Bạn đang xem bài viết Cách nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trắng đơn giản, hiệu quả tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chim trĩ đỏ khoang cổ trắng được đánh giá là giống vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm. Tuy nhiên để chăm sóc loài nuôi này để đạt hiệu quả một cách cao nhất thì không phải ai cũng biết đến. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về cách nuôi chim trĩ đỏ khoan cổ trắng một cách đơn giản và hiệu quả. Nếu bạn muốn đạt được một nâng suất cao nhất đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Thông tin về trĩ đỏ:
– Trĩ đỏ hay còn có tên đầy đủ là trĩ đỏ khoang cổ trắng là loại chim thuộc Họ trĩ, nằm trong sách đỏ Việt Nam. Chúng sống ở khu vực miền Bắc Việt Nam. Trĩ đỏ có đuôi dài và nhỏ, bộ lông có màu sắc đẹp, trĩ đực trưởng thành có đầu, họng và trước cổ xanh lục các phần còn lại có nâu đỏ hoặc nâu vàng và trên có các chấm đen, đặc biệt là phần ngực có màu tối hơn. Trĩ cái trưởng thành lông có vằn, màu nâu điểm các chấm đen, mắt nâu đỏ, da trần ở mặt đỏ tươi, mỏ và chân màu ngà. Đây là một loại chim được xếp vào danh sách động vật quí hiếm cần được bảo vệ của Việt Nam.
Cách nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trắng:
Để nuôi chim trĩ một cách hiệu quả, khâu quan trọng đầu tiên đó chính là khâu chọn giống, phải chọn được một giống chim trĩ tốt thì việc nuôi và chăm sóc mới đạt tỉ lệ thuận với nhau.
Lựa chọn giống chim trĩ đỏ tốt:
– Dựa vào các đặc điểm trên cơ thể để nhận dạng là giống chim trĩ trống hay mái.
– Ở cùng một lứa tuổi cơ thể ngoại hình của chim trĩ trống thường có kích thước lớn hơn chim trĩ mái. Lúc nhỏ rất khó phân biệt giống loại của nó, chủ yếu dựa vào cảm quan nghề nghiệp và một số biểu hiện nhỏ về sự khác biệt trong tập tính sinh hoạt của chim, có thể phân biệt bằng cách đo chiều dài của chân, và lỗ huyệt.
– Khi bước vào thời kì 2-3 tháng tuổi, chim trống dần dần bộ lông chuyển màu từ màu nhạt sang màu đỏ pha, lúc này chiều dai và cân nặng của chim trống khác đi rất nhiều so với chim mái. Trên cổ chim trống hình thành tuyến lông màu đồng phía dưới là màu xanh lá cây hoặc màu sáng tím, kế tiếp xuất hiện một vòng lông cổ màu trắng. Lông đuôi có màu đỏ và màu hạt dẻ pha trộn các vệt đen hay trắng nhạt.
– Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim trống. Sau thời kì thay lông từ 3-5 tháng tuổi chim mái sẽ có bộ lông ổn định màu tối có vệt đen pha lẫn màu hạt dẻ. Chim mái có chiều dài lông đuôi ngắn hơn chim mái
– Việc nuôi chim trĩ vào thời kì còn nhỏ thường gặp một số khó khăn nhất định liên quan đến chế độ dinh dưỡng, điều kiện đặc biệt là khâu vận chuyển, vì vậy người mới bắt đầu nuôi chim trĩ đỏ loại này thường hạn chế mua con giống có size nhở mà hãy chọn những con giống từ 3-5 tháng tuổi.
- Chọn chim trống có thân hình to, cao, lông dài, đuôi mượt, trường chim, dáng khỏe mạnh, hoạt bát nhanh nhẹn. Nếu trong thời kì trưởng thành chim trống luôn trong tư thế sung trận
- Chọn chim mái có bầu chim nở hậu, không dị hình dị tật, nên mua chim ở những nơi uy tính, nơi hoạt động lâu năm.
Kĩ thuật làm chuồng trại:
– Loại chim này thích hợp với nhiều vùng khí hậu, điều kiện địa hình da dạng. Việc làm chuông nuôi chim trĩ khá đơn giản, các bạn có thể tận dụng các khung chuồng cũ, nhà kho sau đó cải tạo lại miễn là đảm bảo vệ sinh an toàn, kín đáo để chim không bay mất.
– Chim non từ 1-3 tháng tuổi: nuôi, úm trong chuồng lưới mắc cáo, hoặc dải chấu, hạn chế không cho chim tiếp xúc với đất, nuôi ở nơi kín đáo và đảm bảo an toàn vệ sinh, thoáng mát.
- Chuồng nuôi chim con:
+ 0-30 Ngày tuổi: 15-40 con/m2
+ 30-60 ngày tuổi: 6-12 con/m2
+ 60-90 ngày tuổi: 2-4 con/m2
- Chuồng nuôi cho chim trưởng thành:
+ Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lí, phát hiện bệnh tật và cứu chữa kịp thời.
+ Để làm chuồng nuôi chim sinh sản thì có kích thước như sau: 3.5m x 6m x 2.8m (rộng- dài- cao), với diện tích như thế này có thể nuôi từ 20-25 cá thể để sinh sản
+ Tường vây xung quanh có thể xây hoặc dùng lưới B40 rào lại. Trên nóc nên sử dụng các loại lớp mái có cách nhiệt để giảm thiểu tối đa sự nóng bức ngạt ngột cho chim
Lưu ý:
+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại từ 2-3 lần/ tuần. Phun thuốc khử trùng định kì, thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc nhọn bên dưới mặt đất, để tránh tình trạng ăn những vật đó rồi có hại cho hệ tiêu hóa
+ Mô hình ghép cặp chỉ thích hợp với điều kiện nuôi kiểng hoặc diện tích đất nhỏ, tùy mục đích của bản thân mà bà con có thể thiết kế chuồng trại theo những điều gợi ý bên trên.
Xem thêm: Cách làm chuồng nuôi chim trĩ khoa học nhất
Thời kì đẻ trứng và kĩ thuật ấp nở:
– Chim trĩ giống bình quân nuôi đến 8 tháng tuổi là đã bắt đầu sinh sản. Thời gian đẻ trứng từ tháng 1 âm lịch đến tháng 4 âm lịch, sau đó chim trĩ ngưng đẻ 1 tháng rồi mới tiếp tục đẻ lứa thứ 2,, đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghĩ đẻ. Bình quân mỗi năm chim mái đẻ từ 68-80 trứng. Ngoài ra số trứng còn tùy thuộc vào kĩ thuật nuôi, chế độ ăn uống, cách thức quản lí vật nuôi. Nếu cho ăn nhiều lượng đạm động vật, canxi và một số tác nhân phụ thì chim có thể đẻ 2 quả/ ngày hoặc đẻ quanh năm theo ý thích của người nuôi. Tuy nhiên việc cho chim đẻ quanh năm chỉ thích hợp cho việc lấy trứng làm thương phẩm, việc nhân giống chim thì không nên áp dụng việc đẻ quanh năm vì việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chim. Tỷ lệ trứng chim nở phụ thuộc vào 2 yếu tố: chất lượng phôi trứng và kĩ thuật ấp.
– Thường có 2 cách ấp trứng
+ Dùng vật nuôi có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự
+ Dùng máy ấp: thời gian ấp khoảng từ 22-23 ngày
Cách chăm sóc chim qua từng thời kì sinh trưởng:
- Chim non từ 1-3 tháng tuổi:
– Được nuôi trong lồng lưới mắt cáo, sử dụng bóng đèn nhiệt hoặc đèn sưởi ấm, đảm bảo nhiệt độ từ 25-27 độ, không nuôi chim con tại các nơi có gió lùa vào. Che đậy an toàn cho chim khỏi sự tấn công của các vật nuôi khác, khu vực nuôi được khử trùng định kì từ 15-20 ngày/lần.
– Thức ăn: Sử dụng các loại cám viên dành cho gà con, sử dụng các máng ăn được mua hoặc tự chế miễn là an toàn vệ sinh, nên cho lượng cám và nước vừa đủ, khi chim ăn hết lấy máng ra thay nước tránh để tình trạng để máng dơ mà cho thức ăn vào để chim dùng tiếp. Các loại chim nhỏ như thế này sức đề kháng rất yếu thế nên có thể sử dụng nước cất hoặc nước đun sôi để nguội cho chim uống.
- Chim trưởng thành:
– Các chim trưởng thành được nuôi trong các lồng lớn và sử dụng thức an cho gia cầm trưởng thành kết hợp với thóc, ngoài ra có thể kết hợp với rau củ. Việc nuôi chim trưởng thành thường xảy ra việc căn mổ nhau, nên chú ý hiện tượng này, và hạn chế xảy ra một cách thấp nhất.
Phòng bệnh và trị bệnh:
– Phòng bệnh:
+ Với chim trĩ mới nở: sử dụng các loại kháng sinh đặc trị hòa với nước uống, với liệu lượng bằng 2 lần so với việc ghi trên bao bì. Khi chim đến từ 5- 7 ngày tuổi tiến hành nhỏ mắt, mũi bằng vaccin lasota, mỗi cá thể nhỏ từ -1-2 giọt và lần sau cách 15 ngày lần trước.
+ Khi chim 2 tuần tuổi cho uống vaccin Gum cho uống, khi độ tuổi từ 2-5 tháng tuổi bắt đầu chúng Newcastle và vaccin tụ huyết trùng. Sau đó định kì từ 2.5-3 tháng lần.
– Trị bệnh:
+ Các bệnh chim trĩ thường gặp đó chính là tiêu chảy, Ecoli (dùng vaccin đặc trị chữa) , Bệnh về đường hô hấp (vệ sinh chuồng nuôi bằng thuốc khử trùng), bênh đau mắt (dùng thuốc nhỏ mắt của người)
Tất cả thông tin mà chúng tôi tổng hợp bên trên thật sự rất hữu ích cho những người mún biết và bắt đầu nuôi chim trĩ. Ngoải ra, bạn có thể tham khảo thêm cách nuôi chim trĩ xanh. Chúc các bạn tìm được cách nuôi đem lại hiệu quả nhất!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trắng đơn giản, hiệu quả tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.