Bạn đang xem bài viết Cách bảo quản nước mía không bị đen tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nước mía là một loại thức uống mát bổ rẻ được nhiều người ưa thích. Vị ngọt thanh mát của nước mía giúp cơ thể giải nhiệt những ngày hè oi bức, nóng nực. Tuy nhiên việc bảo quản nước mía sau khi ép không bị đen, chua thì không phải ai cũng biết. Hôm nay Wiki Cách Làm sẽ chia sẻ một vài cách bảo quản nước mía không bị đen, uống ngon ngọt như lúc vừa xay xong. Mời các bạn cùng xem qua.
Nguyên nhân khiến nước mía bị chua, đen
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nước mía trở nên đen và bị chua. Dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu, mời bạn xem qua.
1. Thời gian sử dụng quá lâu
Nước mía được ép quá lâu chính là nguyên nhân chủ yếu khiến màu sắc và hương vị bị thay đổi. Dù bạn bảo quản tốt đến mấy thì màu sắc của nước mía vẫn bị biến đổi.
2. Đá uống kèm mất vệ sinh
Việc sử dụng đá lạnh uống kèm với nước mía sẽ giúp thức uống thêm ngon, lạnh mát. Nhưng chẳng may sử dụng nhầm đá lạnh bẩn, không sạch dễ khiến nước mía chua và nhanh hỏng hơn.
3. Nguồn nguyên liệu không đảm bảo
Thời gian để cây mía quá lâu cũng là nguyên nhân khiến nước mía đen và chua đi. Nếu sử dụng cây mía khô héo, có dấu hiệu ẩm mốc ở bên ngoài thường không nên sử dụng đế ép lấy nước mía. Bởi chính những dấu hiệu này khiến nước mía trở nên chua và kém chất lượng.
4. Máy ép nước mía không được vệ sinh sạch sẽ
Đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến nước mía đen và chua đi. Tốt nhất trước khi ép nước mía, bạn nên rửa thật sạch máy ép mía. Lau chùi cẩn thận từng chi tiết trên thân máy ép. Có thể vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua việc ép nước mía bẩn, không hợp vệ sinh.
Cách bảo quản nước mía không bị đen
1. Cách bảo quản cây mía tươi
Để nước ép mía không bị đen và chua, tốt nhất bạn không nên cạo vỏ cây mía trước thời gian ép quá lâu. Sử dụng bao lâu cạo vỏ bấy nhiêu, tránh cạo quá nhiều dễ bị mốc đỏ ở 2 đầu cây mía.
Nơi để mía cây ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất nên để cây mía ở những có đất ẩm ướt, đặc biệt để phần gốc mía tiếp xúc trực tiếp với đất ướt. Cách làm này sẽ giúp cây mía luôn tươi và không bị mất nước.
Cách khác, bạn hãy tưới nước vào cây mía 1 lần/ ngày. Cách làm này giúp cây mía tránh tình trạng mất nước dẫn đến khô héo.
2. Cách bảo quản nước mía
Cách 1. Bảo quản ở môi trường lạnh
Nếu bạn ép nước quá nhiều nhưng không sử dụng hết phần nước mía. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản. Tuy nhiên thời gian giữ nước mía không bị đen không quá 10 tiếng.
Quá thời gian bảo quản nước mía thì màu sắc và hương vị của thức uống này bị thay đổi. Chất lượng trở nên kém và không còn ngon như ban đầu.
Cách 2. Bảo quản ở nhiệt độ phòng
Bảo quản nước mía ở nhiệt độ phòng thì thời gian bảo quản khá ngắn so với môi trường lạnh, tầm 2 – 3 tiếng là hỏng và đen. Do đó bạn nên kết hợp thêm nước cốt chanh hoặc nước quất để kéo dài màu sắc và hương vị của nước mía.
Lưu ý: Khi bảo quản nước mía ở tủ lạnh, bạn nên cho vào túi đựng hoặc hộp kín để tránh vi khuẩn xâm nhập làm giảm chất lượng nước ép mía.
Mẹo nhỏ giúp nước mía thơm ngon
Để có một ly nước mía thơm ngon, luôn giữ màu xanh thì bạn cần có kinh nghiệm trong quá trình ép mía. Dưới đây là một vài bí quyết hay để giữ nước mía thơm ngon, thanh mát:
– Luôn vệ sinh máy ép mía, tránh để ruồi đậu vào. Trước khi ép hãy rửa thật sạch, sau khi ép xong hãy che đậy cẩn thận.
– Thanh mía ép phải cạo thật sạch vỏ bên ngoài, nhất là phải rửa thật sạch trước khi ép lấy nước.
– Tránh sử dụng chất bảo quản để kéo dài độ tươi và màu sắc của cây mía.
– Khi ép nước mía, bạn hãy kết hợp thêm nước cốt quất hoặc chanh để tăng phần ngon ngọt.
– Hãy kết hợp thêm đá lạnh để ly nước mía được thanh mát và bổ dưỡng.
Một vài lưu ý khi uống nước mía
Nước mía có rất nhiều công dụng bổ ích như giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, nhuận tràng, giảm tình trạng báo tón. Đặc biệt là mẹ bầu đang mang thai. Tuy nhiên khi sử dụng bạn hãy lưu ý một vài điều dưới đây:
– Tuy nước mía có tính ngọt, mát rất tốt trong việc thanh mát cơ thể nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Việc sử dụng quá nhiều ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu. Tốt nhất chỉ uống 1ly 200ml 3 lần/ tuần.
Thành phần nước mía có tính axit nhẹ, bởi thế bạn không nên để bụng đói khi uống nước ép mía.
– Do thời gian sử dụng nước mía khá ngắn, bạn nên uống ngay sau khi ép. Lúc này nước uống sẽ khá ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng vốn có.
– Khi nước mía chuyển màu xanh thành đen, xuất hiện vị chua thì nên bỏ đi. Tránh gây ngộ độc cho người sử dụng.
Xem thêm: Cách bảo quản rau trong tủ lạnh tươi lâu nhất
Trên đây là những cách bảo quản nước mía không bị đen và chua. Bạn nên tham khảo qua và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Hãy để những mẹo nhỏ này giúp bạn và gia đình có những ly nước mía thật thơm ngon và thanh mát.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách bảo quản nước mía không bị đen tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.