Bạn đang xem bài viết Cách nuôi chim đa đa hót hay và sinh sản tốt tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chim đa đa là loài chim có màu lông đốm trắng rất đặc trưng, kích cỡ trung bình, thường sống ở những ngọn đồi cao hoặc những khu rừng rậm nhiệt đới. Chim đa đa hợp với điều kiện khí hậu nước ta nên thấy ở rất nhiều nơi, đây là loài chim có giọng hót đặc trưng và thường vang xa.
Kỹ thuật cách nuôi chim đa đa
1. Phân biệt chim đa đa trống và mái
Chim đa đa nhìn bên ngoài có thể phân biệt rõ như con trống có lông xung quanh cổ và ngực có màu đen, có những hạt cườm màu trắng còn con mái ngực có màu nâu xuất hiện những vệt trắng mờ.
2. Chọn chim đa đa để nuôi
Dù là bẫy hay mua về nuôi cũng cần phải biết cách chọn chim đa đa. Người nuôi khi chọn nên lấy những con đực có thân dài, đầu nhỏ, đuôi hơi cụp xuống đất, lông cổ và ngực đen thẫm, hạt cườm có hình bầu dục, cựa dài khoảng từ 40 cm trở lên là được.
3. Lồng nuôi chim
Chuồng nuôi cần phải kín, yên tĩnh bởi đây là chim quen sống trong môi trường hoang dã nên nhút nhát. Bạn nên thiết kế chuồng kín, tạo thêm một số cây xanh trong chuồng để chúng thấy môi trường tự nhiên. Lồng cần tạo được sự sạch sẽ, thoáng mát giúp chim không còn bỡ ngỡ khi mới về nuôi tại nhà.
Để lồng nuôi dưới đất hoặc treo cao 1,5 m. Chim hay có thói quen lao lên trên nên dùng các tấm bìa, tấm xốp che chắn giúp chúng không bị thương tích, bạn nên chú ý nếu chúng lao vào nhiều mà không che chắn sẽ yếu dần và chết.
4. Thức ăn
Nếu mới bẫy về hoặc mua về chúng còn rất nhút nhát nên cho ăn ít thôi. Nuôi chim đa đa nên cho ăn thóc, ăn đậu xanh, vừng, dế, sâu….chim đa đa ăn tạp nên cũng khá là dễ nuôi. Nhưng vẫn chú ý nguồn thức ăn cần sạch và không bị ôi thiu. Khi nào chim sắp gáy bạn hãy cho chim ăn thêm đạm, bạn phải nuôi sang năm thứ 2 chim mới gáy nhiều.
5. Kỹ thuật nuôi chim đa đa
Nên thuần chim ngay từ nhỏ để chúng quen người, tiếp xúc với môi trường tự nhiên nhiều. Thuần hóa giai đoạn đầu nên kiên nhẫn và từ từ để chúng quen dần chứ không nên vội vã.
Khi chim đang trong giai đoạn nuôi nên cho phơi nắng, tiếp xúc nhiều hơn với con người để chim quen dần.
6. Phòng bệnh cho chim
Chim đa đa cũng hay mắc các bệnh như cúm, viêm phổi… Nếu thấy chim không nhanh nhẹn, có dấu hiệu mệt mỏi cần có biện pháp kịp thời xử lý bằng thuốc kháng sinh. Tiêm phòng dịch bệnh, quan sát kĩ nếu chim mắc bệnh phải cách ly để tránh lây lan sang các con khác.
Chim đa đa là loài chim có nhiều trong tự nhiên, muốn nuôi chim thành công cần phải thật kiên nhẫn và tìm hiểu kĩ tập tính, thói quen sống của loài chim này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi chim đa đa hót hay và sinh sản tốt tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.