Bạn đang xem bài viết Cách nuôi sóc bay tại nhà dành cho người mới tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sóc bay là một giống vật nuôi mới gia nhập vào Việt Nam, nhưng nhờ dáng vẻ đáng yêu của loài vật này nên nhiều người đã mua ngay một em về để làm thú cưng của mình. Tuy nhiên để chăm sóc loài vật này cũng tốn rất nhiều thời gian của bạn đấy nhé.
Hướng dẫn cách nuôi sóc bay cho người mới
Trước tiên để bước vào quá trình chăm sóc một loài vật, ta phải tìm hiểu thật kĩ về những đặc điểm của giống loài mà ta đang muốn nuôi chúng
Đặc điểm của loài sóc bay:
– Sóc bay thường có chiều dài từ 16-20 cm, bao gồm cả phần đuôi, khi trưởng thành cân nặng tối đa của nó lên đến 200gram, chúng có một bộ lông cực kì mềm mượt và có một sọc đen chạy dài cơ thể và sỡ hữu màng mỏng kéo dài từ giữa cánh tay cho đến cuối chân sau cho chúng có khả năng bay xa từ 60-100m sau vài giây, và chúng thường sống ở trong rừng
– Các con sóc bay mới sinh sẽ tự động chui vào cái túi đựng nhỏ trước bụng của mẹ và bú sữa cho đến khi chúng trở nên cứng cáp hơn, chúng có một bộ não thông minh như những chú chó, đặc điểm tính tình thân thiện chúng có thể chơi với các thú cưng khác trong nhà như chó, mèo, vẹt,….
Cách chăm sóc sóc bay về các mặt như sau:
1. Nhà nuôi, chuồng sống của chúng
– Có rất nhiều lí thuyết về diện tích chuồng cho thú cưng này, và chuồng có diện tích thấp nhất đó là 20x20x36 cm. Và một lời chia sẽ của chúng tôi như sau
+ Càng lớn càng tốt
+ Chúng cần chiều cao của nhà ở hơn là chiều dài và chiều rộng của nhà nuôi
+ Vì bé thích bay lượn nên hãy thiết kế một cách thích hợp nhất cho bé.
– Vị trí đặt chuồng của bé là hãy tránh xa những tiếng ồn, và tránh xa tiếng chim hót vì những thứ ấy sẽ làm thú cưng của bạn bị stresst, hãy để chuồng của bé tránh xa ánh sáng mặt trời và cũng không phải là đặt hoàn toàn trong bống tối, nhiệt độ lí tưởng đó chính là từ 18-24 độ.
– Không nên làm chuồng và đặt các đồ vật trang trí trong chuồng của bé bằng kim loại vì trong kim loại chứa chì rất cao.
– Hãy sử dụng các nhánh cây tự nhiên để trang trí cũng như bắt cầu cho bé chạy nhảy, bay lượn qua lại.
– Hầu hết các đồ chơi của chim và mèo là thích hợp đặt vào chuồng nuôi của em này.
2. Chế độ ăn khá cầu kì
– Chế độ ăn của sóc bay khá nghiêm ngặt. Chúng nó ăn những món ăn có nguồn gốc từ thiên nhiên như hoa quả, mật hoa, các côn trùng nhỏ. Có thể chia nhóm thức ăn của chúng thành 3 nhóm như sau:
+ Nhóm thức ăn tự nhiên (khó kiếm và không khuyến khích ăn nhiều thức ăn nhóm này, vì một số loại thức ăn trong tự nhiên có chứa độc tố): Thức săn sống : nhện, bướm đêm, sâu bướm..; động vật nhỏ; nhựa cây: nhựa từ cây bạch đàn, cây khuynh diệp; chất ngọt từ cây tần bì; chất dạng bôt có trên nhụy hoa;…..
+ Nhóm cung cấp protein: các loại thịt đã qua chế biến như thịt gà, thịt heo, thịt bò; trứng đã luộc còn vỏ; sữa/yogurt: chọn loại ít béo và chứa nhiều protein; các thức ăn của mèo nhưng không thuộc dạng cứng….(chiếm từ 40-50% tỷ trọng tổng lượng thức ăn cung cấp).
+ Nhóm trái cây: bao gồm các loại trái cây như: táo, lê châu á, chuối, nho, mâm xôi,…(chiếm 25% tỷ trọng trong tổng lượng thức ăn cung cấp cho loài).
3. Các loại thức ăn không nên cho bé ăn
– Nếu bé ăn phải các thức ăn sau đây có thể ảnh hưởng đến tim mạch, thậm chí là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
+ Không cho bé ăn các hạt trái cây
+ Tỏi và các món ăn từ tỏi
+ Socola, trà, sooda, cafe
+ Trứng và các loại thịt chưa qua chế biến
+ Vỏ của trái cây
+ Các loại thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao.
4. Chế độ sinh sản
– Tuổi trưởng thành của sóc bay đực từ 4-12 tháng tuổi, còn con cái từ 8-12 tháng tuổi. Trong tự nhiên chúng thường sinh sản từ 1-2 lứa/năm , mỗi lứa sinh được 2 con tuy nhiên phải đảm bảo ở chế độ ăn thích hợp, chúng có thể sinh sản nhiều lần trong năm. Thời gian mang thai ngắn nhất là từ 15-17 ngày, sau khi sinh con non sẽ chui vào bụng dưới của mẹ để uống sữa trong vòng từ 60-70 ngày. Sau thời gian này chúng mới hoàn toàn cai sữa.
5. Làm sao để bé trở nên thân thiết với chúng ta
– Khi bạn mang bé về nhà đừng vội vàng đưa bé quá nhiều đồ chơi, bé sẽ chú ý đến bạn và quen dần với bạn.
– Bạn để đồ của bạn vào trong tổ ở của bé, việc làm này sẽ giúp cho bé dễ dàng nhận biết là bạn.
– Di chuyển một cách chậm rãi, nếu bạn đi quá nhanh hoặc chạy thì bé sẽ tưởng có thú săn mồi đang ở gần bé.
– Khi trò chuyện cùng với bé, hãy nói chuyện với giọng thật thư thái và thoải mái, nếu bạn nói quá nhanh hay nạt nộ bé sẽ trở nên rụt rè và sẽ dần không dám tiếp xúc với bạn nữa.
– Thường xuyên dùng bàn tay của bạn đặt lên chuồng ở của bé hoặc thường xuyên vuốt ve bé.
– Đặc biệt bạn không nên lén nhìn hoặc đụng vào túi trong của bé.
Trên đây đã tổng hợp một số kiến thức dành cho những người mới tập nuôi chú sóc bay, hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi sóc bay tại nhà dành cho người mới tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.