Bạn đang xem bài viết Cách làm tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo cực ngon tại nhà tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vào những ngày gần tết, đa số các gia đình đều tự làm những món ăn đặc trưng của ngày tết để trong tủ lạnh, khi nào cần thì mang ra dùng. Hôm nay, Wiki Cách Làm sẽ chia sẻ với các bạn về cách làm tôm khô, củ kiệu, trứng bắc thảo cực ngon tại nhà, đây là những món ăn đặc trưng vào mỗi dịp tết. Thay vì ra tiệm mua về với giá khá đắc đỏ, bạn có thể tự chế biến những món này với các công đoạn vô cùng đơn giản mà tiết kiệm rất nhiều chi phí. Cùng xem nhé!
Cách làm tôm khô ăn ngày tết tại nhà
Tôm khô là một đặc sản của vùng sông nước và là món ăn không thể chê vào đâu được rất nhiều người ưa chuộng. Những ngày tết, tôm khô có thể làm quà biếu tặng và giá của mỗi hộp tôm khô khi mua ngoài chợ không bao giờ là rẻ, từ vài trăm đến vài triệu tùy cân nặng. Vì thế các bà mẹ hãy tự tay chế biến món đặc sản này, vô cùng đơn giản không chút khó khăn.
Nguyên liệu làm tôm khô:
Để làm được 1 kg tôm khô chúng ta cần khoảng 5 – 6 kg tôm tươi (có thể dùng tôm đất, tôm thẻ, nói chung loại tôm nào cũng có thể làm được), nên chọn loại tôm tươi sống để thịt tôm khô được săn chắc và ngọt thịt hơn. Thông thường mình dùng loại tôm tươi có kích cỡ dài khoảng 7-8cm vì như vậy thành phẩm của chúng ta sẽ rất ngon, nhỏ quá thì ăn không ngọt hoặc lớn quá cứng khó nhai.
Chuẩn bị sẵn 0,5 lít nước và 1 muỗng muối.
Các bước làm tôm khô:
– Bước 1: Rửa sạch tôm vài lần bằng nước lạnh.
– Bước 2: Pha 1 muỗng canh lưng muối (nếu bạn chọn loại tôm biển thì lấy ít muối hơn tôm sông 1 ít vì thịt tôm biển đã có sẳn vị mặn) với 0,5 lít nước. Đun sôi hỗn hợp.
– Bước 3: Thả tôm vào hỗn hợp nước và muối đã đun sôi, thả từ từ mỗi lần một lượng vừa đủ, đảo đều đến khi tôm chính đỏ là được.
– Bước 4: Đổ tôm ra rổ, trải đều ra để cho ráo nước. Đợi tôm ráo nước và nguội bớt không còn nóng nữa.
– Bước 5: Đợi khi tôm đã nguội, bạn lột vỏ từng con (như vậy thịt tôm sẽ đẹp hơn khi khô lại) rồi trải đều ra nia mang đi phơi. Hoặc có thể phơi tôm, rải đều tôm ra 1 cái nia rồi đem đi phơi nắng. Nhớ cách khoảng vài giờ lại đảo đều tôm lên cho khô đều. Thông thường phải phơi 2 nắng, bóp thấy vỏ tôm giòn, con tôm bên trong đỏ tươi khô không ẩm là được (phải phơi thật khô tôm mới thơm và săn chắc).
– Bước 6: Cho tôm đã phơi vào một túi vải, lấy chày đập nhẹ đều. Sau đó đổ tôm ra sàn bỏ vỏ, lọc lấy phần cơm thịt của tôm thôi.
– Bước 7: Sau khi tôm đã khô hoàn toàn, bạn lấy tôm cho vào túi buộc kín lại hoặc cho tôm vào một cái lọ rồi đậy kín lại. Kế đến bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh và dùng dần. Vì để trong tủ lạnh sẽ bảo quản được tôm khô lâu hơn.
Cách làm củ kiệu tại nhà ngon như ngoài tiệm
Củ kiệu là món ăn đặc trưng của ngày tết, không thể thiếu trên các bàn tiệc. Để có thể làm được một món củ kiệu đúng chất một chút chua, một chút ngọt vừa đủ thì cùng theo dõi các bước dưới đây. Cách làm củ kiệu chua ngọt khá đơn giản nhưng làm thế nào để củ kiệu trắng giòn, không bị đen, hăng và giữ được lâu thì không phải ai cũng biết. Bắt tay vào thực hiện nào:
Nguyên liệu cần có khi làm củ kiệu:
– 1kg củ kiệu
– 350g đường
– 350g giấm trắng
– 2 muỗng canh muối
– 1 muỗng cà phê phèn chua
Các bước làm củ kiệu:
– Bước 1: Đầu tiên, bạn chuẩn bị một tô hoặc thau nước, cho vào một ít muối, cho kiệu vào ngâm trong hỗn hợp nước muối tầm 12 tiếng, để qua đêm là tốt nhất, ngâm xong, bạn lấy kiệu ra rửa sạch.
– Bước 2: Tiếp theo, bạn cho kiệu vào nước pha phèn chua ngâm, đợi ít phút thì lấy kiệu ra cắt sạch gốc và cho lên khay hoặc rổ để phơi ngoài nắng cho khô, ráo nước, phơi tầm 2 lần nắng là được.
– Bước 3: Để kiệu giòn ngon, bạn cần rửa kiệu với giấm. Sau đó, bạn cần tiến hành ướp kiệu, bạn nên trải trước 1 lớp đường sau đó mới trải 1 lớp kiệu lên, rồi cho 1 lớp đường phủ lên trên, sau đó là 1 lớp kiệu, làm như vậy cho đến khi hết kiệu đã chuẩn bị.
– Bước 4: Pha nước ngâm: Cho 500 ml giấm nuôi + 100 gr đường + 1 muỗng cà phê muối vào nồi đun sôi, nhắc ra để nguội.
Bạn cho kiệu vào hũ thủy tinh, cho nước đường đã pha sẵn, để nguội vào ngập kiệu và đậy thật kín, không cho không khí lọt vào. Đợi khoảng tầm 2-3 ngày sau thì kiệu sẽ chua, giòn, ngọt, bạn có thể thưởng thức ngay.
Củ kiệu ngâm giấm thơm ngon, không hăng không cay, ăn giòn giòn, chua chua ngọt ngọt, kèm với chả lụa hay thịt luộc là không còn chỗ chê.
Xem thêm: Cách làm củ kiệu ngâm đường cho ngày Tết
Cách làm trứng bắc thảo đúng cách tại nhà
Trứng bắc thảo là món ăn đặc trưng của người châu Á, đặc biệt là đối với người Trung Quốc và Việt Nam. Trứng bắc thảo có màu đen đặc trưng được dùng ăn kèm với súp, cháo,… Trứng bắc thảo có mùi hương thu hút và có đặc tính tốt cho sức khỏe. Làm trứng bắc thảo như thế nào cho ngon và đúng cách? Cùng thực hiện nào:
Nguyên liệu cần có khi làm trứng bắc thảo:
– 30 quả trứng vịt
– 1/2 muỗng cà phê bột diêm sinh
– 3 muỗng cà phê bột quế
– 1 muỗng cà phê đinh hương
– 50 gr trà mạn
– 1 bó rau dền gai
– 40 lá trắc bạch diệp
– 3 muỗng cà phê phèn chua
Các bước làm trứng bắc thảo:
– Bước 1: Trứng vịt mua về rửa sạch, lau khô, sau đó đem ngâm với 1 lít nước đã hòa phèn chua trong 3 ngày mới được lấy ra. Trong 3 ngày này, là thời gian lòng trắng trứng sẽ biến đổi trong suốt như thạch rau câu đấy.
Khi lựa chọn trứng vịt, thả trứng vào nước muối, nếu trứng chìm thì là loại trứng tốt, còn trứng nổi, không chìm xuống thì không thích hợp để làm món này.
– Bước 2: Tán nhỏ đinh hương. Bồ kết đem nướng cháy thành than rồi giã hoặc xay nhuyễn như bột. Pha trà mạn với khoảng 700ml nước sôi, vắt lấy nước còn bã bỏ đi. Rau dền gai phơi khô, đốt lấy tro (nếu không có rau dền có thể thay bằng vỏ trấu). Lá trắc bạch diệp giã nhỏ rồi trộn với bột quế và bột diêm sinh. Đem tất cả những thứ trên trộn đều ta sẽ được hỗn hợp bùn chuẩn bị cho bước tiếp theo.
– Bước 3: Quét bùn phủ kín toàn bộ từng quả trứng, lăn qua lớp vỏ trấu mỏng sao cho thật đều. Xếp đầu nhọn của trứng xuống dưới, đặt trong một cái hũ hoặc bình kín, chôn xuống đất khoảng 3 đến 5 tháng. Trong thời gian 3 tháng lớp bùn bên ngoài sẽ khô lại.
Có cần luộc trứng bắc thảo trước khi ăn không?
Sau khi hoàn thành món trứng bắc thảo, có nhiều người thắc mắc có cần luộc trứng bắc thảo trước khi ăn không. Câu trả lời là trứng bắc thảo có thể ăn sống hoặc luộc đều được, nếu ăn sống sẽ mềm, dẻo và hơi dính. Nếu bạn muốn ăn trứng bắc thảo có lớp ngoài dai giòn sần sật thì nên gỡ ỏ lớp đất bên ngoài, rửa sạch và luộc chúng từ 15 đến 20 phút. Chú ý, trứng có thể bị nổ vỡ ra ở đầu trứng, nên luộc lửa vừa và đậy nắp nồi khi luộc nhé!
Cách chế biến mòn tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo ngon tại nhà
Món tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo là một món ăn kết hợp rất ngon và là một phần không thể thiếu trong ngày tết. Đây là món ăn giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian trong công đoạn chuẩn bị để bày lên mâm cỗ hoặc đãi bạn bè. Cách làm món này vô cùng đơn giản. Chỉ cần thực hiện như sau:
– Bước 1: Bạn lấy tôm khô đem rửa qua với nước. Có thể dùng nước ấm để tiết kiệm thời gian. Sau đó vớt tôm ra và để ráo nước. Lấy nước giấm đường đã ngâm củ kiệu vào ngâm tiếp với tôm khô. Khi thấy tôm mềm thì vớt ra.
– Bước 2: Lấy trứng bắc thảo bỏ vỏ trấu rồi ngâm rồi rửa sạch. Sau đó, dùng bếp gas hoặc bếp điện luộc trứng trong vòng 15 – 20 phút. Cuối cùng đem lột vỏ và chẻ múi cau. (Nếu bạn ăn sống được trứng thì có thể không cần phải luộc trứng)
– Bước 3: Bạn xếp tôm khô, củ kiệu và trứng bắc thảo ra đĩa. Hoặc bạn cũng có thể trộn lẫn tôm khô với củ kiệu rồi bày trứng xung quanh. xong ròi, bạn đã tự tay làm được món trứng bách thảo tôm khô củ kiệu ngay tại nhà ròi nhé.
Chỉ cần 3 bước đơn giản là bạn đã có được món tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo cực ngon tại nhà rồi. Hi vọng những cách hướng dẫn trên đây sẽ giúp bạn hoàn thành được món ăn đặc trưng trong ngày tết vô cùng hấp dẫn và ngon miệng. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách làm tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo cực ngon tại nhà tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.