Bạn đang xem bài viết Cách đở đẻ cho chó và chăm sóc chó mẹ sau sinh tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sinh nở là giai đoạn khá nhạy cảm với chó mẹ. Nhiều người cho rằng việc sinh đẻ này là bình thường và cứ để cho chó sinh đẻ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn không chú ý đến cách chăm sóc (bởi 1 số dòng chó cảnh việc sinh đẻ khá khó khăn). Để đảm bảo an toàn cho chó mẹ và cún con, bạn có thể bỏ túi một số kinh nghiệm hay dưới đây nhé.
Những điều cần chú ý khi chó mẹ sắp đẻ
Bạn cần chú ý đến chu kỳ mang thai của chó mẹ. Thông thường sẽ là 63 ngày, một số trường hợp sẽ chênh lệch thời gian từ 55-72 ngày tùy theo từng giống chó.
Bạn không nên ép chó mẹ ăn quá nhiều trước khi sinh bởi có thể dẫn đến chứng khó tiêu. Nếu chúng đau đẻ và vật lộn 4-6h mà chưa thấy đẻ, bạn nên đưa thú cưng của mình tới gặp bác sĩ thú y để được thăm khám và cấp cứu.
Đối với các giống chó nhỏ, do cấu trúc xương chậu nhỏ, hẹp nên phần lớn đều dùng phương pháp đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả chó mẹ lẫn cún con.
Chuẩn bị vật dụng trước khi đỡ đẻ cho chó
- Chuẩn bị nơi sinh cho chó: sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát nhưng không nhiều gió, nắng.
- Chuẩn bị đầy đủ thuốc sát trùng còn 70 độ hoặc còn iode 5%, khăn bông, khăn giấy và kéo đã được khử trùng.
- Chuẩn bị sữa ấm cho chó mẹ để chúng uống sau khi sinh
Dấu hiệu nhận biết chó sắp đẻ
Vào thời điểm sắp đẻ, chó mẹ sẽ ăn rất ít, thậm chí là bỏ ăn, hay đi tiểu, cảm giác bồn chồn và cào bới như làm tổ. Đây là dấu hiệu báo chó con sẽ được sinh trong vòng 24-48h tới.
Trong vòng 12h cuối trước khi sinh, chó mẹ thân nhiệt thường giảm xuống thấp, đứng nằm không yên và chúng muốn tìm nơi yên tĩnh.
Chó có dấu hiệu thở mạnh, thở càng gấp là dấu hiệu đẻ càng tới gần, vùng bụng gồ lên, trườn xuống bụng dưới, kêu rên và thè lưỡi.
Cách đỡ đẻ cho chó
Bạn cần chuẩn bị vải lót sạch, khi chó mẹ bắt đầu đẻ sẽ lồi ra một màng bọc như quả bóng con, bạn dùng tay đỡ nhẹ màng bọc, tay kia vuốt bụng chó từ trên xuống. Nếu chó mẹ khó đẻ, bạn có thể hỗ trợ bằng cách dùng tay kéo nhẹ nhàng màng bọc đến khi chó con được sinh ra. Xé nhẹ nhàng màng bọc và dùng khăn bông ẩm để lau mặt cho cún con, điều này sẽ giúp cún con không bị ngạt thở.
Dùng ống bơm nhỏ hút nước ối trong miệng cún ra. Tiếp đến là bạn cắt dây rốn cho cún, chú ý là bạn không nên cắt sát quá và nên sát trùng bằng còn 70 độ hoặc cồn iode 5%.
Đặt chó con cạnh chó mẹ và tiếp tục thực hiện massage vùng bụng cho chó mẹ để đón những chú chó con tiếp theo.
Sau khi chó mẹ sinh xong, bạn lau khô chó con và phần sau của chó mẹ. Cho chó mẹ uống sữa ấm hoặc nước muối loãng. Để chúng nghỉ ngơi nơi thoáng mát, yên tĩnh và ít người qua lại.
Cách chăm sóc chó mẹ sau khi đẻ
Sau khi chó mẹ sinh xong bạn nhớ cung cấp thức ăn và cho chó ăn đầy đủ dinh dưỡng để chó mẹ có đủ sữa cho chó con.
Điều bạn cần nhớ là nên cho chó mẹ ăn đồ ấm (thức ăn ấm, sữa ấm…), thức ăn nên chú trọng nhiều hơn đến các nhóm canxi, đạm, trứng, thịt lợn xay nhuyễn. Chế độ ăn này cần được duy trì liên tục đến khi cún con được 4 tuần tuổi.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ hôm nay bạn đã biết cách đỡ đẻ và chăm sóc chó mẹ sau sinh như nào rồi. Nếu gặp khó khăn hoặc có thắc mắc gì, bạn nhớ chia sẻ với tindep.com nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách đở đẻ cho chó và chăm sóc chó mẹ sau sinh tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.