Bạn đang xem bài viết Cách nuôi đuông dừa nhanh lớn, đạt năng suất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đuông dừa vốn dĩ là loài côn trùng gây thiệt hại lớn cho bà con trồng dừa. Tuy nhiên đây lại là nguồn hàng khan hiếm được nhiều nhà hàng săn lùng bởi con đuông dừa khá ngon và giàu dưỡng chất. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều bà con dạn mạnh đầu tư mô hình chăn nuôi đuông dừa nhằm cải thiện kinh tế. Dưới đây là cách nuôi đuông dừa nhanh lớn, đạt năng suất cao. Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về côn đuông dừa
Đuông dừa hay còn gọi là sâu dừa là một loài côn trùng gây hại, chuyên đục khoét thân dừa. Sự xuất hiện của đuông dừa khiến cây dừa dần khô héo theo thời gian. Đổi lại côn trùng này được xem là đặc sản một vùng ở miền Tây.
Chúng được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, thông dụng nhất là món đuông dừa chấm nước mắm. Một món ăn khó tìm và đắt tiền. Con đuông dừa thực chất là ấu trùng chưa hoàn thiện của con bọ cánh cứng kiến dương. Con đuông dừa (ấu trùng kiến dương) có màu trắng sữa, đôi lúc có màu vàng nhạt.
Nhìn thoáng qua trông như một chú sâu non, thân hình mập mạp, căng tròn. Khi sờ vào cảm giác rất mềm mại và chúng di chuyển khá uyển chuyển và nhanh nhẹn. Mỗi con đuông dừa trưởng thành thành đạt chiều dài chuẩn từ 2,5 – 5cm, chiều rộng tầm 1 – 2cm.
Trong môi trường khai thác tự nhiên, con đuông dừa rất khó tìm kiếm, bởi thế giá tiền mua đuông dừa khá đắt. Sự xuất hiện của con đuông dừa khiến sự sống của cây dừa dần khô héo và chết dần theo thời gian.
Đặc tính sinh sản của đuông dừa
Đuông dừa vốn là ấu trùng của loài bọ cánh cứng kiến dương. Vào mùa mưa, kiến dương đực và cái bắt đầu tìm bạn tình để giao phối. Để kiếm được bạn tình, kiến dương đực phải đấu tranh với nhiều con khác để tranh quyền giao phối với kiến dương cái.
Sau khi giao phối thành công, kiến dương cái sẽ tìm nơi cư ngụ để để trứng. Nơi cư trú thường gặp ở kiến dương cái chính là những cành dừa tươi, nhất là những cành dừa non. Vòng đời của một con kiến dương trưởng thành cần trải qua 4 giai đoạn chính: Đẻ trứng – Ấu trùng – Nhộng – Bọ kiến dương trưởng thành.
+ Giai đoạn đẻ trứng: Sau khi đục lỗ trên những cành dừa non, kiến dương cái sẽ đẻ trứng vào đó. Mỗi lần đẻ như vậy, kiến dương cái sinh sản tầm 200 trứng. Trứng kiến dương khá nhỏ tầm 1,5 – 2 mm có màu trắng sữa.
+ Giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng của con bọ kiến dương chính là con đuông dừa. Thời gian từ trứng đến thu hoạch đuông dừa mất tầm 2 tháng, lúc này thức ăn chủ yếu của con đuông dừa chính là chất dinh dưỡng từ cây dừa. Điều này cho thấy sự xuất hiện của con đuông dừa khiến sự sống của cây dừa dần khô héo và chết dần theo thời gian.
+ Giai đoạn nhộng: Sau thời gian 2 tháng lấy chất dinh dưỡng từ cây dừa, ấu trùng kiến dương (con đuông dừa) tạo kén và hóa thành nhộng.
+ Giai đoạn bọ kiến dương: Theo thời gian nhộng dần hoàn thiện và trở thành một con kiến dương hoàn chỉnh. Lúc này tiếp tục vòng đời, kiếm bạn tình giao phối và sinh sản đẻ trứng.
Tác hại của đuông dừa
Đuông dừa vốn là loài côn trùng gây hại, phá hoại ngàn trăm hecta dừa lâu năm ở nhiều vùng miền Tây. Con đuông dừa đặc biệt có hàm rất khỏe và ăn mạnh. Chúng có thể ăn cả phần nhu mô lẫn phần sợi già của cây dừa.
Khi trứng mới nở thành ấu trùng thì chúng đục và bám vào bên trong thân dừa hoặc ngọn dừa. Những phần gọi là non nhất của cây dừa. Khi tấn công vào ngọn cây dừa, ấu trùng này cắn phá củ hũ dừa. Khi củ hũ dừa bị hư thối, những cành lá dừa xung quanh dần mất nước và khô héo dần. Phần ngọn dừa bắt đầu chuyển màu và đổ ngã xuống.
Khi phát hiện quá trễ thì cây dừa đã bị rỗng ruột bên trong, lúc này ấu trùng, con đuông dừa khá mập mạp và căng tròn. Khi cây dừa bị con đuông tấn công thường năng suất đạt rất kém, cho trái ít hoặc nhỏ trái. Dần dần thì không ra trái, cuối cùng là khô cành và chết dần.
Tác dụng của đuông dừa là gì? Ăn nhiều có tốt không?
Vốn dĩ là loài côn trùng gây hại cho cây dừa, tuy nhiên được xem là món ăn đặc sản, khá ngon và khan hiếm trong môi trường tự nhiên. Giá trị dinh dưỡng trong con đuông dừa khá cao, chứa nhiều protein có lợi cho sức khỏe.
Đặc biệt là vị béo của con đuông dừa khá thơm và béo ngậy. Với cánh mày râu, đuông dừa được xem là thần dược, bổ dương tráng thận, cải thiện chức năng sinh lý. Ngoài ra ăn đuông dừa thường xuyên còn cải thiện tình trạng đau dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột…
Vốn là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đây vẫn là loài côn trùng ẩn chứa nhiều vi khuẩn có hại (lượng nhỏ). Nếu ăn quá nhiều dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ bị ngộ độc thực phẩm nếu cơ thể không hấp thu được.
Cách nuôi đuông dừa nhanh lớn
Cách nuôi đuông dừa khá đơn giản, người nuôi cần nắm rõ các thao tác chăm sóc dưới đây sẽ cho nguồn hàng chất lượng.
1. Cách nhân giống đuông dừa
Vốn đuông dừa là ấu trùng của con kiến dương. Để tạo giống đuông dừa, bạn hãy chọn kiến dương đực và kiến dương cái khỏe mạnh.
Sau khi giao phối thì kiến dương cái bắt đầu đẻ trứng và trứng nở thành ấu trùng. Thời gian kiến dương giao phối đến nở thành ấu trùng mất tầm 1 – 1, 5 tháng. Thức ăn chủ yếu cung cấp cho trứng nở thành ấu trùng chủ yếu là dinh dưỡng cành dừa tươi.
2. Chuồng nuôi đuông dừa
Việc xây chuồng nuôi đuông dừa không cần quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần chuẩn bị những cái thau nhựa nhỏ, kích thước to nhỏ tùy thích (hãy tận dụng những chiếc thau đựng đã bỏ đi vẫn được nhé). Song đó hãy kiếm nắp đậy đồng thời khoét những lỗ nhỏ để thông gió giúp con đuông dừa dễ dàng trong việc hô hấp.
Bên cạnh đó bạn hãy cho thêm mùn cưa của thân dừa vào trong thau nuôi. Điều này giúp đuông dừa cư ngụ và sinh trưởng một cách nhanh chóng hơn. Hoặc xé nhỏ từng mãnh vụn của cành dừa để đuông dừa hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Lưu ý: những chiếc thau nuôi đuông dừa cần đặt nơi khô ráo, thoáng mát. Đặc biệt tránh kiến, chuột, gián xâm nhập vào chuồng nuôi. Không may số lượng đuông dừa ngày càng giảm hụt nhé.
3. Đuông dừa ăn gì?
Đuông dừa vốn hấp thụ chất dinh dưỡng cần từ cành dừa chủ yếu. Bởi thế bạn hãy chặt những cành dừa tươi để vào chuồng thau nuôi đuông dừa để hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết. Song đó hãy bổ sung thêm thức ăn từ cám động vật để đuông dừa nhanh lớn, thân hình tròn mập, mủm mỉm hơn.
>>> Xem thêm: Cách nuôi nhím nhanh lớn, hiệu quả kinh tế cao
Trên đây là cách nuôi đuông dừa nhanh lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao. Kỹ thuật nuôi đuông dừa khá đơn giản nhưng hiệu quả kinh tế vô cùng cao. Vốn dĩ là loài côn trùng “lợi bất cập hại”, được xem là đặc sản hấp dẫn miền Tây được nhiều nhà hàng săn đón. Hi vọng thông tin bên trên sẽ giúp bà con chăn nuôi áp dụng thành công và sớm cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi đuông dừa nhanh lớn, đạt năng suất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.