Bạn đang xem bài viết Cách nuôi chim cu gáy bổi nhanh lớn, dạn người tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chim cu gáy là một loại chim được nhiều người chơi ưa chuộng và giá của loại chim này cũng không phải là rẻ. Một chú chim cu gáy mới được bẫy bắt về thường được gọi là chim bổi, chúng thường rất rụt rè, nhút nhát. Và nếu bạn không bỏ túi những cách nuôi chim cu gáy bổi mà Wiki Cách Làm sẽ giới thiệu ngay sau đây thì chú chim của bạn rất dễ chết yểu do khó thích nghi với môi trường mới. Nào, hãy cùng theo dõi bài viết liền nhé!
Hướng dẫn cách nuôi chim cu gáy bổi
1. Cách giúp chim dạn dĩ nhanh chóng
Bước 1: Nhốt chim vào một chiếc lồng riêng biệt
– Bạn hãy cho chim vào một chiếc lồng riêng, đặt trong không gian yên tĩnh.
– Trong lồng, bạn để đầy đủ đồ ăn, thức uống để chim bồi bổ.
– Đối với những chú chim vừa mới mang về, bạn chỉ nên cho chúng ăn thóc thôi nhé!
– Bạn để chim tự sống trong lồng khoảng 1 ngày rồi tiến ra kiểm tra. Dùng tay sờ diều để biết rằng chúng đã ăn hay chưa, nếu diều con trống rỗng tức là chưa ăn. Lúc này buộc bạn phải mớm cho chúng.
– Có hai cách mớm:
- Cách thứ nhất là bạn đặt thức ăn trên tay, ngang tầm với con chim để chúng nhìn thấy và ăn.
- Cách thứ 2, nếu chúng vẫn không chịu tự động ăn, bạn hãy nhét thức ăn vào miệng để chúng có thêm năng lượng cầm cự qua những ngày tiếp theo.
– Các bạn nên theo dõi chú chim nhà mình kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chúng luôn được ăn uống đầy đủ. Nếu chúng không chủ động ăn thì bạn hãy mớm cho chúng ăn. Đến khi chim có thể tự ăn tự uống được thì bạn mới an tâm mà tiến hành bước sau đây.
Bước 2: Thực hiện các động tác giúp chim dạn người nhanh chóng
– Mỗi ngày, vào buổi sáng, bạn hãy dùng tay đưa thức ăn vào lồng, buổi chiều bạn lấy khay đựng thức ăn ra. Lặp đi lặp lại như thế trong 1-2 tháng sẽ khiến chim an tâm về bạn. Bởi vì chúng biết việc bạn đưa tay ra – vào lồng mỗi ngày như thế chính là cho là chúng ăn.
– Nếu là chim mái, bạn hãy đặt lồng của chúng gần với lồng chim bổi. Đây là cách giúp chim ít nhát hơn.
– Khi chim dạn dĩ hơn thì hãy treo lồng chim ở nơi có nhiều người qua lại.
– Riêng đối với những con chim quá nhát, hãy để chúng gần với con người trong vòng 2 tháng, đến khi hết nhát và nhảy loạn xạ thì thôi.
2. Chọn lồng
– Chim cu gáy thường thích đứng yên một chỗ, không bay nhảy quanh lồng như các loài khác nên bạn có thể yên tâm chọn lồng tre kích cỡ vừa cho chim.
– Bạn nên phủ áo lồng để chim đỡ sợ và tránh đặt lồng ở nơi lối đi nhiều người qua lại nhằm giữ yên tĩnh cho chim.
– Nếu bạn chuyển chim sang lồng bẫy: Hãy đặt cóng thức ăn và nước uống vừa đủ cho một ngày của chim vào lồng. Một tháng chỉ cần làm cho chim khoảng 15 ngày như thế hoặc ít hơn thì chúng sẽ rất nhanh dạn người.
– Nếu bạn chuyển chim sang lồng đất: Hãy đặt cóng nước uống vào lồng cùng một cục đá có mặt phẳng ngang ở giữa lồng. Tiếp theo bạn để thóc lên mặt phẳng ngang đó. Chim sẽ tự động mổ để ăn.
3. Tỉa lông đuôi cho cu gáy
Lông đuôi của chim cu gáy khá mau dài nên nếu trong quá trình chăm sóc bạn không cắt tỉa kịp thời có thể làm không gian sống của chim chật chội vì va chạm với lồng nhỏ, vừa khiến lông chim hư tổn gây mất thẩm mỹ.
Với những mẹo nhỏ trong việc chăm sóc như trên, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để có một chú chim cu gáy dạn dĩ và hót ngay trong lồng. Hãy để ý đến chim thật nhiều, đến thời tiết và chú ý đầu tư lồng thật tốt, chú chim của bạn sẽ luôn luôn khỏe mạnh.
4. Chế độ ăn uống cho chim
– Dù biết thóc là loại thức ăn chính, chiếm đến khoảng 90% của chim cu nhưng để giúp chim nhanh lớn, dạn người, bạn hãy bổ sung các loại thực phẩm như sau:
- Lạc (đậu phộng) hoặc vừng (mè) để lông chim óng mượt.
- Đậu xanh (đỗ xanh) có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm cho chim.
- Đậu tương (đỗ tương) giúp chim nhanh khỏe.
- Hạt kê kích thích chim ăn nhiều, giọng gáy trầm ấm hơn.
– Bên cạnh đó, để nuôi chim khỏe mạnh, không bị bệnh vặt, các bạn hãy cho chim ăn thêm các loại khoáng chất tự nhiên thông qua cách làm dưới đây:
Chuẩn bị:
- Hỗn hợp từ đất trong các ụ mối đùn, vỏ trứng phơi khô mang đi xay nhuyễn và sỏi nhỏ cũng được xay nhuyễn.
- Dung dịch nước muối loãng.
- Phân giun.
Cách tiến hành:
- Bạn trộn tất cả những nguyên liệu trên lại với nhau.
- Sau đó tạo thành từng khối nhỏ.
- Tiếp theo bạn mang chúng đi phơi khô.
- Phơi xong thì mang vào bảo quản ở nơi thoáng mát và lấy ra cho chim ăn dần.
5. Vệ sinh chim và lồng thường xuyên
Vệ sinh, tắm táp cho chim thường xuyên cũng là một cách nuôi chim cu gáy bổi nhanh lớn, mau dạn.
– Vào mùa hè, bạn hãy tắm cho chim mỗi ngày để chúng không bị khó chịu.
– Vào mùa đông hay những ngày có thời tiết mát lạnh, bạn chỉ cần tắm cho chim 2-3 ngày/ lần. Nếu có thể, hãy dùng máy sấy để làm khô bộ lông của chúng.
– Tăng cường vệ sinh lồng nuôi nhốt để tạo môi trường sạch sẽ, thoải mái cho chim.
6. Tập cho chim gáy
Bạn có thể tập cho chim gáy bằng cách bật video có tiếng đồng loại chúng đang gáy để chúng nghe rồi nhái theo hoặc bản thân bạn sẽ làm mẫu để chúng bắt chước theo. Nhưng thông thường cách tự bản thân người nuôi làm mẫu sẽ hiệu quả hơn. Cách làm như sau:
– Bạn hãy mô phỏng theo hình dáng con chim lúc chúng gáy, tức là ngẩng cổ lên.
– Sau đó bạn giả giọng gáy của chim để chúng mở giọng rồi bắt chước theo. Đây là cách tập cho chim gáy thuộc loại phản xạ có điều kiện. Nếu kiên trì thì bạn sẽ đạt được kết quả như ý.
Những lưu ý khi nuôi chim cu gáy bổi
– Để chim cu nhanh gáy, bạn hãy nuôi ít nhất từ 2 con trở lên. Bởi vì khi nhiều con gần nhau, chúng sẽ tranh nhau tiếng gáy, từ đó mà gáy hăng hơn và mạnh dạn hơn rất nhiều.
– Lựa chọn kích thước lồng nuôi kĩ lưỡng, phải vừa vặn vì nếu lồng nuôi quá chật hay quá rộng, chim cũng không thể mở giọng để gáy.
– Các bước nuôi chim đòi hỏi phải đúng tuần tự, không nên vội vàng mà đốt cháy giai đoạn. Làm như thế sẽ khiến chim chán nản, ủ rũ, thậm chí là bỏ ăn và không muốn gáy.
– Nuôi chim đến ngày thứ 7 thì bạn hé tấm vải phủ lồng ra đến giữa lồng để tạo điều kiện cho chim thích nghi với môi trường sống bên ngoài.
>>> Xem thêm: Chia sẻ cách nuôi chim sáo đúng kỹ thuật
Chim cu gáy bổi khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nếu người nuôi không áp dụng đúng và đủ những kỹ thuật chăm sóc thì chúng sẽ sinh ra chán nản, nặng hơn là bỏ ăn và chẳng thèm gáy. Nhưng từ hôm nay, với những cách nuôi chim cu gáy bổi như trên, tin rằng các bạn sẽ đạt được những hiệu quả như ý. Chúc bạn thành công và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi chim cu gáy bổi nhanh lớn, dạn người tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.