Bạn đang xem bài viết Cách nuôi cá đá (cá xiêm) chọi thiện chiến tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cá đá hay cá xiêm vốn là một loài cá có bản tính hung dữ cao, có thể nuôi để chọi. Loài cá này đã chiếm được cảm tình của người chơi cá từ lâu bởi chúng chọi chẳng kém gà, đem lại những niềm vui thích mới. Nếu bạn chưa biết rõ cách nuôi cá đá ra sao để chúng trở thành những tay thiện chiến thì đây là bài viết dành cho bạn!
Hướng dẫn chi tiết cách nuôi cá đá chọi thiện chiến
1. Cách chọn mua cá đá
– Ở nước ta, cá đá hiện có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có hình dáng và màu sắc sặc sỡ khác nhau.
– Những dòng cá đá mà các bạn có thể bắt gặp thường xuyên như là: cá xiêm Halfmoon, cá xiêm đuôi tưa Crowntail, Plakat,…
– Tiêu chí để bạn chọn mua một chú cá đá chất lượng đó là:
- Hãy chọn những con cá được nuôi trong bể nước sạch, không có cặn bã và môi trường sống của chúng không bị ô nhiễm bởi xác chết của các loài thủy sinh.
- Bạn nên chọn mua con cá to lớn nhất trong hồ.
- Ưu tiên cho những con cá màu xanh vì đây vốn dĩ là màu của biển cả. Màu sắc này phần nào chứng tỏ chú cá đó có thể thích nghi tốt ở môi trường sống dưới nước. Thích nghi tốt thì khả năng phát triển cũng nhanh chóng hơn những loại cá khác.
2. Chuẩn bị môi trường sống cho cá đá
– Cá đá thích hợp ở môi trường sống có độ pH khoảng 6,8-7,4.
– Chúng sống được ở nước ngọt, nước sông và nước giếng.
– Cá đá rất thích môi trường ấm, nhiệt độ dao động khoảng 24-30 độ C chính là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của loại cá này.
– Cứ 2 tuần thì bạn thay nước bể bơi, lọ, bình, hũ nuôi cá đá một lần. Nếu muốn tốt hơn, bạn hãy thay mới từ 50-100% lượng nước đang có trong bể nuôi cá mỗi ngày.
3. Trang trí bể nuôi
– Cá đá không cần bạn phải gắn thêm các thiết bị sục khí oxy thì chúng mới có thể thở được dưới nước trong bể.
– Bạn chỉ cần chuẩn bị một bể cá chứa ít nhất 15 lít nước.
– Nếu không có bể lớn, bạn có thể dùng lọ thủy tình hay các hũ, keo nhỏ hơn cũng được nhé!
– Để tăng thêm độ lung linh cho bể cá, bạn hãy cho thêm vào đó một ít sỏi đa sắc.
4. Chuẩn bị rong cho bể cá
– Cá đá rất thích rong bởi đó là nơi chúng nhả bọt và ẩn nấp. Rong cũng có tác dụng giảm căng thẳng cho cá và đồng thời là nơi nghỉ ngơi cho chúng vào ban đêm.
– Hãy chú ý thay rong thường xuyên khi chúng có dấu hiệu bị hư hại để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
– Ngoài ra, bạn cũng không nên cho các loại bèo, rong trôi nổi trên mặt nước vì chúng có thể khiến bể cá bị thiếu oxy.
5. Thả cá vào bể
– Trước khi thả cá đá mới mua vào bể, bạn hãy ngâm cả bọc cá trong bể nước khoảng 15 phút để chúng làm quen với môi trường sống mới.
– Sau đó bạn mới thả cá nhẹ nhàng vào bể nuôi mà mình đã chuẩn bị từ trước.
6. Tách cá đá ra nuôi riêng
– Khi cá đá bắt đầu lớn bổng, hãy tách chúng ra khỏi bầy để nuôi riêng, đồng thời thỉnh thoảng nhốt chúng trong những chiếc bình nhỏ để kích thích sự hung hăng của chúng.
– Có thể nuôi riêng từ 7-10 ngày.
– Bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu chỉ sau một đêm ra riêng chúng nhả rất nhiều bọt khí- đó là dấu hiệu chúng đã sẵn sàng để trở thành những chiến binh đấy.
Lưu ý quan trọng:
Cá đá khi còn nhỏ có thể nuôi nhiều con chung một chỗ. Nhưng đến khi chúng lớn lên, nhất là cá đực, chúng sẽ bộc lộc bản tính hiếu chiến, hung hăng của mình. Do đó cho các con cá đá giống đực ở chung sẽ khiến chúng cắn đấu nhau mỗi ngày. Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến thể trạng cũng như ngoại hình của từng chú cá.
7. Thức ăn cho cá đá
– Để có được những chú cá đá với thể trạng khỏe mạnh đem đi chọi, bạn phải đầu tư bồi bổ cho chúng ngay từ đầu. Hãy cho cá ăn các thức ăn sống dinh dưỡng để kích thích bản năng hung hăng của cá.
– Khi chuyển cá đá sang môi trường sống nhân tạo ở nhà mình, bạn nên tăng cường cho chúng những loại thức ăn như sau:
- Bò xay nhuyễn
- Tôm băm nhuyễn
- Tảo lục
- Các loại thức ăn dạng viên có chứa Astacin để màu sắc trên thân cá trở nên lung linh và đẹp mắt hơn rất nhiều.
Lưu ý:
- Không cho cá đá ăn quá nhiều trùn chỉ vì loại thức ăn này khiến thân cá mềm, khi chọi dễ bị thương.
- Không cho cá đá ăn quá nhiều các loại thức ăn dạng viên mà hãy tăng cường cho chúng các loại thức ăn tươi sống, thức ăn sống đem đi đông lạnh cũng được để chúng duy trì bản năng hoang dã, tự nhiên của mình.
8. Tuần suất cho cá ăn
– Khi cá đá hơn 3 ngày tuổi, bạn hãy cho chúng ăn các loại thảo trùng.
– Khi cá đá trưởng thành và lớn hẳn, bạn hãy chuyển qua bobo, trùn chỉ, thức ăn dạng viên,… để làm thức ăn cho chúng.
– Để cá không nhàm chán với chế độ ăn uống của mình, bạn hãy thay đổi luân phiên các loại thức ăn.
– Hãy đợi cá ăn hết đợt thức ăn này thì bạn mới cho đợt thức ăn mới vào.
– Nếu sau một hồi mà cá vẫn ăn không hết, bạn hãy vớt hết thức ăn thừa của chúng ra ngoài để không làm ô nhiễm môi trường nước. Đây là một trong những cách nuôi cá đảm bảo chúng tăng tưởng tốt như ý muốn.
– Cho cá đá ăn 2 lần/ ngày để chúng không quá no mà vẫn đảm bảo đầy đủ năng lượng cũng như dưỡng chất thiết yếu.
>>> Xem thêm: Cách nuôi cá bảy màu lên màu đẹp, đẻ nhiều
Trên đây là những cách nuôi cá đá rất cơ bản có thể giúp người chơi không quá khó khăn trong việc nuôi loài cá này để chọi. Bắt tay vào làm, bạn sẽ thấy việc chăm sóc cá cũng là một thú vui tao nhã nữa đấy! Chúc bạn thành công và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi cá đá (cá xiêm) chọi thiện chiến tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.