Bạn đang xem bài viết Cách nhận biết ai đó đang nói dối trước mặt bạn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chắc hẳn ai trong chúng ta đều rất ghét bị người khác lừa dối, nhất là khi người đó lại là người mà bạn rất yêu quý. Làm thế nào để phát hiện ra họ có đang nói dối với mình hay không? Đây là điều khiến nhiều người luôn quan tâm. Chính vì thế, hôm nay Wiki Cách Làm sẽ chỉ cho các bạn mẹo nhận biết ai đó đang nói dối hay không nhé!
8 dấu hiệu giúp bạn phát hiện ai đó đang nói dối
1. Biểu hiện thay đổi trên gương mặt
Khi nói dối, người ta sẽ có những thay đổi ngẫu nhiên trên khuôn mặt, mà chính xác hơn là thay đổi về cảm xúc. Có thể đó là những biểu hiện rất nhỏ, diễn ra rất nhanh nhưng lại là dấu hiệu chính xác nhất để bạn nhận biết rằng họ đang nói dối.
Điển hình như một số trường hợp người ta thể hiện sự day dứt trên khuôn mặt như là hơi nhăn trán hoặc tạo nếp nhăn đầu lông mày. Đầu của họ thường cúi xuống hoặc nghiêng sang một bên nguyên nhân là do họ đang cố suy nghĩ ra một câu chuyện để đối phó với bạn. Ngoài ra các hành động như chạm vào khuôn mặt, gãi tai, gãi đầu chính là những dấu hiệu cho thấy đối tượng đang không nói thật.
2. Lấy tay che miệng, sờ vào mũi
Những người nói dối thường lấy tay che miệng hoặc sờ vào mũi như muốn che giấu cảm xúc và ngăn chặn những lời nói sắp phát ra. Có đôi khi họ còn mím chặt môi khi nói dối điều gì đó. Khi quan sát bạn sẽ thấy người nói dối thường có dấu hiệu đặt tay lên mũi, gãi mũi. Nguyên nhân cho hành động này chính là khi nói dối, nhiệt độ trên mũi và miệng sẽ tăng cao, hiện tượng này là do vỏ não thùy đảo bị biến đổi làm tăng nhiệt phần miệng và mũi khiến cho người nói dối vô tình đưa tay lên gãi.
3. Tỏ ra lúng túng, hơi thở gấp hơn so với bình thường
Một dấu hiệu khác để nhận biết ai đó đang nói dối bạn chính là hơi thở của họ bắt đầu nhanh hơn và thở gấp. Vì khi nói dối, hệ thần kinh sẽ trở nên căng thẳng khiến nồng độ adrenalin trong máu tăng cao. Chất này có tác dụng làm cho sức co bóp của tim tăng lên, khi nhịp tim được đẩy lên cao, khí quản giãn ra, lồng ngực co rút khiến cho hơi thở gấp gáp hơn.
4. Lời nói mâu thuẫn, nói lắp, nói liên tục
Đơn giản vì họ đang suy nghĩ mình cần nói dối những gì nên họ sẽ cố gắng đánh lạc hướng bạn bởi vô vàn các thông tin khác nhau. Vô tình, trong khi nói dối họ đã chứng tỏ cho chúng ta biết khá nhiều mâu thuẫn phát sinh từ lời nói của họ. Từ đó, đưa ra những nghi ngờ là điều dễ hiểu.
Dấu hiệu rõ ràng nhất chính là họ kể cho bạn nghe một câu chuyện lan man, dài dòng, không mạch lạc, nguyên nhân bởi vì họ đang cố gắng biến câu truyện của mình trở nên đáng tin hơn bằng cách “thêm mắm dặm muối”. Thường thì họ sẽ không nhận ra rằng mình đang bị lặp lại ở một cụm từ hay sự kiện nào đó. Ngoài ra, đây cũng là cách để họ trì hoãn thời gian với mục đích bịa ra thêm vài câu chuyện khác để nói với bạn.
Nhiều trường hợp còn xuất hiện nói lắp hoặc nấc cục, trường hợp nấc cụt người ta gọi đó là bệnh pinocchio – là bệnh không thể nói dối.
5. Ánh mắt
Khi nói dối họ rất sợ phải giao tiếp bằng mắt, họ sẽ tránh nhìn vào người đối diện vì sợ sẽ xảy ra sơ hở, thế nên cách mà theo họ là an toàn chính là chuyển hướng nhìn đi một nơi khác. Thế nên nếu ai đó đang nói về một vấn đề nào đó mà không nhìn vào mắt bạn chứng tỏ họ đang nói dối. Cũng có trường hợp nhiều người nói dối chuyên nghiệp lợi dụng điều này mà “bịa chuyện” để tăng độ tin cậy.
Một điểm khác để bạn nhận biết chính là những người nói dối họ thường nhắm mắt lâu hơn khi chớp mắt, cùng với việc các ngón tay của họ có xu hướng đưa lên mắt thì theo các nghiên cứu, đây là một biểu hiện “ngăn chặn” sự thật. Khi nói dối, sự căng thẳng sẽ lên cao nên người ta thường hay nháy mắt liên tục. Bạn có thể chú ý hướng mắt mà họ nhìn, thường những người thuận tay phải khi nói dối sẽ nhìn sang bên trái và ngược lại.
6. Ngôn ngữ cơ thể không tự nhiên
Dựa vào ngôn ngữ cơ thể bạn cũng có thể nhận biết ai đó đang nói dối trước mặt bạn. Trong lúc nói dối, người ta thường xuất hiện những cử chỉ một cách thiếu tự nhiên để cố che giấu bí mật đang được đề cập đến. Cụ thể như việc vừa nói vừa đứng với hai tay để sau lưng, chân bắt chéo một cách khó khăn, chân liên tục di chuyển, tay thường đặt ở những vị trí không được thoải mái, đầu tựa vào tường. Những động tác này có tác dụng giúp cơ thể giảm đi sự căng thẳng trong khi đang nói dối.
7. Đứng yên khi nói chuyện
Ngược lại với dấu hiệu trên, nếu bạn thấy một người nói chuyện với bạn mà đứng yên một chỗ không động đậy chứng tỏ họ đang nói dối. Dấu hiệu này được phát ra một cách tự nhiên từ những dây thần kinh khi mà họ đang sẵn sàng cho một cuộc đối đầu. Khi nói chuyện bình thường, người ta sẽ có xu hướng thay đổi tư thế một cách tự nhiên và thoải mái, nhưng nếu trò chuyện mà người đó có vẻ cứng đơ thì có thể bạn đang nghe một câu chuyện không có thật.
8. Dễ nổi nóng
Nhiều trường hợp khi ai đó nói dối, nếu bị phát hiện sớm hoặc muốn bạn tin hoàn toàn vào họ, có thể họ sẽ nổi nóng bất kỳ lúc nào vì theo họ khi nổi nóng bạn sẽ cảm thấy lo sợ và tin vào điều mà họ nói. Khi một người nói dối họ sẽ có thái độ phòng thủ hoặc thù địch cao, thậm chí họ có thể đả kích, buộc tội bạn nói dối hay xuất hiện những hành vi sai trái khác. Họ sẽ tránh trả lời các câu hỏi trực tiếp của bạn và tìm cách chuyển hướng khác, có thể là chuyển sang những khuyết điểm của bạn.
Trên đây là một số mẹo giúp bạn nhận biết ai đó đang nói dối trước mặt bạn. Trong một số trường hợp khi phát hiện ra người nói dối là trẻ nhỏ, bạn nên giải thích cho các em hiểu nói dối là xấu và tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục cho trẻ. Hy vọng các mẹo trên sẽ giúp bạn được phần nào khi gặp các tình huống khó xử và giải quyết công việc hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nhận biết ai đó đang nói dối trước mặt bạn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.