Bạn đang xem bài viết Cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm với rau củ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chế biến món cháo sò huyết dành cho trẻ nhỏ sẽ có những yêu cầu khác biệt một chút so với người lớn. Vì hệ tiêu hóa của các bé lúc này còn chưa được hoàn thiện. Vậy đâu là cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm đúng cách và bổ dưỡng nhất? Hãy dành ra ít phút theo dõi bài viết dưới đây của Wiki Cách Làm để các mẹ có ngay đáp án cho mình nhé!
Sò huyết có tác dụng gì?
Với hàm lượng đạm, magie, kẽm, omega-3,… cao vượt trội, sò huyết thường được các mẹ chọn làm nguyên liệu chính để nấu ra các món cháo bổ dưỡng cho bé con nhà mình.
Theo Đông y, sò huyết là một phương thuốc có tính ấm, vị ngọt mặn đan xen và có thể chữa trị hiệu quả cho không ít trường hợp. Điển hình như:
– Sò huyết cải thiện sức khỏe, chữa suy nhược cơ thể hay lao phổi: Dùng 100 gr thịt sò huyết ninh nhừ cùng 100 gr lá hẹ và ăn vào 2 buổi mỗi ngày.
– Sò huyết trị kinh nguyệt ra nhiều: Dùng 100 gr thịt sò huyết nấu cùng 50 gr thịt heo, ăn trước ngày hành kinh.
– Sò huyết hỗ trợ điều trị cao huyết áp và béo phì: Dùng 100 gr thịt sò huyết nấu cùng 50 ge thảo quyết minh và ăn vào một bữa chính trong ngày.
– Sò huyết chữa ợ chua, đau dạ dày: Bạn đem vỏ sò huyết đi tán thành bột. Nấu chúng dưới dạng nước sắc và uống mỗi ngày chừng 15 – 30 gr vào trước các bữa ăn .
– Sò huyết điều trị tình trạng máu tụ dưới da, máu bầm: Vỏ sò tán nhuyễn thành bột, uống mỗi ngày 2 lần cùng nước ấm vào sáng – tối, mỗi lần chỉ cần 10 – 15 gr.
– Sò huyết chữa mất ngủ: Dùng 100 gr thịt sò huyết nấu cùng 50 gr đọt non cây chùm bao và ăn mỗi ngày 2 lần.
– Sò huyết bổ dương, cường khí: Bạn dùng sò huyết để chế biến thành các món ăn như cháo sò huyết, sò huyết xào bơ tỏi, sò huyết rang me,…
Cháo sò huyết nấu với rau gì ngon và bổ dưỡng nhất?
Để món cháo sò huyết thêm phần bắt mắt và bổ dưỡng cho các bé, các mẹ nên kết hợp chúng cùng với các loại rau. Vậy cháo sò huyết nấu với rau gì?
– Theo các chuyên gia, sò huyết có thể kết hợp cùng các loại rau như cải bó xôi, cải ngọt, cải xanh, các loại rau thơm như hành, ngỏ,…
– Không chỉ thế, sò huyết còn được nấu cùng khoai môn béo ngậy để làm thành một món ngon cực kì hấp dẫn, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn đều phát ghiền luôn đấy!
Và bây giờ, hãy cùng chúng tôi vào bếp để tiến hành nấu những món cháo sò huyết cùng các loại rau củ này nhé!
Hướng dẫn cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm
1. Cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm đơn giản nhất
Nguyên liệu
- 100 – 200 gr gạo giã nát,
- Sò huyết,
- Dầu ăn,
- Hành, ngò,
- Gia vị nêm nếm: Hạt nêm, muối ăn, đường.
Cách nấu cháo sò huyết đơn giản nhất
Bước 1:
Gạo mẹ cho ngâm nước tầm 30 phút thì vớt ra để ráo. Sau đó cho vào nồi ninh nhừ.
Bước 2:
Sò huyết rửa sạch rồi đem đi luộc, cạy miệng lấy phần thịt, xay nhuyễn ra.
Bước 3:
Nấu cháo chín rồi bỏ sò huyết đã được xay nhuyễn vào nồi và tiếp tục nấu.
Bước 4:
- Sau khi chín nêm nếm gia vị, cho thêm dầu vào trộn đều lên.
- Múc cháo ra chén nhỏ, sau đó bỏ hành, ngò vào và tranh thủ vừa đút vừa thổi cho bé ăn lúc cháo còn nóng.
2. Cách nấu cháo sò huyết với khoai môn cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
- 100 – 200 gr gạo,
- Sò huyết,
- 1 củ khoai môn,
- Tiêu, ngò,
- Dầu ăn,
- Gia vị cần dùng: Hạt nêm ngon, bột ngọt, đường, muối, nước mắm.
Cách nấu cháo sò huyết với khoai môn
Bước 1:
Đem gạo đi vo sạch rồi ninh thành cháo trắng.
Bước 2:
– Khoai gọt sạch vỏ, rửa nước rồi ngâm với nước muối để khoai không bị đen khoảng 15 phút
– Thái khoai thành hình hạt lựu.
Bước 3:
Đợi cháo chín thì bỏ khoai vào rồi tiếp tục nấu.
Bước 4:
Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng lên rồi bỏ tỏi vào phi thơm. Bỏ sò vào chảo sào chín, nêm nếm gia vị.
Bước 6:
Cho sò vào cháo đun tiếp khoảng 10 phút rồi tắt bếp, bỏ hành ngò vào và thưởng thức. Cho bé ăn khi còn nóng.
3. Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
- 100 – 200 gr gạo giã nát,
- Sò huyết,
- Tôm sú,
- Thịt bò,
- Nấm rơm,
- Rau cải non,
- Gừng,
- Dầu ăn,
- Hành, tỏi, ngò,
- Gia vị cần dùng: Hạt nêm, đường, muối, nước mắm, bột ngọt.
Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Sò huyết rửa sạch rồi đem đi luộc, cạy miệng lấy phần thịt xay nhuyễn ra.
– Tôm rửa sạch và lột vỏ ngắt đi phần đầu, rồi băm nhuyễn, thịt bò cũng vậy rửa sạch rồi băm nhuyễn. Tôm và thịt bò ướp với nước mắm khoảng 15 ph để thấm gia vị. Sau đó cho các nguyên liệu rừng, tỏi vào trộn điều
– Rau cải non làm sạch, rồi băm nhuyễn
– Gừng gọt sạch vỏ, làm sạch sau đó băm nhuyễn
– Nấm rửa sạch cắt bỏ phần đuôi, chẻ làm đôi nấm.
– Hành ngò làm sạch rồi băm nhuyễn ( Phần đầu có thể để nguyên khoảng 2cm )
Bước 2: Tiến hành nấu cháo sò huyết
– Đem gạo đi vo sạch rồi cho vào nồi nấu chín. Để cháo chín và mềm (bạn có thể ngâm gạo trước khi nấu để gạo nở ra khi nấu thì cháo mềm).
– Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng lên rồi bỏ tỏi vào phi thơm.
– Lấy phần tỏi vừa phi bỏ vào cháo nấu đến khi cháo chín nhừ thì bỏ sò huyết, tôm, nấm vào nấu chín
– Tiếp theo bỏ thịt bò và rau cải đã được bằm nhuyễn vào nấu khoảng 4 phút thì nhấc xuống. ( Lưu ý: Thịt bò không được để quá lâu nó sẽ rất dai không còn được ngon )
Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức
Múc cháo ra và bỏ hành ngò vào thì bạn đã có được một món cháo sò huyết thập cẩm ngon, nên cho bé ăn khi còn nóng.
>>> Xem thêm: Cách nấu cháo bồ câu cho bé ăn dặm dinh dưỡng
Hi vọng với các cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm mà bài viết vừa đem lại có thể giúp bạn nấu ra những món ngon giàu chất dinh dưỡng, bổ máu cho cơ thể các bé. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm với rau củ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.