Bạn đang xem bài viết Cách cắm hoa chưng bàn thờ ngày Tết rước tài lộc tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vào những ngày tết, việc có chậu hoa trong nhà hay việc chưng hoa trên bàn thờ là chuyện không thể thiếu trong nếp sống người Việt để làm đẹp, không khí xuân tràn ngập trong căn nhà, nhất là trong đời sống tâm linh trong việc cúng tổ tiên, các chư vị thánh. Đây cũng được xem là 1 trong những phong tục truyền thống ngày tết trong câu nói “Mùa xuân là tết trồng cây”. Tuy nhiên, việc cắm hoa chưng bàn thờ ngày Tết không phải ai cũng biết rõ, nên chọn loại hoa nào để chưng trên bàn thờ gia tiên giúp năm mới tài lộc, may mắn.
Cách cắm hoa chưng bàn thờ ngày Tết
Trên bàn thờ nên đặt tối đa 2 lọ hoa là đủ, hoa cắm trong lọ đặt trên bàn thờ nên cắm vừa phải không quá nhiều, cắm thẳng không xòe ra 2 bên. Nếu cắm quá nhiều hoa và xòe ra 2 bên sẽ che khuất mắt của các bậc bề trên, đây là một điều không nên.
Bạn có thể chọn phối 2 hoặc 3 loại hoa khác nhau để lọ hoa trở nên phong phú và có nhiều màu sắc hơn, tuy nhiên không nên cắm quá nhiều hoa sẽ gây rối mắt, mất thẩm mỹ. Để năm mới đầy đủ, sung túc gia chủ nên cắm hoa hướng ra ngoài và hướng lên cao. Đây cũng là cách thể hiện sự tôn kính của con cháu với người đã khuất.
Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, Thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.
Những loại hoa nên cắm trên bàn thờ ngày Tết
1. Hoa mai
Hoa mai là loài hoa kiêu sa tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang. Trong ngày Tết, mọi người thường mua cây (hoặc cành) mai vàng nhiều lộc. Theo quan niệm của phong thủy khi hoa mai nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ đến với gia đình trong năm đó.
2. Hoa đào (xem cách cắm hoa đào theo phong thủy)
Cây đào được xem là tinh hoa của ngũ hành, nó không chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma, mà còn mang đến nguồn sinh khí, giúp con người khỏe mạnh và bình an trong năm mới.
3. Hoa lan
Hoa lan mang vẻ đẹp kiều diễm cùng hương thơm tinh khiết, từ lâu vốn là biểu tượng phong thủy của sự sinh sôi nảy nở. Lan đa dạng về chủng loại, màu sắc, lại có độ bền cao. Trang trí hoa này như mang cả tinh túy của tạo hóa vào ngôi nhà bạn ngày Tết. Bên cạnh đó, hoa lan đã được xem là biểu tượng của người sang trọng và quân tử nên chúng rất được yêu thích để trưng, trang trí cho những ngày quan trọng nhất của năm.
4. Hoa cúc
Hoa cúc là loài hoa rất phổ biến trong ngày Tết Việt Nam, hoa cúc với nhiều màu sắc, chủng loại khác nhau đem đến cho ngày đầu năm thêm sức sống và ấm áp hơn. Theo phong thủy, hoa cúc là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc, tuổi thọ cũng như sự hoan hỉ đến nhà. Ngoài ra, hoa cúc trắng còn là loài hoa biểu tượng cho sự duyên dáng và lòng hào hiệp.
5. Hoa hồng đỏ
Hoa hồng được xem là “nữ hoàng của các loài hoa” nở quanh năm, kèm theo ý nghĩa hạnh phúc ngập tràn, vĩnh cửu. Hoa hồng được nhiều người chọn để chơi Tết bởi màu hoa tươi vui, rất thích hợp cho ngày Tết. Với hoa Hồng, dù bạn cắm theo những kiểu đơn giản hay cầu kỳ thì chúng đều toát ra vẻ sang trọng, thanh lịch, tươi vui của ngày Tết. Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn chưng những bình hồng rất to ở phòng khách, vừa đẹp, lại trang trọng, mang đến may mắn, tốt lành.
Tuy nhiên, khi cắm hoa để bàn thờ ngày Tết nên chọn hoa hồng để thờ cúng là hoa phải có màu đỏ tươi (tránh màu nhạt, hồng phớt, trắng,…) và không xen lẫn các hoa nhiều màu khác để tỏ sự tôn nghiêm.
6. Hoa lay ơn (xem cách cắm hoa lay ơn tươi lâu ngày tết)
Hoa lay ơn còn một cái tên khác là “kiếm lan”. Đây là loại hoa được nhiều người ưa chuộng trong dịp ngày xuân năm mới. Hoa có dáng đẹp, tươi rất lâu. Hoa lay ơn là sự hiện diện của tình cảm ấm áp, keo sơn. Mỗi màu hoa lại có một ý nghĩa tình cảm khác nhau. Đây cũng là lý do mà trước đây trong đám cưới người Hà Nội cô dâu bắt buộc phải ôm theo một bó lay ơn đỏ
7. Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền rất được ưa chuộng ngày Tết vì theo quan niệm chúng sẽ mang lại ước vọng về một năm mới thịnh vượng và tài lộc, “tiền vào như nước”. Đặc biệt với hai loại đồng tiền đơn và đồng tiền kép, loại hoa này còn có nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ, cam, vàng,… để giúp cho bình hoa ngày Tết của gia đình bạn thêm bắt mắt, ấn tượng. Ngoài ra, loài hoa này còn là biểu tượng cho sức khỏe, tuổi thọ cho cả gia đình.
8. Hoa tầm xuân
Hoa tầm xuân có ý nghĩa sinh sôi nảy lộc mang đến may mắn cho năm mới của gia đình do đó ở một số gia đình mỗi năm tết đến hoa tầm xuân là vật trang trí không thể thiếu được.
9. Hoa thược dược
Vẻ đẹp bình dị, gần gũi của thược dược có một vị trí đặc biệt trong ngày Tết. Loài hoa mỏng manh và màu sắc sặc sỡ thích hợp với tiết trời mềm mại ngày xuân. Cắm một bình hoa thược dược trong ngày giúp cho tâm hồn thư thái, yêu đời.
Những loại hoa kiêng kỵ đặt trên bàn thờ ngày Tết
1. Hoa giả
Các nhà tâm linh cho rằng, không nên dâng chậu hoa cảnh hay hoa nhựa, hoa giả lên ban thờ vì kém trang nhã, tươi mát. Ngoài ra, hoa cúng là biểu hiện tấm lòng, do đó không nên dùng lễ giả để biểu thị tấm lòng chân thật. Dù đồ giả tuy không mất trang nghiêm, bất kính, hay có lỗi, nhưng chỉ nên trưng ngày thường, còn rằm tháng bảy, các tiết lễ Tết, sóc, vọng thì nên dâng cúng hoa tươi, có hương thơm.
2. Hoa sứ (hoa đại), hoa nhài
Hoa sứ (hay còn gọi là hoa đại) và hoa nhài đều mang màu trắng xinh đẹp và mùi hoa rất thơm nhưng lại bị liệt vào danh sách hoa không nên thờ cúng bởi những câu chuyện dân gian liên quan đến chuyện trai gái không đứng đắn. Ngoài ra, theo quan niệm, cây hoa này cũng là nơi trú ngụ của hồn ma, không nên đặt lên bàn thờ.
Hoa nhài là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh.
3. Hoa phù dung
Hoa phù dung tuy đẹp nhưng vì đặc tính “sớm nở tối tàn”, lại thay đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày, từ trắng muốt sang hồng, đỏ, rồi sậm dần và lụi tàn. Chính vì thế, nó đã trở thành loại hoa kiêng kị cho việc thờ cúng. Hoa có tên đẹp nhưng lại nhanh tàn, có tích không hay nên cũng không nên đặt lên bàn thờ.
4. Hoa râm bụt, hoa cúc áo
Hoa râm bụt (dâm bụt) và hoa cúc áo (dân gian gọi là hoa cứt lợn) có màu tươi, nhưng người ta không sử dụng để đặt trên bàn thờ, đơn giản vì tên gọi của chúng không đẹp, không thích hợp ở nơi cần sự tôn nghiêm.
Có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có tên không đẹp.
5. Hoa ly (cách cắm hoa ly để bàn )
Hoa này không nên dâng lễ Phật, bàn thờ gia tiên bởi người ta kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở bàn thờ gia tiên. Hoa ly có thể dâng nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu).
Hoa ly là loại hoa có vẻ quyến rũ, hoa rực rỡ kiêu sa nhưng vì tránh tên gọi “ly tán”, “chia ly”… nên tốt nhất chúng ta không dùng để đặt trên bàn thờ để mối quan hệ gia đình, dòng họ không vì thế mà ảnh hưởng, kể cả các Phật tử cũng thường tránh dùng hoa ly lễ Phật.
6. Hoa phong lan
Những chậu phong lan, giò treo phong lan có thể được sử dụng để trang trí phòng khách, treo ban công, cửa sổ ngày Tết. Tuy nhiên, vài ý kiến cho rằng chữ “phong” trong “phong lan” gợi đến sự phong tình, phóng đãng nên không dùng để dâng Phật, kính tổ.
7. Cúc vạn thọ
Nếu hoa cúc vàng là lựa chọn hoàn hảo cho bàn thờ thì cúc vạn thọ lại không được ưa chuộng bởi mùi hương nồng, có mùi hôi. Trong khi hoa thờ cúng cần chọn loại có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết để tăng thêm phần trịnh trọng, thể hiện lòng thành của gia chủ.
8. Hoa nhài
Hoa nhài là loài hoa đẹp, trong sáng, tinh khiết nhưng trong dân gian, loài hoa nhài không được xem trọng nên không chúng ta không được mang hoa nhài vào trang trí trên các bàn lễ Phật, thánh.
9. Hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt bề ngoài có màu sắc đẹp và lộng lẫy tuy nhiên tên gọi của loài hoa này không tốt chính vì vậy chúng ta không thể dùng loài hoa này bày trí ở bàn thờ tổ tiên. Đây là điều kiêng kỵ mà khi trang trí hoa bàn thờ nên chú ý.
10. Hoa đại
Hoa đại hay còn có các tên gọi khác như hoa hoa sứ, chăm pa. Loài hoa này thơm, màu sắc có sự trang nhã. Tuy nhiên trong trang trí bàn thờ không nên có loài hoa này bởi liên quan đến bộ phận nhạy cảm. Ngoài ra, trong tình yêu loài hoa này cũng không được đón nhận.
Chú ý:
– Khi cắm hoa vừa phải, đừng để hoa chiếm nhiều không gian trên bàn thờ.
– Đặt 2 lọ hoa ở 2 bên giúp tạo sự cân xứng. Cắm hoa không cần nhiều nhưng không để hoa quá xòe.
– Cắm hoa nên có sự đối xứng với nhau. Điều này giúp hoa có độ cân đối và tạo vẻ đẹp cho bản thờ.
– Hướng của hoa nên từ trong ra ngoài và từ dưới hướng lên cao. Điều này thể hiện sự tôn kính và giúp thể hiện sự sung túc, đầy đủ.
Sau khi đã chọn hoa cắm bàn thờ, tiếp đến bạn phải biết cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết đúng cách.
Wiki Cách Làm đã chia sẻ với các bạn cách cắm hoa chưng bàn thờ ngày Tết và những loại hoa nào nên và không nên dùng để cắm hoa chưng bàn thờ. Trong những ngày Tết Nguyên đán, hầu hết mọi gia đình đều trang trí bàn thờ gia tiên một cách trịnh trọng và đẹp mắt. Ngoài trang trí bằng những lọ hoa, bạn cũng nên trang trí bàn thờ bằng những đĩa trái cây ngũ quả theo quan niệm của dân gian.
Chúc bạn năm mới an lành như ý, an khang thịnh vượng!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách cắm hoa chưng bàn thờ ngày Tết rước tài lộc tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.