vận tốc dòng nước là 2,5km/giờ. Sau 1 giờ 45 phút thì thuyền máy đến B Tính độ dài quãng đường AB
Lời giải:
Độ dài quãng đường AB là 42km
Dạng 5: Bài toán có yếu tố hình học
Bài 1: Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng đáy lớn, chiều cao bằng đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó?
Lời giải:
Diện tích của đám đất đó là 22500m2
Bài 2: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của 3 kích thước của một hình hộp chữ nhật trên. Tính:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật
b) Thể tích hình lập phương.
Lời giải:
Thể tích của hình hộp chữ nhật là 504cm2 và thể tích của hình lập phương là 512cm2
Bài 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng bằng 90m. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó, trung bình cứ 100m2 thu được 15kg thóc. Tính:
a, Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó?
b, Trên cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
Lời giải:
Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật đó là 10800m2 và người ta thu hoạch được 16,2 tạ thóc
Đề ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 5
Đề 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2 ,3, 4, 5:
Câu 1: Trong số thập phân 67,183 chữ số 8 thuộc hàng nào?
A. Hàng chục
B. Hàng phần mười
C. Hàng phần trăm
D. Hàng phần nghìn
Câu 2: Số 0,45 viết dưới dạng tỉ số phần trăm là:
A. 45%
B. 4,5%
C. 450%
D. 0,45%
Câu 3: Diện tích hình tròn có đường kính bằng 20cm là:
A. 31,4 cm2
B. 62,8 cm2
C. 314 cm2
D. 125,6 cm2
Câu 4: Một lớp học có 30 học sinh, trong đó có 12 học sinh nữ. Vậy tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh của lớp đó là:
A. 250%
B. 40%
C. 66,7%
D. 150%
Câu 5: Diện tích thửa ruộng hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 20 m; 15 m, chiều cao là 10m là:
A. 350 m2
B. 175
C. 3000 m2
D. 175 m2
Câu 6: Một xe máy đi quãng đường 90 km mất 2 giờ 30 phút. Vận tốc xe máy đó là:
A. 36 km/giờ
B. 40 km/giờ
C. 45 km/giờ
D.225 km/giờ
Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3 giờ 45 phút = …………… giờ
b) 8 tấn 5 kg = ………………….kg
c) 9m2 5dm2 = ……………….. m2
d) 25m3 24dm3 = ………………..m3
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 8: Đặt tính rồi tính: (2 điểm)
a) 658,3 + 96,75 b) 28,7 – 12,35 c) 14,8 x 6,5 d) 12,88 : 5,6
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 9: Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 9m, chiều rộng 6 m và chiều cao 4 m. Người ta muốn sơn trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng, biết rằng diện tích các ô cửa là 10,5 m2. Hãy tính diện tích cần sơn. (2 điểm)
Câu 10: Khi nhân một số với 3,5, một học sinh đã đặt các tích riêng thẳng cột như phép cộng nên kết quả giảm đi 337,5. Tìm tích đúng? (1 điểm)
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | A | C | B | D | A |
0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 1 điểm | 1 điểm |
Câu 7: ( 1 điểm) Điền đúng mỗi phần được 0,25 điểm
a) 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
b) 8 tấn 5 kg = 8005 kg
c) 9m25dm2 = 9,05 m2
d) 25m3 24dm3 = 25,024 m3
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu 8: ( 2 điểm) Làm đúng mỗi phần được 0,5 điểm
a) 755,05
b) 16,35
c) 96,20
d) 2,3
Câu 9: (2 điểm)
Diện tích xung quanh căn phòng là: 0,25 điểm.
(9 + 6) x 2 x 4 = 120 (m2) 0,5 điểm.
Diện tích trần nhà là: 0,25 điểm.
9 x 6 = 54 (m2) 0,25 điểm.
Diện tích cần sơn là: 0,25 điểm.
120 + 54 – 10,5 = 163,5 (m2) 0,25 điểm.
Đáp số: 163,5m2 0,25 điểm
Câu 10: (1 điểm)
Khi nhân một số với 3,5, một học sinh đã đặt các tích riêng thẳng cột nên:
Tích riêng thứ nhất bằng 0,5 lần thừa số thứ nhất.
Tích riêng thứ hai bằng 0,3 lần thừa số thứ nhất. 0,25 điểm
Tích sai gồm: 0,5 + 0,3 = 0,8 (lần thừa số thứ nhất.) 0,25 điểm
Tích sai đã bị giảm đi: 3,5 – 0.8 = 2,7 (lần thừa số thứ nhất.)
Thừa số thứ nhất là: 337,5 : 2,7 = 125 0,25 điểm
Tích đúng là: 125 x 3,5 = 437,5 0,25 điểm
Đáp số: 437,5
Đề 2
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm). Ghi đáp án, câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra.
Câu 1. (1 điểm). Chữ số 6 trong số thập phân 45,678 có giá trị là: (Số học – M1)
A. 6
B. 600
C.
D.
Câu 2. (1 điểm). Hỗn số = … ? Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: (Số học – M1)
A.
B.
C.
D.
Câu 3. (1 điểm).
a) 1 hm2 = … dam2? Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: (Đại lượng – M1)
A. 10
B. 100
C. 1000
D. 0,01
b) 2021ml = … ? Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: (Đại lượng – M2)
A. 2 l 21 ml
B. 20 l 21 ml
C. 202 l 1 ml
D. 2,021 m3
Câu 4. (0,5 điểm). Hình lập phương có diện tích một mặt là 64 dm2. Thể tích của hình lập phương đó là … (Hình học – M2)
PHẦN II: TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu 5. (1,5 điểm). Đặt tính rồi tính. (Số học – M2)
a) 3 ngày 20 giờ + 2 ngày 9 giờ
b) 4 giờ 12 phút : 3
c) 3 năm 8 tháng x 5
Câu 6. (1 điểm).Tính bằng cách thuận tiện nhất. (Số học – M3)
20,21 x a + 20,1 x b + 20,2 x c + 79,79 x a + 79,9 x b + 79,8 x c
(Biết a + b + c = 20,21)
Câu 7. (1 điểm). (Hình học – M1)
Một bồn trồng hoa hình tròn có bán kính 1,5 m. Tính chu vi bồn hoa đó.
Câu 8. (1 điểm). (Giải toán – M2)
Một người bỏ ra 2 000 000 đồng để mua hoa quả về bán. Sau khi bán hết, người đó thu về 2 800 000 đồng. Hỏi người bán hoa quả đã lãi bao nhiêu phần trăm so với tiền vốn bỏ ra ?
Câu 9. (1 điểm). (Giải toán – M3)
Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 6 giờ 20 phút với vận tốc 50 km/h và đến tỉnh B lúc 9 giờ 25 phút. Tính độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B, biết dọc đường ô tô dừng lại 20 phút để đổ xăng.
Câu 10. (1 điểm). (Vận dụng – M4)
Nhà cụ Hưng có mảnh đất (như hình vẽ). Cụ đã đo độ dài các cạnh với các kích thước như sau: AB = 30m, BC = 18m, CD = 15m, DE = 35m, EA = 18m. Cụ Hưng nhờ bạn Hà tính giúp cụ diện tích của mảnh đất. Hà loay hoay chưa biết tính như thế nào. Em hãy trình bày cách tính của mình giúp cụ Hưng và bạn Hà hiểu nhé.
ĐÁP ÁN
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm). Ghi đúng các đáp án, câu trả lời vào giấy kiểm tra. Các câu thiếu đơn vị hoặc thiếu câu trả lời chỉ cho nửa số điểm.
Câu 1. C
Câu 2. D
Câu 3.
a) B
b) A
Câu 4. (0,5 điểm). Thể tích của hình lập phương đó là 512 dm3
PHẦN II: TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu 5. (1,5 điểm). Đặt tính, tính đúng kết quả, đổi đúng kết quả ý a, c, mỗi ý được 0,5 điểm. Nếu chỉ đặt tính đúng hoặc chưa đổi kết quả chỉ cho 0,25 điểm.
Câu 6. (1 điểm).Tính bằng cách thuận tiện nhất.
20,21 x a + 20,1 x b + 20,2 x c + 79,79 x a + 79,9 x b + 79,8 x c
= (20,21 + 79,79) x a + (20,1 + 79,9) x b + (20,2 + 79,8) x c
= 100 x a + 100 x b + 100 x c
= (a + b + c) x 100
= 20,21 x 100 = 2021
Câu 7. (1 điểm). Chu vi bồn hoa đó là: —> 0,25 điểm
1,5 x 2 x 3,14 = 9,42 (m) —> 0,5 điểm
Đáp số: 9,42 m —> 0,25 điểm
Câu 8. (1 điểm). Số tiền người đó lãi là:
2800000 – 2000000 = 800 000 (đồng) —> 0,5 điểm
Người đó lãi số phần trăm là:
800 000 : 2000 000 = 0,4 0,4 = 40%
Đáp số: 40% —> 0,5 điểm
Câu 9. (1 điểm).
Thời gian ô tô thực đi trên đường là:
9 giờ 25 phút – 6 giờ 20 phút – 20 phút = 2 giờ 45 phút
2 giờ 45 phút = 2,75 giờ —> 0,5 điểm
Độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là:
50 x 2,75 = 137,5 (km)
Đáp số: 137,5 km —> 0,5 điểm
Câu 10. (1 điểm).
a) Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCE và hình tam giác vuông CDE. b) Diện tích phần đất hình chữ nhật ABCE là: 30 x 18 = 540 (m2) Diện tích phần đất hình tam giác vuông CDE là: 15 x 35 : 2 = 262,5 (m2) Diện tích mảnh đất nhà cụ Hưng là: 540 + 262,5 = 802,5 (m2) |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các dạng Toán thường gặp trong đề thi học kì 2 lớp 5 Ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.